Bản tin E-news tuần từ 18/12- 23/12/2006

I. Thị trường và ngành hàng 

Giá cao su xuất khẩu sẽ sớm hồi phục trở lại.
Vụ mía đường 2006 - 2007: Lo ngại đường tụt giá.
Nga và Indonesia với việc nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Ấn Độ : Nhập khẩu hạt tiêu từ Braxin tăng mạnh.
Thị trường hạt tiêu kỳ hạn giảm giá mạnh.
Xuất khẩu thịt gà gị thế giới năm 2007 sẽ tăng 4,1%.
Giá gạo xuất khẩu tăng.
Thống kê xuất khẩu cao su Việt Nam tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2006.
Thống kê xuất khẩu chè Việt Nam sang các thị trường 10 tháng đầu năm 2006.
Thị trường cà phê thế giới tháng 11.2006.
FAO: giá đường thế giới sẽ tiếp tục giảm trong niên vụ 2006/07.
Năm 2006, xuất khẩu gạo được giá.

II. Phát triển nông thôn

Long An: Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu tăng 25,6%.
Huyện Yên Phong thực hiện nhiều giải pháp nhân rộng mô h́nh cánh đồng có thu nhập cao.
Bắc Ninh thực hiện tháng chiến dịch cải tạo đất phục vụ sản xuất vụ đông.
Đề pḥng dịch cúm gia cầm tái phát.
Chặn ngay đợt rầy nâu di trú mới.
Hà Tây khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng rau an toàn.
Hà Nam tập trung nguồn lực sản xuất vụ đông xuân năm 2006 -2007.
ĐBSCL: Tập trung xuống giống lúa đông xuân 2006-2007.
Điện Biên công bố hết dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc.
Gần 60 ha rau củ cải ở huyện Kiến Xương - Thái B́nh mắc "bệnh lạ".
Kon Tum quy hoạch ba vùng trồng cao su tập trung.
Trà Vinh: Dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá làm mất trắng khoảng 60.000 tấn thóc.
Kiên Giang: Dịch rầy nâu tiếp tục gây hại mạnh trên lúa đông xuân.

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản

Nghệ An: Nhà máy dứa nợ nông dân trên 7 tỷ đồng.
25%-30% trái cây bị thất thoát sau thu hoạch.
Ngành cao su Việt Nam: 11 tháng xuất khẩu tăng 300 triệu USD.
Trà Vinh: xuất khẩu dừa khô sang Trung Quốc và Thái Lan tăng mạnh.
Khánh Ḥa: năm 2006 đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.

IV. Chính sách
Thủ tướng yêu cầu tăng cường chống hạn cho vụ Đông Xuân. 

I. Thị trường và ngành hàng 

Giá cao su xuất khẩu sẽ sớm hồi phục trở lại. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, giá cao su có khả năng hồi phục dần trong năm tới bởi giá dầu thô đă bắt đầu tăng trở lại. Mặt khác nếu Trung Quốc- nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới- trở lại thị trường th́ mặt hàng này sẽ nhanh chóng lấy lại đà tăng giá. Dự báo giá cao su tự nhiên kỳ hạn tại Trung Quốc sẽ lập kỷ lục mới, đạt trên 30.000 NDT/tấn vào năm 2007 do nhu cầu tăng chủ yếu từ ngành sản xuất lốp xe.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm xuất khẩu cao su khó tránh khỏi t́nh trạng sụt giá do nguồn cung từ các nước sản xuất tăng vững trong khi nhu cầu vẫn thấp. Trong tháng 11 giá cao su tự nhiên đă giảm khoảng 13% do tác động của thị trường vàng và dầu thô. Theo Trung tâm thông tin Thương mại, hiện giá cao su xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tại cửa khẩu Móng Cái chỉ c̣n 13.000 NDT/tấn, giảm khoảng 1.000 NDT/tấn so với cuối tháng 11. Sản lượng cao su giao dịch mỗi ngày theo đường tiểu ngạch tại Móng Cái khoảng 100-150 tấn. Đa số các doanh nghiệp và tư thương đă ngừng kư hợp đồng giao hàng và xác định lại phương án kinh doanh.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Vụ mía đường 2006 - 2007: Lo ngại đường tụt giá. Hiện nay, 30/36 nhà máy đường trên cả nước đă bước vào vụ ép 2006 - 2007, trừ 6 nhà máy đường ở miền Trung do thời vụ trồng muộn hơn. Giá mía cây mua tại ruộng hợp lư dao động từ 380.000 đ - 420.000 đ/tấn, đáp ứng được mong muốn của người trồng mía. Tuy nhiên, đang vào lúc chính vụ nên đă xuất hiện tâm lư lo ngại đường sẽ tiếp tục xuống giá.

