Bản tin E-news tuần từ 11/12- 16/12/2006

I. Thị trường và ngành hàng
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ có thể đạt 2,2 tỷ USD.
Sóc Trăng: thiếu lúa giống.
Giá mía, cà phê giảm.
Mỗi ngày nhập 5.000 tấn lúa từ Campuchia.
Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2006.
Được xuất khẩu gạo theo các hợp đồng đă kư.
Giá cao su sẽ tiếp tục giảm bất chấp sự can thiệp.
Giá lương thực sẽ ổn định trở lại.
Thống kê xuất khẩu hạt điều sang các thị trường 9 tháng đầu năm 2006.
Sản lượng đường thế giới niên vụ 2006/07 tiếp tục tăng.
Thế giới sẽ dư thừa nhiều đường trong vụ 2006/07.
Sốt giá lúa gạo v́ đâu?

II. Phát triển nông thôn
Bến Tre: 9.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá.
Đồng Nai: Xây dựng vùng trồng bưởi đặc sản.
Quảng Trị: Cao su tiểu điền nhiều nhưng năng suất thấp.
Tiền Giang: Phát hiện 56 con ḅ bị lở mồm long móng.
Hà Tây: 157 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn thực phẩm an toàn vệ sinh.
Bến Tre: sản xuất bưởi sạch, an toàn.
Bắc Ninh h́nh thành 4 vùng cây rau màu hàng hoá vụ đông cho thu nhập cao.
An Giang: Xuất hàng chục tấn rau màu/ngày sang Campuchia.
B́nh Phước: Gần 40% diện tích vườn điều đang bị sâu đục thân tấn công.
Tiền  Giang: Tập trung xuống giống 21.000 ha lúa vụ đông- xuân 2006 đến 2007.
Khẩn cấp dập dịch hại lúa.
Đồng Gia thu trên 3 tỷ đồng từ rau màu trái vụ.

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản
Sẽ lập trung tâm giao dịch gỗ tại ba miền.
Chế biến gỗ: Mạnh nhưng chưa vững.
Hà Giang: thương hiệu cam sành dần chiếm lĩnh thị trường.
Vĩnh Long: trái cây trên đường hội nhập.

 

I. Thị trường và ngành hàng 

Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ có thể đạt 2,2 tỷ USD. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam dự báo kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của cả nước trong năm nay có thể đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng hơn 38% so với năm trước. Trong gần 11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ đă đạt khoảng 1,9 tỷ USD. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện đă có mặt tại 120 quốc gia và vùng lănh thổ trên thế giới và đang được người tiêu dùng tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU ưa chuộng. Theo dự báo của các chuyên gia, với đà tăng trưởng cao như hiện nay, Việt Nam có nhiều khả năng vượt qua Trung Quốc trong xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Mỹ vào cuối thập kỷ này, do các nhà nhập khẩu Mỹ đánh giá rất cao tay nghề chế biến của công nhân Việt Nam. Tại thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam đang đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Thái Lan.

Theo BTM

 

Sóc Trăng: thiếu lúa giống. Hiện giá lúa giống ở một số đại lư từ 4.300-4.500 đồng/kg tăng lên trên 5.000 đồng/kg, các loại lúa nguyên chủng cũng đă vượt ngưỡng 6.000 đồng/kg nhưng vẫn không có hàng để mua. Hiện nay có rất nhiều người t́m đến Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng t́m mua lúa giống nhưng nơi đây không có hàng để bán. Một cán bộ của trung tâm cho biết những năm trước lúa giống đủ bán quanh năm, nhưng năm nay do sức mua tăng rất cao nên lúa giống đă hết từ tháng trước.

(Theo Bao Thuong mai)

 

Giá mía, cà phê giảm. Giá mía tại ĐBSCL giảm mạnh ngay thời điểm thu hoạch chính vụ. Đầu vụ giá mía mua tại ruộng lên đến 380.000 đồng/tấn th́ nay chỉ c̣n 260.000 - 270.000 đồng/tấn. Tính ra giá mía đă giảm khoảng 100.000 đồng/tấn trong một tháng qua. Với mức giá này, những nông dân vừa chuyển từ trồng cây ăn trái sang trồng mía có khả năng bị lỗ nếu giá mía giảm thêm. Giá cà phê nhân xô tại Lâm Đồng, Đắc Nông , Đắc Lắc, Gia Lai... giảm hơn 3.000 đồng/kg so với tuần trước, chỉ c̣n khoảng 20.500 đồng/kg. Nguyên nhân do giá cà phê thế giới giảm mạnh. Mặt khác thời điểm thu hoạch

rộ cà phê cũng đang đến gần.

http://www.nongthon.net/

 

Mỗi ngày nhập 5.000 tấn lúa từ Campuchia. Mặc dù giá lúa gạo ở ĐBSCL có giảm nhẹ nhưng lượng lúa Campuchia nhập về qua ngả biên giới Tây Nam vẫn không giảm. Hằng ngày có khá nhiều thương lái sang Campuchia mua lúa và bên kia biên giới các kho băi đă tập kết hàng sẵn để đưa qua VN. Nhập về chủ yếu là hai loại lúa sóc và thơm lài dùng tiêu thụ nội địa, giá tại biên giới 2.900 đồng/kg, thơm lài 3.600 đồng/kg, Khaodakmali 3.300 đồng/kg. Theo một số thương lái, mỗi ngày có khoảng 5.000 tấn lúa Campuchia nhập về VN. Hiện Campuchia đang vào kỳ thu hoạch chính vụ nên lượng lúa có khả năng tiếp tục được nhập về nhiều.

(Theo TBKTVN)

 

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2006. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 10/2006 đạt 19.300.552 USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 10 tháng đầu năm lên 215.015.760 USD, tăng 11,24% so với cùng kỳ năm trước. Phần lớn mặt hàng rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga…

www.vinanet.com.vn

 

Được xuất khẩu gạo theo các hợp đồng đă kư. Bộ Thương mại vừa có thông báo cho phép các thương nhân tiếp tục thực hiện những hợp đồng đă kư từ trước thời điểm Chính phủ quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo, để tránh những tổn thất do chi phí kho băi và bảo quản, giữ uy tín với khách hàng. Thực hiện các hợp đồng đă kư, các doanh nghiệp đă chuẩn bị đưa vào kho cảng, đang xếp lên tàu gần 116.000 tấn gạo. Với số gạo này, các thương nhân Việt Nam sẽ phải trả cước phí 50.000 USD cho 10 ngày chờ đợi.