(Nguồn tin: LĐ)

 

Nga và Indonesia với việc nhập khẩu gạo của Việt Nam. Tại Indonesia, Chính phủ Indonesia đă quyết định nhập khẩu 210.000 tấn gạo của Việt Nam để đảm bảo duy tŕ lượng gạo dự trữ quốc gia ở mức một triệu tấn. Liên quan đến việc Nga tạm cấm nhập gạo của một số nước, trong đó có Việt Nam, Tổng Giám đốc Cơ quan liên bang Nga về giám sát vệ sinh động, thực vật (Rosselkhoznadzor) - Sergei Dankvert, cho biết những lô gạo đă được chở đi trước ngày 4.12 (là ngày cơ quan này công bố quyết định tạm cấm) sẽ được phép vận chuyển qua biên giới Nga nếu có giấy chứng nhận bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm và phải kèm theo vận đơn.

(Nguon tin: TTXVN)

 

 

Ấn Độ : Nhập khẩu hạt tiêu từ Braxin tăng mạnh. Theo thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2006, nhập khẩu hạt tiêu từ Braxin của Ấn Độ đạt 338 tấn so với chỉ 6 tấn cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do giá bán của Braxin tương đối thấp từ đầu năm nên khuyến khích ngành hạt tiêu nhập khẩu để gia tăng giá trị và tái xuất. Các đơn vị chế biến và xuất khẩu mua hạt tiêu của Braxin với giá từ 1.500 – 1.800 USD/tấn trong khi giá của các nhà sản xuất khác cao hơn nhiều. Ngành nhựa dầu Ấn Độ cũng nhập khẩu một lượng đáng kể. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu Braxin ABPE, từ tháng 1-10/2006, Braxin xuất khẩu được 31.095 tấn hạt tiêu, trị giá 58,9 triệu USD, tăng 30% về khối lượng và 77,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2005.

(Nguon tin: Blonnet)

 

Thị trường hạt tiêu kỳ hạn giảm giá mạnh. Hoạt động thanh lư của những người đầu cơ giá lên và ảnh hưởng tiêu cực từ những nhân tố khác như tuyên bố sẽ bán 300 tấn hạt tiêu của công ty thu mua bang Kerala (Marketfed) và sự thiếu vắng khách mua do không mấy tin tưởng vào chất lượng hàng hoá trên các sàn giao dịch, đă khiến giá hạt tiêu kỳ hạn giảm mạnh.

Các hợp đồng tháng 12/06, tháng 1-2/07 trên sàn NCDEX đă chạm mức sàn. Các hợp đồng kỳ hạn c̣n lại giảm mạnh. Trên thị trường thế giới, khách mua đang chờ và theo dơi những biến động của hai nguồn cung, Braxin và Ấn Độ. Lượng chào bán của những nhà sản xuất khác như Indonesia, Việt Nam không nhiều và đều phát giá cao hơn giá hạt tiêu Ấn Độ. Hạt tiêu của Indonesia chào bán ở mức 2.900 USD/tấn (giá C&F) trong khi hạt tiêu Việt Nam loại ASTA có giá 2.775 USD/tấn. Giá hạt tiêu Braxin hiện nay là 2.425 USD/tấn trong khi hạt tiêu Ấn Độ là 2.525 – 2.600 USD/tấn (C&F).

Theo các báo cáo, Việt Nam sẽ bắt đầu vụ thu hoạch sớm và hạt tiêu vụ mới của Ấn Độ cũng sẽ có mặt trên thị trường sớm nên các khách hàng nước ngoài hiện tại đang có ư chờ đến lúc đó. Mới đây, Marketfed cho biết sẽ bán 300 tấn hạt tiêu đen mà công ty này đă mua năm ngoái.

(Nguon tin: Blonnet)

 

Xuất khẩu thịt gà gị thế giới năm 2007 sẽ tăng 4,1%. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo xuất khẩu thịt gà gị của các nước xuất khẩu chính sẽ tăng 4,1 %, lên đạt 6,7 triệu tấn trong năm 2007 sau khi đă giảm mạnh trong năm 2006.

Kể từ năm 2004, xuất khẩu thịt gà gị của EU đă bắt đầu giảm và đặc biệt giảm mạnh trong năm 2006 do lệnh cấm nhập khẩu đối với thịt gà của Pháp được đưa ra khi cúm gia cầm bùng phát tại một trang trại của nước này. Tuy nhiên, xuất khẩu của EU dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2007 khi lệnh cấm này được dỡ bỏ. Trong khi đó, xuất khẩu thịt gà gị của Mỹ trong năm 2007 dự kiến tăng 2,2%, lên đạt 2,5 triệu tấn.