Với quyết định dừng xuất khẩu gạo vừa qua, năm 2006, Việt Nam sẽ xuất 4,8 triệu tấn, thấp hơn so với 5,2 triệu tấn năm 2005 và cũng thấp hơn so với 5 triệu tấn dự kiến ban đầu. Tính đến tháng 10, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 1,135 tỉ USD.

(Theo TBKTVN)

 

Giá cao su sẽ tiếp tục giảm bất chấp sự can thiệp. Theo các nhà phân tích, mặc dù các nước sản xuất cao su có thể can thiệp vào thị trường để ngăn chặn giá giảm hơn nữa, xong dự báo giá cao su thiên nhiên sẽ tiếp tục giảm v́ sản lượng ở Đông Nam Á tăng lên. Chỉ trong ṿng một tháng qua, giá đă giảm khoảng 13% do sản lượng ở Đông Nam Á tăng lên và giá dầu thô giảm. Tại sở giao dịch Tokyo, cao su RSS3 kỳ hạn giao tháng 4/2007 có giá tham khảo là 190,5Yên/kg, thấp hơn 41% so với mức giá cao kỷ lục 324,50 Yên/kg hồi tháng 6.

Mặc dù các nước sản xuất đă nói nhiều đến việc Hội đồng Cao su Ba bên Quốc tế (ITRC) và Consortium Cao su Quốc tế (IRCo) sẽ can thiệp tránh giá giảm quá mạnh, xong cho đến nay hai tổ chức này vẫn chưa có hành động ǵ, và nhiều nhà phân tích bắt đầu tỏ ra nghi ngờ về khả năng họ có thể gây ảnh hưởng tới giá. Thậm chí ngay cả khi ITRC can thiệp vào thị trường th́ ảnh hưởng của nó cũng sẽ không lớn, v́ nó sẽ không thể có tác động trong một thời gian dài.

Vinanet

 

Giá lương thực sẽ ổn định trở lại. Bộ Thương mại dự báo, tháng 12, nếu t́nh h́nh dịch bệnh được ngăn chặn cùng với nguồn lương thực trên thị trường được bổ sung từ vụ mùa, khả năng giá lương thực sẽ ổn định dần.

Bộ cho biết, tháng 11, do nguồn cung thóc gạo giảm trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng cùng với t́nh h́nh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường đă xuất hiện tâm lư đầu cơ, hạn chế bán ra làm cho giá lương thực tăng tại nhiều nơi.

Trước t́nh h́nh dịch bệnh diễn biến phức tạp và giá lương thực tăng cao, để đảm bảo an ninh lương thực và ổn định giá cả, Chính phủ đă chỉ đạo các ngành chức năng, Hiệp hội lương thực và các doanh nghiệp xuất khẩu tạm ngừng xuất khẩu gạo và xử lư nghiêm các trường hợp đầu cơ, nâng giá. Nhờ đó, từ giữa tháng 11, giá thóc gạo đă chững lại và giảm từ 100 - 200 đồng/kg.

Tại các tỉnh phía Bắc, giá thóc tẻ hiện phổ biến từ 2.700 đồng - 3.200 đồng/kg; gạo tẻ từ 4.300 - 5.500 đồng/kg và tại các tỉnh phía Nam, giá lúa hè thu ở mức 3.100 đồng/kg, lúa đông xuân 3.200 đồng/kg./.

(Vinanet)

 

Thống kê xuất khẩu hạt điều sang các thị trường 9 tháng đầu năm 2006. Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2006 Việt Nam đă xuất khẩu được 91.649 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 365.839.610 USD (tăng hơn 17,4% về lượng, nhưng giảm 1,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Hạt điều Việt Nam đă xuất sang 32 thị trường chính; trong đó, xuất sang Mỹ đạt cao nhất, với 31.970 tấn, trị giá 128.442.965 USD (chiếm gần 34,88% trong tổng lượng xuất khẩu và chiếm 35,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước). Các thị trường xuất khẩu chủ lực như Trung Quốc, Hà Lan, Australia đều có tốc độ tăng trưởng cao. Ước tính, doanh thu xuất khẩu cả năm 2006 chỉ đạt 400 triệu USD (năm 2005 xuất 103.000 tấn, đạt doanh thu 486 triệu USD). Dự báo, doanh thu xuất khẩu sẽ đạt 700 triệu USD vào năm 2010.

(Vinanet)

 

Sản lượng đường thế giới niên vụ 2006/07 tiếp tục tăng. Trong báo cáo quư về triển vọng thị trường đường, ISO cũng đă điều chỉnh tăng dự báo sản lượng đường thế giới vụ 2006/07 lên mức kỷ lục 158,3 triệu tấn, tăng 3,6 triệu tấn so với dự báo trước, dẫn tới sản lượng có thể cao hơn mức tiêu thụ 5,8 triệu tấn. Đặc biệt, việc giá đường thế giới liên tục tăng vào cuối năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 đă khuyến khích cả những nước xuất khẩu lẫn nhập khẩu đường gia tăng sản xuất. Do vậy, thậm chí với việc mới đây EU tuyên bố cắt giảm sản lượng 4,7 triệu tấn đường và dự báo xuất khẩu đường thế giới đạt 47,7 triệu tấn, dư thừa đường thế giới có thể đạt 2,8 triệu tấn.

Trong khi đó, dự trữ đường thế giới vụ 2006/07 dự báo tăng 3,037 triệu tấn so với vụ 2005/06 với dự trữ cuối vụ có thể đạt 62,9 triệu tấn, tương đương 41,3% tiêu thụ toàn cầu, so với mức 40% vụ 2005/06 và là vụ thứ hai liên tiếp dự trữ tăng.

Với xu hướng sản lượng đường thế giới gia tăng và giá đường thế giới giảm, giá đường ở các nước như Mỹ, Nga và Braxin trong 3 tháng qua đồng loạt giảm và dự đoán tiếp tục xu hướng này trong những tháng cuối năm.

(Vinanet)

 

Thế giới sẽ dư thừa nhiều đường trong vụ 2006/07. Theo dự báo mới nhất của Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), thị trường đường thế giới sẽ dư thừa 5,8 triệu tấn trong vụ 2006/07, tăng mạnh so với mức 2,2 triệu tấn dự báo trong tháng 8/06. Sản lượng đường thế giới vụ 2005/06 dự báo đạt 158,3 triệu tấn, trong khi tiêu thụ sẽ khoảng 152,5 triệu tấn. Trong vụ 2006/07, dự báo sản lượng đường của Brazil sẽ tăng 700.000 tấn so với vụ 2005/06, đạt 32,9 triệu tấn, trong khi sản lượng của Ấn Độ đạt 24,5 triệu tấn và của Thái Lan đạt 6,5 triệu tấn, tăng 1,42 triệu tấn. ISO cho biết, giá đường thế giới tăng lên vào cuối năm 2005 và nửa đầu năm 2006 đă thúc đẩy các nước cả xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng này gia tăng sản lượng.

(Vinanet)

 

Sốt giá lúa gạo v́ đâu? Sốt giá lúa gạo đă lên tới mức kỷ lục từ chính vựa lúa lớn nhất của quốc gia  xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Do lúa bệnh hay c̣n nguyên nhân sâu xa nào khác?

Cùng với việc ban bố lệnh tạm ngừng xuất khẩu, Chính phủ đă phải cho nhập khẩu lúa gạo từ Campuchia, đồng thời gạo từ miền Bắc, miền Trung, từ Thái Lan cũng đă ḱn ḱn đổ về đồng bằng sông Cửu Long.

Dịch bệnh - thủ phạm chính?

Thoạt nh́n, dường như dịch vàng lùn - lùn xoắn lá - rầy nâu là thủ phạm chính, bởi nó không chỉ gây thất thu trên diện rộng trong vụ lúa vừa qua, mà c̣n đe doạ cả vụ tới. Tuy nhiên, thực chất của t́nh h́nh lại chưa hẳn như vậy.

Thứ nhất và sâu xa cho đến nay vẫn chưa khống chế được dịch chính là do tác động của cơn sốt giá gạo thế giới đối với hạt gạo của nước ta.

Trước hết, theo các số liệu thống kê của WTO, nếu như chỉ số giá gạo thế giới năm 2003 là 62 điểm (năm gốc 1995 = 100 điểm), th́ năm 2004 tăng vọt lên 77 điểm, năm 2005 lên 90 điểm, c̣n giữa năm nay đứng ở mức 94 điểm.

Diễn biến này của thị trường gạo thế giới là "cơ hội vàng" cho hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta trong gần 3 năm qua. Cụ thể, năm 2003 xuất khẩu được 3,8 triệu tấn gạo với giá b́nh quân 189 USD/tấn; 2004 xuất được hơn chừng ấy một ít nhưng giá đạt tới 230 USD/tấn, tăng 23%.

Có thể khẳng định đây là động lực chủ yếu để chúng ta đạt kỷ lục xuất khẩu 5,3 triệu tấn gạo năm 2005 với giá gần 270 USD/tấn, tăng 15% so với năm 2004; c̣n trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu đă đạt 4,6 triệu tấn, giá b́nh quân cũng tăng 2,5% và thu về đến gần 1,3 tỉ USD.

Như vậy, trong gần 3 năm qua, giá xuất khẩu lúa gạo tăng tổng cộng 45%. Nguồn lợi quá hấp dẫn đă khiến cả nông dân lẫn các chi cục bảo vệ thực vật và các cấp chính quyền địa phương bỏ ngoài tai các khuyến cáo chuyên môn về giống và nguy cơ dịch bệnh.

Lịch thời vụ, giống không được tuân thủ, đất không được nghỉ mà bị vắt cạn làm lúa liền tù t́ 3 vụ/năm, thậm chí có nơi c̣n cố sức làm 7 vụ trong 2 năm… Môi trường độc canh trong thời gian dài như thế chắc chắn sẽ gây ra dịch bệnh.

Chính v́ vậy, theo lời ông Viện phó Viện Lúa ĐBSCL, dịch đă xuất hiện ngay từ vụ hè thu vừa rồi và hiện tại vẫn chưa được khống chế.

Đáng lo ngại hơn nữa là chưa thể nói trước được điều ǵ, bởi diễn biến dịch rất phức tạp, mức độ lây lan khá nhanh.

Cơn say xuất khẩu

Thứ hai, cơn sốt giá lúa gạo chưa từng có hiện nay c̣n do chúng ta đă xuất khẩu "quá đà".

Sản lượng lúa năm 2004 tăng tương đương với gần 1,5 triệu tấn gạo so với năm 2003, nhưng gạo xuất khẩu chỉ tăng gần 1 triệu tấn. Ấy thế mà, khi sản lượng lúa năm 2005 giảm tương đương với khoảng 240 ngh́n tấn th́ lượng gạo xuất khẩu lại đạt kỷ lục trên 5 triệu tấn! Rơ ràng việc tăng này là do chúng ta đă "vét kho" để đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện rất được giá như đă nói ở trên.

Và như thế cũng có nghĩa là năm nay đâu c̣n gạo tồn kho đáng kể cho xuất khẩu nữa! Trong khi đó, tổng sản lượng lúa của miền Bắc chỉ tăng được 800 ngh́n tấn, c̣n ĐBSCL lại giảm xấp xỉ 1 triệu tấn, mà lượng gạo xuất khẩu th́ vẫn cứ tăng đến 1 triệu tấn so với cả 4 năm trước đó (2001-2004), cho nên rất có thể chúng ta đă lại một lần nữa "vét cạn kho" để xuất khẩu!

Cộng với tác nhân dịch bệnh dai dẳng trong nhiều tháng qua, hành động này tạo nên cơn sốt chưa từng có ở ngay trong ruột vựa lúa lớn nhất nước. Triển vọng giá gạo thế giới vẫn tiếp tục nóng cũng là một phần nguyên nhân gây ra đầu cơ lúa gạo ở thị trường trong nước.

Bốn năm qua, chúng ta đă hơi bị say trong "cơn choáng" xuất khẩu gạo khiến bỏ qua các yếu tố xuất khẩu bền vững. Việc quan trọng bây giờ là t́m mọi cách dập tắt dịch và nhất là thay đổi cách quản lư, điều hành sản xuất, xuất khẩu gạo của các cơ quan quản lư nhà nước trong lĩnh vực này.