(Nguon tin: Vinanet)

 

Giá gạo xuất khẩu tăng. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, hai ngày gần đây, giá gạo xuất khẩu Việt Nam (FOB) đă tăng 7-10 USD/tấn so với đầu tháng 11. Hiện gạo xuất khẩu loại 5%DP giá 297 USD/tấn, loại 5% thường ở mức 295 USD/tấn, loại 25% là 280 USD/tấn. Trong khi đó giá gạo trong nước lại tăng giảm không đồng đều. Ở ĐBSCL, giá thóc hè thu phổ biến 3.000-3.100 đ/kg; giá gạo tẻ thường 4.800-5.200 đồng/kg. Tại An Giang, Kiên Giang, giá mua gạo nguyên liệu tăng 10-30 đồng/kg lên 4.100-4.150 đồng/kg (loại 1); 3.960-3.970 đồng/kg (loại 2). Giá mua gạo thành phẩm xuất khẩu 25% tấm tăng 20-30 đồng/kg, lên 4.130- 4.150 đồng/kg. Tính đến nay cả nước đă xuất khẩu tổng cộng 4,36 triệu tấn gạo, giảm 400.000 tấn so với cùng kỳ năm 2005, đạt kim ngạch khoảng1,2 tỷ USD.

(Vinanet)

 

Thống kê xuất khẩu cao su Việt Nam tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2006. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam sang các thị trường 10 tháng đầu năm đạt 1.076.487.765 USD, với số lượng 578.503 tấn. Trong 10 tháng đầu năm, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, với trị giá xuất khẩu đạt 716.083.161 USD, tiếp đến là thị trường LB Đức, với lượng xuất khẩu 23.755 tấn, với trị giá 47.730.853 USD.

www.vinanet.com.vn

 

Thống kê xuất khẩu chè Việt Nam sang các thị trường 10 tháng đầu năm 2006.Trong 10 tháng đầu năm nay, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 85.715 tấn, trị giá trên 90 triệu USD. Dự kiến cả năm nay, lượng chè xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 100.000 tấn, với doanh thu khoảng 110 triệu USD. Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 7 trên thế giới. Sản phẩm chè của Việt Nam đă có mặt tại 57 quốc gia và vùng lănh thổ, nhiều nhất là ở Pakistan, Đài Loan, Ấn Độ và Nga.

(Vinanet)

 

 

Thị trường cà phê thế giới tháng 11.2006. Giá cà phê các loại liên tục tăng, Robusta lên mức cao nhất 7 năm qua. Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2006/07 tăng. Dự báo, giá cà phê thế giới sẽ tăng trong thời gian tới do dự trữ thấp

Giá cà phê thế giới tháng qua liên tục tăng, có lúc cà phê Robusta tại thị trường Luân Đôn tăng lên đến mức cao nhất 7 năm rưỡi qua (1608 USD/tấn) chủ yếu do các quỹ hàng hoá tăng cường mua vào và dự trữ cà phê ở các nước xuất khẩu chính hiện đang ở mức thấp nhất trong lịch sử cùng với t́nh h́nh h́nh vụ mùa không khả quan ở Braxin, khiến các nhà đầu cơ tích cực mua hàng vào. Bên cạnh đó, c̣n do chính phủ Việt có kế hoạch tăng cường kiểm soát chất lượng cà phê xuất khẩu sau hàng loạt những chuyến hàng không đảm bảo tiêu chuẩn trong thời gian gầy đây.

Sản lượng cà phê thế giới vụ 2006/07 dự báo đạt 123,6 triệu bao (60kg/bao), tăng gần 10% (tương đương gần 11 triệu bao) so với vụ 2005/2006, chủ yếu do sản lượng của Braxin, Việt Nam và Pêru có khả năng tăng lên. Sản lượng cà phê của Braxin trong vụ 2006/07 dự báo đạt 44,8 triệu bao, tăng gần 25% so với niên vụ trước.     

Dự báo, giá cà phê thế giới từ nay tới cuối năm tiếp tục vững ở mức cao do nhu cầu cà phê tại một số thị trường mới nổi như Trung Quốc và một số nước châu Á khác đang tăng và dự trữ cà phê ở các nước xuất khẩu cũng liên tục giảm.

(Vinanet)

 

FAO: giá đường thế giới sẽ tiếp tục giảm trong niên vụ 2006/07. Sau khi tăng lên mức cao trong 25 năm qua là 18 Uscent/lb vào đầu năm nay do thiếu cung liên tiếp trong 3 năm, giá đường quốc tế đă có sự điều chỉnh mạnh trong những tháng gần đây khi thị trường thế giới bước vào giai đoạn dư thừa trong niên vụ 2006/07.

Theo dự đoán của Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO), sản lượng đường thế giới niên vụ 2006/07 dự đoán đạt mức cao mới 155,5 triệu tấn (quy thô), tăng 6,4 triệu tấn so với mức 149,1 triệu tấn niên vụ trước. Mức tiêu thụ đường thế giới ước đạt 152,1 triệu tấn, tăng so với mức 149,9 triệu tấn niên vụ 2005/06. Như vậy, thị trường đường thế giới niên vụ 2006/07 sẽ dư thừa hơn 3 triệu tấn.

Theo FAO, giá đường giảm sút kể từ tháng 7/06 là do lượng cung dư thừa ngày càng nhiều, giá dầu giảm và lượng tồn kho đường cũng như ethanol được bổ sung tại Braxin - nước sản xuất đường lớn nhất thế giới. Triển vọng giá trong niên vụ 2006/07 là không mấy sáng sủa bởi sản lượng kỷ lục tại các nước sản xuất lớn, nhu cầu tiêu thụ thấp hơn dự đoán và dư thừa cung toàn cầu.

(Nguon tin: Blonnet)

 

Năm 2006, xuất khẩu gạo được giá. Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), giá gạo xuất khẩu trong năm 2006 tăng mạnh, b́nh quân 259 USD/tấn, tăng 8 USD/tấn so với năm trước. Trong khi đó, ông Trương Thanh Phong - chủ tịch VFA - cho biết Bộ Thương mại và VFA sẽ có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết cho xuất khẩu một số hợp đồng đặc biệt, gồm các hợp đồng cung cấp gạo chất lượng cao với số lượng b́nh quân 200-500 tấn/tháng, các hợp đồng cung cấp loại gạo pha sắt cho Philippines, hợp đồng cung cấp 14.000 tấn gạo cho thị trường Nhật... Theo ông Phong, những hợp đồng này đă được các doanh nghiệp chuẩn bị nguồn hàng từ trước, không gây ảnh hưởng đến giá lúa gạo tại thị trường nội địa.

Theo Tuổi trẻ

 
 
II. Phát triển nông thôn

Long An: Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu tăng 25,6%. Năm 2006, ước kim ngạch xuất khẩu tỉnh Long An đạt 465 triệu USD, đạt 100% kế hoạch và tăng 25,6% so với năm 2005. Trong đó, các mặt hàng thiết yếu kim ngạch xuất khẩu đều tăng như gạo tăng 28,29%, may mặc tăng 10%, hạt điều tăng 8,11%.

Năm 2006, xuất khẩu Long An gặp nhiều khó khăn, nhất là giá cả nguyên liệu luôn biến động và tăng cao so với năm 2005, trong khi đó giá xuất khẩu không tăng. Khắc phục t́nh trạng này, tỉnh hỗ trợ vốn vay cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ dự trữ ổn định sản xuất. Các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều khắc phục khó khăn mở rộng thị trường liên kết khai thác nguyên liệu với các nước châu Phi hơn 40.000 tấn hạt điều để chế biến xuất khẩu. Ngành lương thực Long An phối hợp với ngành nông nghiệp liên kết với nông dân hợp đồng sản xuất lúa thơm xuất khẩu và thu mua nguyên liệu ngay từ vụ sản xuất để ổn định nguồn nguyên liệu và giá cả xuất khẩu./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Huyện Yên Phong thực hiện nhiều giải pháp nhân rộng mô h́nh cánh đồng có thu nhập cao. Bắt đầu từ năm 2004, pḥng kinh tế huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), nhà máy chế biến cà chua Hải Pḥng phối hợp xây dựng mô h́nh trồng thử nghiệm gần 50 ha cà chua các giống Mỹ, Trang Nông 005 tại hợp tác xă Đông Mai, xă Trung Nghĩa.

Các hộ dân tham gia sản xuất được hỗ trợ về giá giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn kĩ thuật, được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Qua thực tế, năng suất cà chua đạt từ 1,5 đến 2 tấn/ sào, cho thu nhập tới 1,2 đến 1,5 triệu đồng/ sào (tương đương hơn 50 triệu đồng ha). Năm nay, nhiều hộ gia đ́nh cũng mạnh dạn chuyển diện tích cấy lúa sang trồng cà chua, dưa lê, cải xanh, cải ngọt...đưa diện tích lên hơn 50 ha và cho thu nhập tới 180 đến 200 triệu đồng/ ha/ năm. Từ kinh nghiệm của hợp tác xă Đông Mai, năm nay huyện Yên Phong thực hiện nhiều giải pháp như hỗ trợ một phần giá giống, xây dựng, phổ biến rộng nhiều công thức luân canh phù hợp, tổ chức làm các mô h́nh tŕnh diễn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật thâm canh, phát triển mạng lưới chợ lưu thông hàng hoá, động viên các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm... Hưởng ứng chủ trương này, nông dân ở các địa phương đă ứng dụng nhiều công thức luân canh như " lúa xuân - dưa lê- lúa mùa - cà chua đông ", " lúa xuân - lúa mùa sớm - hành tây"... và đều cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm. Một số xă có lợi thế gần các trục đường giao thông, gần khu đô thị, khu công nghiệp như Dũng Liệt, Đông Thọ, Tam Đa, thi trấn Chờ... đă xây dựng các cánh đồng chuyên canh rau màu thực phẩm cà rốt, hành tây, hoa...đạt mức thu nhập b́nh quân cao trên dưới 100 triệu đồng/ ha/năm.