(Nguồn tin: Sài G̣n tiếp thị)


 
II. Phát triển nông thôn

Bến Tre: 9.000 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá. Tỉnh Bến Tre hiện có trên 9.000 ha lúa bị rầy nâu; vàng lùn và lùn xoắn lá (RN, VL, LXL), trong đó trên 6.000 ha đang bị bệnh VL, LXL. Tỉnh đă quyết định nâng mức hỗ trợ cho diện tích lúa bị VL, LXL buộc phải tiêu hủy từ mức 780.000 đồng/ha lên mức 2 triệu đồng/ha. Ông Huỳnh Thanh Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, cho biết: Kể từ ngày 1-12-2006, nông dân các địa phương sau khi đă thực hiện tiêu hủy hết ruộng lúa bị nhiễm RN, VL, LXL chuyển sang trồng cây rau màu vụ đông xuân th́ vẫn được tỉnh giải quyết hỗ trợ tương đương với mức hỗ trợ lúa giống đối với người trồng lúa (mức 120 kg lúa/ha, tương đương với 480.000 đồng).

(Nguồn tin: NTNN)

 

Đồng Nai: Xây dựng vùng trồng bưởi đặc sản. Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai đang triển khai dự án "Phát triển vùng trồng bưởi đặc sản" giai đoạn 2006-2009". 23 nhà vườn đă được chọn để xây dựng mô h́nh, trong đó có 15 mô h́nh trồng mới, 6 mô h́nh pḥng trừ sâu bệnh, 2 mô h́nh tưới phun. Các nhà vườn tham gia mô h́nh trồng mới được giao giống bưởi, phân bón, dụng cụ làm vườn. Các nhà vườn thực hiện mô h́nh thâm canh, tưới phun, và được cán bộ kỹ thuật xuống trực tiếp kiểm tra vườn, hướng dẫn tỉa cành, tán sau khi thu hoạch vụ trước, phun thuốc pḥng sâu bệnh loét trái, pḥng ruồi đục trái trước khi xử lư cây cho vụ trái tiếp theo...

(Nguồn tin: NTNN)

 

Quảng Trị: Cao su tiểu điền nhiều nhưng năng suất thấp. Tỉnh Quảng Trị hiện có gần 12.000 ha cao su, trong đó cao su tiểu điền chiếm hơn 70% diện tích, cao su doanh nghiệp quản lư chiếm gần 30%. Qua thực tế kinh doanh cây cao su cho thấy: cao su tiểu điền nhiều, nhưng không "mạnh".

Cao su tiểu điền ở Quảng Trị phát triển mạnh từ gần 7 năm trở lại đây, tập trung ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hoá. Qua thực tế, các lô cao su tiểu điền đă và đang khai thác cho thấy năng suất đạt rất thấp, trên dưới 800 kg mủ khô/ha/năm, chỉ bằng 50% năng suất của cao su doanh nghiệp quản lư.

Các nhà chuyên môn và quản lư về cây cao su ở Quảng Trị xác định 5 nguyên nhân cơ bản tác động xấu đến quá tŕnh trồng và kinh doanh cây cao su tiểu điền gồm: cao su tiểu điền diện tích thường nhỏ, phân tán; nằm ở vùng miền núi hay vùng sâu, nơi kinh tế c̣n chưa phát triển dẫn đến khó khăn trong việc chuyển giao khoa học và công nghệ trong quá tŕnh trồng, chăm sóc và thu hoạch. Đây là một trong các yếu tố quyết định đến lợi nhuận của cây cao su. Mặt khác, nhiều hộ nông dân do chạy theo phong trào, nhưng lại thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, có hộ trồng cây giống không rơ nguồn gốc, trồng xen canh không đúng kỹ thuật, khai thác không đúng qui tŕnh nên ảnh hưởng cho cả trước mắt và lâu dài khi kinh doanh cao su tiểu điền. Ngoài ra c̣n có hiện tượng tranh mua tranh bán giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và chủ rừng cao su trên địa bàn, đă dẫn đến khai thác không đúng qui tŕnh và đầu tư trở lại không đúng mức đối với cao su tiểu điền. Do vậy, các nhà quản lư cũng như người trồng cao su ở Quảng Trị đang cần một mô h́nh quản lư thống nhất về cây cao su./.

Theo TTXVN

 

Tiền Giang: Phát hiện 56 con ḅ bị lở mồm long móng. Theo Ban chỉ đạo Pḥng chống dịch bệnh gia súc gia cầm tỉnh Tiền Giang, hiện nay, toàn tỉnh đă phát hiện 56 con ḅ bị bệnh lở mồm long móng. Số ḅ bệnh này tập trung ở các huyện Chợ Gạo (27 con), G̣ Công Đông (28 con) và G̣ Công Tây (1 con). Đặc biệt, ở xă Phú Đông (huyện G̣ Công Đông) có đến 12 con ḅ bị bệnh lở mồm long móng.

 Theo t́m hiểu ban đầu cho thấy, nguyên nhân gây bệnh là do số ḅ vận chuyển từ nơi khác đến mang mầm bệnh lây lan.

Theo ông Nguyễn Văn Khang, giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Phó Ban chỉ đạo Pḥng chống dịch bệnh gia súc gia cầm tỉnh Tiền Giang, tỉnh đă chỉ đạo ngành thú y kết hợp với các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp khống chế sự lây lan mầm bệnh, tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại và hiện tại một số ḅ đă giảm bệnh. Ông Nguyễn Văn Khang cho biết sẽ đề nghị UBND tỉnh cho tiêu huỷ các con ḅ bị bệnh này để khống chế sự lây lan mầm bệnh sang các gia súc khác.

Theo TTXVN

 

Hà Tây: 157 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chuẩn thực phẩm an toàn vệ sinh. Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và tỉnh Hà Tây đang triển khai công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với 100 trang tại chăn nuôi gà công nghiệp và 57 trại chăn nuôi lợn có qui mô lớn, sản xuất hàng hoá trên địa bàn Hà Tây theo yêu cầu vệ sinh an toàn, pḥng chống dịch bệnh nhằm đảm bảo thực phẩm đạt tiêu chuẩn sạch để cung cấp hàng hoá cho các siêu thị, khách sạn trên địa bàn và thành phố Hà Nội, phục vụ xuất khẩu.

Kết quả cho thấy tất cả chủ trang trại và người lao động đều nắm vững kỹ thuật chăn nuôi theo qui tŕnh công nghiệp; tổ chức chăn nuôi trong môi trường sạch, xây dựng chuồng trại đúng qui cách, thực hiện dọn vệ sinh phân và nước thải hàng ngày sạch sẽ; xử lư môi trường, không khí đảm bảo vô trùng. Trang trại đă sử dụng nguồn thức ăn chăn nuôi của các cơ sở chế biến công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế và sử dụng nguồn nước sạch. Đặc biệt, môi trường và người trực tiếp chăm sóc được kiểm tra, khám sức khoẻ định kỳ; thực hiện qui cách giữ ǵn vệ sinh một cách triệt để, không để mầm bệnh, vi khuẩn độc hại xâm nhập vào đàn gia súc, gia cầm.

Do thực phẩm đạt tiêu chuẩn, hiện nay, mỗi tháng các trang trại sản xuất thực phẩm sạch đă cung ứng cho thị trường nội địa trên 35 tấn thịt lợn, 60 tấn thịt gà tươi sống và xuất khẩu 20 tấn thịt lợn. Vừa Qua, Công ty Minh Hiền, có cơ sở giết mổ công nghiệp hiện đại nhất của Hà Tây đă kư được hợp đồng với bạn hàng các nước xuất khẩu 4.000 tấn thịt lợn trong năm 2007.

Theo TTXVN

 

Bến Tre: sản xuất bưởi sạch, an toàn. Nhà vườn trồng bưởi da xanh ở tỉnh đang áp dụng chương tŕnh GAP sản xuất bưởi sạch, an toàn để cung ứng cho thị trường. Ông Đặng Văn Rô, chủ thương hiệu bưởi da xanh BR 99, cho biết để có trái bưởi sạch, an toàn, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thừa đạm, phải chọn giống sạch bệnh, chỉ sử dụng phân hữu cơ, phân sinh học. Khi trái được ba tháng tuổi, được bao trái để ngăn rầy mền, nhện đỏ, rệp sáp gây hại trái mà không phải sử dụng hóa chất diệt các loại côn trùng này.

http://www.tuoitre.com.vn/

 

Bắc Ninh: h́nh thành 4 vùng cây rau màu hàng hoá vụ đông cho thu nhập cao. Vụ đông xuân 2006- 2007, tỉnh Bắc Ninh đă h́nh thành được 4 vùng cây rau màu hàng hóa tại các huyện, thành phố Bắc Ninh, Yên Phong, Quế Vơ, Lương Tài có thể cho giá trị thu nhập cao bởi đây là những địa phương nông dân vốn có kinh nghiệm thâm canh nhiều năm và luôn có thị trường tiêu thụ.

Tại vùng trồng cà chua trái vụ ở xă Trung Nghĩa, huyện Yên Phong diện tích trên 100 ha, bà con thường trồng xen cây hành tây và luôn đạt năng suất từ 1 đến 1,2tấn/sào, cho thu nhập gần 1 triệu đồng/sào (tương đương 25 triệu đồng/ha/vụ). Nhiều hộ điển h́nh về thâm canh, đạt tới 1,7triệu đồng/sào (tương đương 43 triệu đồng/ha/vụ). Vùng cà rốt được qui hoạch trồng ở các xă Đào Viên (huyện Quế Vơ), Vơ Cường (thành phố Bắc Ninh) có diện tích trên 150 ha có thể cung ứng hàng ngàn tấn cho thị trường tiêu thụ trong thời điểm trước và sau tết Nguyên đán cho giá trị cao gấp 2 lần so với trồng nhiều loại cây rau màu khác. Vùng khoai tây ở 3 xă Việt Hùng, Quế Tân, Nhân Ḥa (huyện Quế Vơ) có diện tích gần 1000 ha gieo trồng nhiều loại giống mới KT2, KT3, Duy Mác...có thể cho năng suất b́nh quân từ 22 đến 23 tấn/ha và cho thu nhập tới 25 triệu đồng/ha/vụ. Vùng trồng các loại rau cao cấp bắp cải, xúp lơ, hành tây... được mở rộng ra nhiều xă Hàm Sơn (huyện Yên Phong), Vơ Cường (thành phố Bắc Ninh ) Đồng Nguyên, Đ́nh Bảng (huyện Từ Sơn) Lâm Thao (huyện Lương Tài) với gần 300 ha, ước tính có thể cho sản lượng từ từ 5000 đến 6000 tấn, đáp ứng tốt cho nhu cầu cư dân tại nhiều vùng đô thị, khu, cụm công nghiệp, đem lại cho người sản xuất nguồn thu có giá trị cao./.

(Nguon tin: TTXVN)

 

An Giang: Xuất hàng chục tấn rau màu/ngày sang Campuchia. Hiện tại, mỗi ngày, tỉnh An Giang xuất qua Campuchia trên 70 tấn rau màu các loại (đậu đũa, khổ qua, ớt, cải, bí rợ, dưa leo, hành, hẹ…), đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, nhiều nhất là huyện An Phú 30-40 tấn, huyện Chợ Mới 15-20 tấn.

Để đảm bảo đủ nguồn hàng xuất khẩu sang Campuchia, huyện An Phú đă chuyển thêm 150 ha đất g̣ cao ở hai xă Vĩnh Trường và Khánh An sang trồng rau dưa, đạt thu nhập 30-40 triệu đồng/ha, cao gấp 6 lần trồng lúa. Hiện tại, giá trị sản xuất rau màu b́nh quân toàn huyện đạt 73 triệu đồng/ha, thậm chí nhiều hộ đạt kỷ lục trên 300 triệu đồng/ha/năm.

(Nguon tin: SGGP)

 

B́nh Phước: Gần 40% diện tích vườn điều đang bị sâu đục thân tấn công. Ông Trần Ngọc Kinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh B́nh Phước cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 40% vườn điều đang bị sâu đục thân tấn công và rải đều tại các địa phương trong tỉnh, trong đó có khoảng 10% diện tích bị nặng. Cá biệt có nhiều vườn bị sâu đục thân phá hoại từ 70 đến 80% số cây.