Đến nay, sau hơn hai năm nhân rộng mô h́nh này, huyện Yên phong đă có 28 cánh đồng có diện tích 266 ha đạt được mức thu nhập cao từ 50 triệu đồng /ha/năm trở lên và là huyện có nhiều cánh đồng đạt mức thu nhập cao nhất trong tỉnh Bắc Ninh./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Bắc Ninh thực hiện tháng chiến dịch cải tạo đất phục vụ sản xuất vụ đông.Từ giữa tháng 11 đến nay, tỉnh Bắc Ninh đă thực hiện tháng chiến dịch ra quân cải tạo đất phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ đông. Trong thời gian này các huyện, thành phố tổ chức, huy động hàng ngàn xă viên ra đồng làm thuỷ lợi, cải tạo, tu sửa hệ thống kênh mương, tạo nguồn phân bón, giải quyết nguồn nước tưới, tiêu đảm bảo các điều kiện cần thiết cho gieo trồng lúa, màu và cây công nghiệp với mục tiêu nâng cao năng suất, sản lượng nông sản hàng hoá.

Nhiều huyện Từ sơn, Yên phong, Quế Vơ, Gia B́nh, Lương Tài...ngay từ những ngày đầu chiến dịch đă thường xuyên huy động được đông đảo xă viên, nông dân ra đồng nên tiến độ công việc có khả năng vượt trước thời gian dự định. Sau hơn 20 ngày ra quân, đến nay, các địa phương trong tỉnh đă đào đắp gần 714.000 mét khối đất, nạo vét 184.800 mét khối bùn đất kênh mương chính, gần 200.000 mét kênh mương nội đồng, đào đắp trên 100.000 mét khối bờ vùng bờ thửa, nâng cao chất lượng các công tŕnh thuỷ lợi, thuỷ nông đặc biệt là những địa bàn khó khăn ở các huyện có các vùng xa như Yên Phong, Quế Vơ, Lương Tài. Đến nay, hầu hết các huyện, thành phố đă hoàn thành được từ 60 % đến 70 % ké hoạch đề ra trong tháng. Ba huyện Gia B́nh, Quế Vơ, Lương Tài do ra quân sớm, tổ chức tốt lực lượng lao động, chỉ đạo chặt chẽ nên đă hoàn thành từ 80 % đến 90 % khối lượng công việc với chất lượng tốt./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Đề pḥng dịch cúm gia cầm tái phát. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia pḥng chống dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng gia súc chiều 12/12, Cục trưởng cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Bùi Quang Anh cho biết, đến nay Việt Nam vẫn đang khống chế thành công dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, hiện đang là thời điểm nhạy cảm với dịch v́ thời tiết lạnh, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm gia tăng, trong khi ở một số nước trong khu vực t́nh h́nh dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp. Do vậy, các Bộ ngành và địa phương cần tăng cường trách nhiệm, tích cực thực hiện các biện pháp đề pḥng dịch bệnh tái phát.

Đặc biệt, các địa phương cần tăng cường giám sát t́nh h́nh chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, kịp thời bao vây, dập tắt dịch khi c̣n ở diện hẹp, không để dịch lây lan; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn, các dấu hiệu để phát hiện dịch, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với gia cầm để người dân chủ động khai báo dịch, tự bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng và tự giác tham gia chống dịch; tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường thường xuyên tại những khu vực có nguy cơ cao, chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm, chợ buôn bán gia cầm...

Ban chỉ đạo Quốc gia pḥng chống dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng gia súc cũng yêu cầu các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại, Y tế, Giao thông vận tải, Hải quan, Bộ đội biên pḥng phối hợp kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm ở các tỉnh biên giới và các thành phố lớn./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Chặn ngay đợt rầy nâu di trú mới. Theo dự báo, vào cuối tháng 12 này sẽ có một đợt rầy di trú mới, chúng sẽ mang theo mầm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL, LXL). V́ vậy phải sớm có giải pháp ngăn chặn.

Biện pháp cần thực hiện đầu tiên là phải thăm đồng thường xuyên ngay từ đầu vụ và thực hiện đúng việc bảo vệ lúa theo quan điểm pḥng trừ tổng hợp khi lúa c̣n nhỏ. Nếu lúa gieo sạ trước khi rầy nâu di trú đến, cần vận động nông dân tu sửa bờ ruộng thật tốt để có thể chủ động điều khiển được mực nước trên ruộng. Nên thường xuyên giữ mực nước ruộng cao khỏi phần gốc thân lúa. Khi có dự báo rầy di trú đến, cần bơm mực nước cao lên, có thể phủ đọt lá lúa (đặc biệt vào ban đêm) để tránh rầy truyền bệnh.

Khi không thể tránh được rầy di trú tấn công và truyền bệnh, cần áp dụng biện pháp sử dụng thuốc đảm bảo yêu cầu 4 đúng để trừ toàn bộ rầy nâu di trú cục bộ. Khi phát hiện trên ruộng có lúa bị bệnh VL, LXL phải nhổ bỏ, hủy ngay để tránh lây lan.