Theo ông Kinh, năm nay do thời tiết thuận lợi, nắng nóng và có độ ẩm cao nên sâu đục thân phát triển mạnh hơn so với mọi năm. Nếu vườn điều bị nặng có thể giảm năng suất từ 5 đến 10%.

Theo các nhà chuyên môn, sâu đục thân rất khó trị nếu không phát hiện sớm. Cách pḥng trị duy nhất là làm theo phương pháp thủ công, nếu phát hiện sớm th́ có thể tách vỏ để giết sâu non, khi sâu đă dục vào thân gỗ th́ dùng kẽm thọc vào lỗ giết sâu hoặc dùng bông tẩm các loại thuốc như Bi 5, Bassuidun, Oncol...nhét vào đường đục, sau đó dùng đất sét bịt kín bên ngoài để giết sâu. Thông thường, những cây điều già bị nhiều hơn cây non do thân cây có nhiều rănh nứt, thuận tiện cho con xén tóc đẻ trứng, nở sâu non. Bên cạnh đó, bà con nên phát dọn thông thoáng vườn điều, dùng vôi đặc quét vào gốc cây từ gốc lên 1đến 1,5 mét nhằm tránh xén tóc đẻ trứng, pḥng trừ sâu bệnh cho năm tới. Hiện nay đang là giai đoạn cây điều ra lá non và ra hoa, xuất hiện nhiều loại sâu bệnh, nhất là bệnh thán thư, bọ xít muỗi, sâu đục ngọn, bà con nên thường xuyên thăm vườn để phát hiện dịch bệnh sớm, pḥng trị kịp thời để đảm bảo năng suất vườn điều./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Tiền Giang: Tập trung xuống giống 21.000 ha lúa vụ đông- xuân 2006 đến 2007. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, đến nay các huyện, thị, thành trong tỉnh đă gieo sạ được hơn 21.000 ha lúa đông- xuân, trong đó, các địa phương có lúa xuống giống nhiều nhất là huyện Cai Lậy 14.000 ha, G̣ Công Đông 3.000 ha, Tân Phước 2.000 ha, G̣ Công Tây 1.500 ha, Cái Bè 15.000 ha...

Trong số diện tích lúa vụ đông- xuân của toàn tỉnh, hiện có 396 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, 102 ha lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL, LXL) với tỉ lệ từ 20 đến 30%. Ở huyện Cai lậy có khoảng 12 ha lúa bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nặng đă được nông dân thực hiện tiêu huỷ để chống lây lan sang diện tích bên cạnh. Để pḥng rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, các huyện vùng lũ trên địa bàn tỉnh như: Cai Lậy, Tân Phước... đă đồng loạt xuống giống vụ đông- xuân 2006 đến 2007 với hơn 13.000 ha. Hiện nay, ngành nông nghiệp Tiền Giang đă lắp đặt 11 bẩy đèn, 1 bẩy gió để theo dơi mật độ rầy nâu.

Theo kế hoạch, vụ lúa đông- xuân 2006 đến 2007, toàn tỉnh Tiền Giang sẽ gieo trồng 81.450 ha, năng suất ước đạt 58,8 tạ/ha, sản lượng sẽ đạt 478.879 tấn thóc. Để giành thắng lợi sản xuất vụ đông -xuân, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra các giải pháp như: tập trung tu sửa, phục hồi, nâng cấp các đê bao, bờ vùng vững chắc, vận động nhân dân trong vùng dự án G̣ Công vệ sinh rong cỏ, vớt lục b́nh trên các trục kênh, nhằm khai thông ḍng chảy để không xảy ra t́nh trạng ô nhiễm nguồn nước. Ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các huyện tăng cường xây dựng và củng cố mạng lưới nhân giống tại địa phương để đáp ứng nhu cầu cung cấp giống tại chỗ cho nông dân; khuyến khích nông dân đẩy mạnh áp dụng phương pháp sạ hàng, sạ thưa từ 80 đến 100 kg/ha để tiết kiệm lúa giống. Tỉnh có chính sách hỗ trợ thêm cho nông dân trong tỉnh 1 triệu đồng/ ha lúa bị bệnh VL, LXL phải tiêu hủy để họ chuyển sang trồng hoa màu./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Khẩn cấp dập dịch hại lúa. Hiện nay, ở các tỉnh phía Nam, tổng diện tích nhiễm rầy nâu là trên 100.000 ha, các tỉnh đang tích cực pḥng trừ phun xịt là 56.497 ha. Các chiến dịch ra quân đồng loạt diệt dịch đang được triển khai mạnh mẽ

Theo Ban chỉ đạo pḥng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá phía Nam, điểm nóng của  bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đang diễn ra tại: Long An, Trà Vinh, Sóc Trăng, mật số rầy rất cao và tỉ lệ lây lan bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá rất nhanh.

Ban chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đă bám sát đồng ruộng từng tỉnh cùng với ban chỉ đạo các tỉnh ra quân quyết liệt bàn giải pháp đồng bộ để có thể giúp đỡ nông dân ngăn chặn ngay những đợt rầy đầu tiên của vụ lúa đông xuân.

Hiện đoàn công tác đă đến các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long cấp thuốc trừ rầy, triển khai tập huấn hướng dẫn nông dân pḥng trừ dịch. Trong hai ngày 23 -24/11, đoàn công tác đi khảo sát t́nh h́nh dịch ở Ninh Thuận, B́nh Thuận và Khánh Hoà, cùng địa phương đề ra những biện pháp giải quyết kịp thời.

Ngày 22 - 23 /11/2006, đoàn công tác đă đi thăm và làm việc với đoàn công tác của các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, B́nh Dương và B́nh Phước, nắm sát t́nh h́nh diễn biến của rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá và đề ra những biện pháp quyết liệt cùng với địa phương hỗ trợ nông dân pḥng chống dịch bệnh hiệu quả.

Trong t́nh h́nh rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá khẩn cấp trong 22 tỉnh thành phía nam như hiện nay, Ban chỉ đạo đề nghị UBND các tỉnh trong vùng dịch cùng sở Tài chính và các bên liên quan nên bàn lại cách áp dụng nguyên tắc chỉ định thầu thuốc bảo vệ thực vật như công văn của Thủ tướng Chính phủ. Nếu vẫn cứng nhắc áp dụng nguyên tắc đấu thầu th́ e rằng lượng thuốc dập dịch sẽ không đến tay nông dân kịp thời.

Một số đề xuất của các địa phương là Nhà nước làm sao hỗ trợ thuốc dập dịch kịp thời để phát cho dân theo cơ chế nhanh nhất để có thể dập dịch. Đó là điều mong ước lớn nhất của bà con nông dân.

Mặt khác, Nhà nước cũng mong muốn bà con nông dân nên tích cực ra đồng, thường xuyên bám sát đồng ruộng hưởng ứng tất cả các chỉ đạo của Ban chỉ đạo pḥng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá ở địa phương. Diện tích nào cần tiêu huỷ nên tiêu huỷ, diện tích nào cần phun xịt nên phun xịt và ra quân đồng loạt. Nếu nông dân làm tốt các hướng dẫn này th́ chắc chắn từng bước các địa phương sẽ đẩy lùi được dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá đang đe dọa cây lúa.

(Theo agroviet)

 

Đồng Gia thu trên 3 tỷ đồng từ rau màu trái vụ. Vụ đông năm nay, xă Đồng Gia, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương có khoảng 300 mẫu dưa hấu, c̣n lại là cây củ đậu, dưa chuột, dưa gang, dưa lê, cà chua và các loại rau cao cấp khác. Xă dành một số diện tích để tăng vụ màu, bố trí lại cơ cấu lúa chủ yếu là lúa sớm, cực sớm và trà trung, không có trà muộn để tạo điều kiện cho bà con nông dân tăng cường thâm canh, mở rộng diện tích bằng tăng vụ gieo trồng và chuyển đổi các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đưa lại thu nhập, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy cũng như nhiều loại rau quả khác nếu trồng trái vụ sẽ cho thu nhập cao hơn v́ giá bán thường cao gấp rưỡi đến gấp hai các sản phẩm chính vụ nên phần lớn diện tích trồng dưa hấu, củ đậu ở Đồng Gia là trái vụ. Trong khi nhiều nơi cây củ đậu đang vào củ th́ những diện tích cây củ đậu trà trung ở Đồng Gia đang cho thu hoạch. Nhiều hộ làm giỏi cho hay: 1 sào giống củ đậu lai cho thu từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng, tăng 700-800 ngàn đồng so với vụ chính; 1 sào dưa hấu giống mới Kim Mỹ Nhân trồng vụ sớm nhờ bán được giá cao hơn chính vụ từ 1-1,5 ngàn đồng/ kg nên có thể cho thu nhập tới 3-4 triệu đồng chỉ trong ṿng 100 ngày. Ước tính năm nay toàn xă thu trên 3 tỷ đồng từ rau màu trái vụ trên tổng số 8 tỷ từ các sản phẩm cây vụ đông.

(Nguồn tin: NNVN)


 

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản

Sẽ lập trung tâm giao dịch gỗ tại ba miền. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cho biết việc thành lập 3 trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền là hoạt động ưu tiên của Hiệp hội trong thời gian tới. DN kinh doanh gỗ sẽ xem xét, đặt mua các loại gỗ nguyên liệu tại các sàn giao dịch này.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản cho biết, điểm yếu lớn nhất của các DN gỗ Việt Nam là phải phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu. Không chủ động về nguồn hàng, các DN này đều phải tuân theo sự trồi sụt của thị trường gỗ thế giới.
300 DN kinh doanh, chế biến gỗ là từng ấy DN tham gia nhập khẩu. Do vậy, số lượng các đơn hàng thường nhỏ lẻ, phụ thuộc vào thời gian giao hàng của đối tác, tốn nhiều công sức, tiền bạc để làm thủ tục hải quan. Ông Quyền nhận xét, trong 700 triệu USD bỏ ra để nhập gỗ nguyên liệu, nếu tập trung vào 2-3 đầu mối chính chúng ta có thể tiết kiệm ít nhất 100 triệu USD.
Đó là chưa kể, các DN nhỏ thường gặp rủi ro trong giao dịch mua bán v́ không thông hiểu luật lệ nước ngoài. Thậm chí, nhiều DN c̣n cạnh tranh nguồn nguyên liệu tạo điều kiện cho đối tác nâng giá, gây thiệt hại chung cho cả ngành gỗ.
Do vậy, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Hiệp hội thời gian tới là thành lập 3 trung tâm giao dịch gỗ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Theo đó, các DN gỗ xem xét, đặt mua các loại gỗ nguyên liệu tại các sàn giao dịch này thay v́ tự t́m kiếm nguồn hàng như trước. Về lâu dài, ông Quyền cho rằng việc tạo nguồn nguyên liệu trong nước được coi là chiến lược dài hạn để phát triển ngành gỗ.
Trong tháng tới, Hiệp hội sẽ tiếp tục họp bàn để chuẩn bị thành lập 3 trung tâm này.
Theo VNN

Chế biến gỗ: Mạnh nhưng chưa vững. Mặc dù năm 2006, các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến gỗ Việt Nam đă đạt kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 2 tỷ USD, nhưng trong đó có trên 1 tỷ USD chi phí cho nhập khẩu gỗ nguyên liệu, các phụ kiện, máy móc sử dụng cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, c̣n bàn thân nguồn gỗ trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu.
Để duy tŕ tốc độ tăng trưởng 20%/năm, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đang cùng các doanh nghiệp thành viên t́m kiếm hướng xây dựng nguồn nguyên liệu, đổi mới công nghệ cho ngành gỗ Việt Nam.
Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Nguyễn Tôn Quyền, việc phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ nhập khẩu chính là yếu điểm lớn nhất của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hiện nay. Do không chủ động về nguồn hàng nên các doanh nghiệp này đều phải tuân theo sự trồi sụt của thị trường gỗ thế giới.
Đ́nh Nam