(Nguồn tin: NTNN)

 

Hà Tây khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng rau an toàn. Tỉnh Hà Tây có trên 3.000ha đất trồng rau chuyên canh; sản phẩm rau không những tiêu thụ trong tỉnh mà c̣n cung ứng cho thị trường Hà Nội tới 1/3 sản lượng rau tươi của các địa phương trong tỉnh sản xuất ra. Tỉnh đă chỉ đạo các huyện từng bước mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn và đă xây dựng những mô h́nh sản xuất rau an toàn. Tỉnh đă giúp đỡ 16 hợp tác xă, thuộc 7 huyện, thị xă xây dựng được 19 điểm sản xuất rau an toàn theo qui mô tập trung với tổng diện tích 610 ha; qua đó nhằm tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng nền nếp canh tác có trách nhiệm với sản phẩm hàng hoá của ḿnh khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Các hộ nông dân tham gia chương tŕnh đă thực hiện nghiêm biện pháp kỹ thuật như: sử dụng phân hữu cơ ủ kỹ, dùng nguồn nước tưới sạch, pḥng trừ dịch hại tổng hợp, chăm bón đúng qui tŕnh và đảm bảo thời gian trước thu hoạch để dư lượng các chất trong phân bón không vượt ngưỡng cho phép, pḥng tránh vi sinh vật độc hại có trong rau đồng thời nghiêm cấm sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu độc hại... Các HTX Văn Mỗ, Văn Phú (thị xă Hà Đông), Tân Minh, Hà Hồi( huyện Thường Tín), Song Phượng( huyện Đan Phượng), Phương Viên( huyện Hoài Đức) là những vùng sản xuất rau an toàn có trên địa bàn tỉnh sớm nhất, nên nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật khá thuần thục; sản phẩm được bán đến các địa chỉ quen thuộc, có tín nhiệm và đă có khách hàng ổn định. Các làng trồng rau an toàn trong tỉnh đều tổ chức được hệ thống quầy hàng, điểm bán hàng tại các thị xă Hà Đông, Sơn Tây đồng thời có chợ bán buôn tại chỗ và lực lượng dịch vụ tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Hàng ngày, rau an toàn của các địa phương được đưa đến các bệnh viện, đơn vị quân đội, nhà trẻ, mẫu giáo, nhà hàng, khách sạn... để cung cấp cho người tiêu dùng./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Hà Nam tập trung nguồn lực sản xuất vụ đông xuân năm 2006 -2007. Tỉnh Hà Nam đang chỉ đạo các ngành chức năng tập trung các nguồn lực giúp nông dân chủ động trong sản xuất vụ đông xuân, trong đó tập trung kiểm tra chặt chẽ các loại giống cây, con nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Vụ đông xuân 2006 -2007, Hà Nam dự kiến sẽ gieo trồng khoảng 40.700 ha, trong đó diện tích cây lúa là hơn 34.500 ha, cây ngô gần 2.500 ha, dưa chuột xuất khẩu và các loại rau đậu là 2.000 ha... Ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với chính quyền cơ sở đôn đốc bà con cày ải, tu sửa nâng cấp hệ thống thuỷ lợi phục vụ công tác tưới tiêu, đầu tư dự trữ đủ phân bón, nhất là lúa giống phải nhập từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, tỉnh củng cố và khắc phục những yếu kém trong kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo các loại cây trồng phát triển. Trong cơ cấu giống và mùa vụ, tỉnh định hướng duy tŕ vụ lúa trà xuân muộn với tỷ lệ 97% trên tổng diện tích cánh tác; Bố trí 60 đến 65% giống lúa lai 2 ḍng và 3 ḍng như Nhị ưu 838, Nông ưu 28, VL20, lúa chất lượng chiếm 20% tổng diện tích canh tác...

Tỉnh cũng coi trọng các loại cây trồng có tỷ lệ thân xanh cao nhằm tận dụng làm thức ăn cho đàn đại gia súc, khắc phục t́nh trạng thiếu thức ăn cho vật nuôi khi mùa đông lạnh giá kéo dài./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

ĐBSCL: Tập trung xuống giống lúa đông xuân 2006-2007. Ban Chỉ đạo pḥng chống rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL, LXL) phía Nam đề nghị các tỉnh tập trung cao độ vào việc phun trừ dập dịch rầy nâu trên lúa mùa đ̣ng trổ và lúa đông xuân trên 30 ngày tuổi, lúa mới xuống giống; tiêu hủy ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng, không để dây dưa kéo dài; và thời điểm xuống giống lúa đông xuân tập trung đợt cuối cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ 25/12/2006 đến 7/1/2007.

Đối với lúa đông xuân đă gieo sạ trong đợt cuối tháng 11 đầu tháng 12/2006, ban chỉ đạo khuyến cáo nông dân bơm nước vào ruộng ngập quá thân lúa để che chắn rầy, không cho rầy chích hút vào thân lúa, ở vùng không bơm nước được phải phun thuốc trừ rầy di trú. Diện tích lúa đông xuân 2006-2007 khu vực phía Nam đang bị nhiễm rầy nâu là 126.495 ha/705.000 ha sạ cấy, tăng hơn 83.000 ha so tuần trước, mật độ rầy phổ biến từ 50 con đến 1.000 con/m2, rải rác một số nơi trên 2.000 m2; diện tích được pḥng trị rầy nâu gần 60.400 ha. Diện tích lúa đông xuân 2006-2007 bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL,LXL) hiện trên đồng ruộng hơn 12.442 ha, tăng 3.893 ha so tuần trước, trong đó diện tích đă tiêu hủy 910 ha; và trên lúa thu đông – mùa là 42.893 ha, giảm hơn 9.000 ha so tuần trước./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Điện Biên công bố hết dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc. Tỉnh Điện Biên vừa công bố hết dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời chấm dứt hoạt động của hai chốt kiểm dịch động vật đặt tại Quốc lộ 6 chạy qua huyện Tuần giáo và Quốc lộ 12 qua thị xă Mường Lay, tạo điều kiện cho sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm có nguồn gốc rơ ràng lưu thông trong dịp cuối năm 2006.

Bên cạnh đó, tỉnh c̣n yêu cầu 16 xă có dịch thuộc các huyện Điện Biên, Mường Chà, thành phố Điện Biên Phủ không được phép giết mổ và vận chuyển số gia súc gồm 1.640 con đă chữa khỏi bệnh lở mồm long móng ra khỏi địa bàn trong ṿng 3 năm kể từ ngày công bố hết dịch.

Năm 2006, mặc dù phải tiêu huỷ trên 300 con trâu, ḅ, lợn bị nhiễm bệnh, song hầu hết các huyện, thị trong tỉnh đă làm khá tốt công tác tiêm pḥng, khống chế không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, nên tỉnh vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng đàn gia súc. Trong đó đàn trâu, ḅ tăng từ 1,58% đến 8,23% so với cùng kỳ năm trước, đàn lợn tăng 4,8%... Hiện nay, tuy dịch lở mồm long mong đă ổn định, song do thời tiết diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ tái phát dịch, v́ vậy tỉnh vẫn đang tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh pḥng chống dịch bệnh, chú trọng phát triển chăn nuôi trâu, ḅ, đảm bảo sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, phấn đấu tổng đàn gia súc tăng 5% trong năm tới./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Gần 60 ha rau củ cải ở huyện Kiến Xương - Thái B́nh mắc "bệnh lạ". Gần 60 ha rau củ cải vụ đông các xă: Vũ An, Vũ Lễ, Vũ Lạc, B́nh Nguyên, Quang Trung... (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái B́nh) đă bị chết hoặc bạc lá do mắc "bệnh lạ". Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh chưa xác định được là bệnh ǵ. Ông Phạm Văn Nhạc - Phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thái B́nh cho biết: Đây là năm đầu tiên rau củ cải bị bệnh này và thiệt hại đến nay ước tính khoảng 1 tỷ đồng.

Theo bà con nông dân cho biết, rau củ cải sau khi trồng được khoảng 20 ngày th́ xuất hiện hiện tượng đen củ, sau đó thối dần, lá th́ bị sâu ăn bạc trắng... Nhiều gia đ́nh đă phun 3 đến 5 lần thuốc mà vẫn không khỏi. Ông Phan Thanh Châu - Phó chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp xă Vũ Lễ thắc mắc: xă có hơn 10 ha rau củ cải bị bệnh... Tuy nhiên, một điều lạ là cùng loại rau củ cải, nhưng chỉ có giống rau của Trung Quốc và Thái Lan bị bệnh, c̣n giống rau củ cải địa phương vẫn phát triển b́nh thường...

Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái B́nh đă cử cán bộ xuống địa phương lấy mẫu để xét nghiệm t́m ra căn bệnh có biện pháp xử lư kịp thời./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Kon Tum quy hoạch ba vùng trồng cao su tập trung. Tỉnh Kon Tum đă quy hoạch 3 vùng trồng cao su trọng điểm tại các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy và huyện Đắk Hà. Theo đó từ nay đến nay 2010 những vùng trồng cao su tập trung này sẽ trồng mới trên 10.000 ha, nâng tổng diện tích cao su trong toàn tỉnh đạt 30.000 ha vào năm 2010.

Để phát triển diện tích cao su nói trên, tỉnh Kon Tum sẽ đưa khoảng 5.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất kém hiệu quả của các lâm trường và mở các tuyến đường giao thông miền núi để khai thác khoảng 10.000 ha đất rừng nghèo chưa được sử dụng sang trồng cao su. Đồng thời khuyến khích hộ gia đ́nh đồng bào chuyển diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cao su tiểu điền. Tỉnh Kon Tum yêu cầu các địa phương, các tổ chức kinh tế đầu tư phát triển vùng cao su tại địa phương tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp hiện hữu và có hiệu quả của nhân dân.