Hà Giang: thương hiệu cam sành dần chiếm lĩnh thị trường. Theo ông Nguyễn Quyền, Phó chủ tịch thường trực Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Hà Giang: cam sành đang dần chiếm lĩnh thị trường bởi chất lượng của sản phẩm. Để nâng cao chất lượng cam sành, HLV đă xây dựng được quy tŕnh kỹ thuật, cách chăm sóc. Mặt khác HLV cũng đă chuyển giao công nghệ bảo quản cam bằng màng bán thấm, sử dụng công nghệ này sẽ tạo ra một lớp màng bán thấm phủ bên ngoài, nhằm kéo dài thời gian bảo quản, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng cam. HLV cũng đă chủ động t́m kiếm thị trường và mở rộng thị trường nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm cho thương hiệu cam sành Hà Giang. Hiện nay, sản phẩm cam sành đă có mặt tại 2 siêu thị lớn ở Hà Nội như: Intimex (Tràng Tiền), Metro (Từ Liêm) và chợ đầu mối Long Biên. Tại thời điểm hiện nay Cam sành Hà Giang cũng đă có mặt tại hầu hết các chợ ở phía nam. Năm 2004 sản lượng cam đạt: 255.000 tấn, doanh thu đạt trên 25 tỷ đồng. Năm 2005, sản lượng cam đạt: 265.000 tấn, doanh thu đạt trên 50 tỷ đồng. Năm 2005, giá bán buôn tại vườn tăng từ 4.000 đồng lên khoảng 10.000 đồng/kg. Vừa qua, các chủ đầu mối buôn bán hoa quả ở các chợ ở miền Nam đă ra ngoài Bắc, vào tận vườn cam ở các huyện như: Bắc Quang, Quang B́nh, Vị Xuyên để đặt hàng chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Theo dự báo năm nay, sản lượng và doanh thu c̣n tăng gấp nhiều lần so với năm ngoái./.
(Nguồn tin: TTXVN)


Vĩnh Long: trái cây trên đường hội nhập. Vĩnh Long là tỉnh có lợi thế và điều kiện tự nhiên rất thích hợp phát triển cây ăn trái (CAT) vùng nhiệt đới với nhiều loại ngon có tiếng như bưởi Năm Roi B́nh Minh, cam sành Tam B́nh, quưt, chôm chôm, nhăn, măng cụt, xoài cát… Hiện Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Long đang gấp rút thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân để nâng cao tính cạnh tranh, tạo cơ hội để trái cây Vĩnh Long vươn xa trên thị trường quốc tế.
* Lợi thế và thách thức
Mấy năm gần đây, Vĩnh Long chủ trương chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn trái nên hiện nay diện tích vườn của tỉnh là 43.152,5 ha. Năm 2006, sản lượng trái cây của Vĩnh Long ước đạt 360.000 tấn, tăng trên 60.000 tấn so với năm 2005. Vĩnh Long đă xuất khẩu được nhăn, bưởi Năm Roi sang Trung Quốc và các nước châu Âu nhưng số lượng chưa nhiều và thị trường chưa được mở rộng. Hiện Vĩnh Long đă tham gia vào Chương tŕnh sản xuất trái cây an toàn khu vực sông Tiền.
Trái cây Vĩnh Long tuy đa dạng, phong phú về chủng loại, diện tích, sản lượng tăng đều qua nhiều năm nhưng bước vào hội nhập với kinh tế quốc tế, trái cây Vĩnh Long đă và đang phải cạnh tranh gay gắt với nhiều chủng loại trái cây ngoại nhập từ Mỹ, Thái Lan… hiện đang tràn ngập thị trường trong tỉnh. Trong khi, khả năng cạnh tranh của trái cây Vĩnh Long c̣n nhiều hạn chế, cả về chất lượng, hương vị, độ đồng đều và công nghệ bảo quản sau thu hoạch, số lượng trái cây có thương hiệu mạnh có nhưng c̣n ít. Nguyên nhân chính là sản xuất trái cây ở Vĩnh Long c̣n manh mún, phân tán theo quy mô hộ gia đ́nh, một số vùng chuyên canh đă h́nh thành nhưng chất lượng thiếu đồng nhất, thiếu ổn định, chưa tổ chức sản xuất kết hợp chặt với tiêu thụ. Hiện các loại cây ăn trái của Vĩnh Long thiếu sự liên kết có hệ thống từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ và xuất khẩu. Công nghệ sau thu hoạch ở tỉnh chưa theo kịp tốc độ phát triển của khu vực. Vĩnh Long lại đang phải đối mặt với bệnh vàng lá trên cây có múi, chủ yếu là trên cây cam sành.
* Những giải pháp đột phá mạnh:
Để chủ động trong sân chơi hội nhập kinh tế quốc tế, Vĩnh Long đang phải có những giải pháp đột phá: trước hết, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền để chuyển đổi nhận thức của nông dân, doanh nghiệp, cập nhật thường xuyên các thông tin về các hàng rào kỹ thuật, thuế quan, chất lượng, vệ sinh an toàn nông sản; nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh cây ăn trái; các tác động của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, giống, bảo quản sau thu hoạch, vệ sinh an toàn nông sản… để nâng cao tŕnh độ sản xuất CAT.
Bên cạnh đó, địa phương phải có những cán bộ nắm vững các luật về thương mại của các nước, có các tổ chức, cá nhân có khả năng liên kết các doanh nghiệp, nông dân. Tỉnh cần đầu tư mạnh cho việc xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất trái cây an toàn, các biện pháp nâng cao chất lượng bảo quản, sơ chế sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu mạnh, mở rộng t́m thị trường tiêu thụ ổn định cho các nhà vườn. Trên cơ sở 6 vùng quy hoạch thích nghi, Vĩnh Long cần phải triển khai nhanh việc phát triển vùng sản xuất CAT tập trung với quy mô lớn, sản xuất an toàn gắn với phát triển hệ thống phân phối mang tính chất tập trung. Đặc biệt là phải khởi động nhanh đề án xây dựng chợ đầu mối trái cây xă Tân Hội, thị xă Vĩnh Long và chợ đầu mối nông sản thị trấn Cái Vồn, huyện B́nh Minh v́ dự án này thực hiện rất chậm, chỉ mới dừng ở giai đoạn lập dự án kêu gọi đầu tư ./.
(Nguon tin: TTXVN)



Chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Địa chỉ số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT: 844.9725153

Fax: 844.9725153
Email: agroinfo@ipsard.gov.vn  Website:www.ipsard.gov.vn