Ngoài việc quy hoạch vùng trồng cao su trọng điểm, tỉnh Kon Tum và Tổng Công ty cao su Việt Nam đang xúc tiến việc liên doanh trồng cao su giữa hộ gia đ́nh đồng bào dân tộc với Tổng Công ty cao su. Theo đó Công ty sẽ đầu tư vốn, hỗ trợ bộ cây giống mới có năng suất, chất lượng cao, hỗ trợ vật tư, kỹ thuật và hộ gia đ́nh đồng bào góp đất và được nhận vào làm công nhân tại các nông trường, các công ty cao su. Tỉnh cũng đang xúc tiến việc huy động nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh để xây dựng thêm các nhà máy chế biến cao su, ưu đăi cho nhân dân vay vốn trồng cao su và cơ chế tiêu thụ sản phẩm.

Toàn tỉnh hiện có gần 10.000 ha cao su kinh doanh. Năm 2006, sản lượng mủ cao su toàn tỉnh khai thác được khoảng trên 9.000 tấn, năng suất b́nh quân đạt gần 9,8 tạ/ha./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Trà Vinh: Dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá làm mất trắng khoảng 60.000 tấn thóc. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh ước tính, trong vụ lúa mùa và thu đông năm nay do ảnh hưởng dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VLLXL) gây hại đă làm mất trắng khoảng 60.000 tấn thóc, trị giá khoảng 140 tỷ đồng. Ngoài ra, Tỉnh c̣n phải chi khoảng 20 tỷ đồng cho công tác dập dịch và tiêu huỷ lúa bị nhiễm bệnh VLLXL.

Nếu tính năng suất 35.000 ha lúa thu đông sớm vừa thu hoạch chỉ đạt gần 3,5 tấn/ha, giảm từ 0,5 đến 1 tấn/ha so với vụ thu đông trước, số thóc bị mất lên đến khoảng 20.000 tấn. Riêng đối với những diện tích bị nhiễm rầy nâu, bệnh VLLXL chỉ đạt khoảng từ 1 đến 1,5 tấn/ha và những diện tích bị nhiễm bệnh VLLXL nặng buộc phải tiêu huỷ, thiệt hại c̣n cao hơn nhiều. Theo tính toán của nông dân, chi phí sản xuất cho vụ lúa thu đông năm nay khá cao, khoảng 7 đến 8 triệu đồng/ha nên các hộ sản xuất vụ lúa thu đông đa phần bị lỗ nặng. Riêng 32.000 ha lúa mùa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, do sử dụng các loại giống có thời gian sinh trưởng dài ngày, có sức kháng sâu rầy kém nên hiện có khoảng 80% diện tích bị nhiễm rầy nâu, bệnh VLLXL, có khả năng làm giảm 30% năng suất...

Theo Ban chỉ đạo Pḥng chống dịch rầy nâu, bệnh VLLXL tỉnh Trà Vinh cho biết, qua 2 đợt triển khai ra quân dập dịch, tỉnh Trà Vinh đă huy động hàng chục ngàn lượt đoàn viên, hội viên các đoàn thể cùng bà con ra đồng phun xịt diệt rầy nâu với tổng diện tích gần 38.000 ha, cung cấp miễn phí cho nông dân gần 60.000 lít thuốc đặc trị rầy nâu; tiêu huỷ hoàn toàn gần 1.000 ha bị nhiễm bệnh VLLXL nặng…Nhờ vậy, mật độ rầy nâu, diện tích bị nhiễm bệnh VLLXL trên trà lúa mùa và thu đông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện giảm đáng kể.

Tuy nhiên, nếu tỉnh Trà Vinh không dập tắt được dịch rầy nâu, bệnh VLLXL trên trà lúa mùa trong tháng 12/2006 như kế hoạch đă đề ra, khả năng lây truyền sang vụ lúa đông xuân 2006- 2007 là rất lớn và thiệt hại c̣n cao hơn nhiều so với ngành nông nghiệp ước tính./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Kiên Giang: Dịch rầy nâu tiếp tục gây hại mạnh trên lúa đông xuân. Tính đến thời điểm này, tỉnh Kiên giang đă xuống giống hơn 160.000 ha lúa vụ đông xuân, đạt gần 60% kế hoạch và dự kiến đến cuối tháng 12 sẽ hoàn thành việc xuống giống trong toàn tỉnh theo lịch thời vụ. Trong thời gian xuống giống mặc dù bà con nông dân đă tận dụng tốt nhất các yếu tố kỹ thuật, như sử dụng giống ít nhiễm bệnh, sạ hàng, sạ thưa, né rầy di trú...nhưng cho đến nay đă có 10.000 ha bị rầy nâu tấn công với mật độ từ 300-500 con/m2, trong đó có 260 ha bị bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.

Đợt dịch rầy mới này phần lớn xuất hiện ở một số huyện thuộc vùng Tây sông Hậu như Giồng Riềng, Tân Hiệp và khu vực Tứ Giác Long Xuyên. Riêng Huyện Giồng Riềng đă có trên 6.000ha bị nhiễm rầy nâu và 80ha bị bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Sự tán phát nhanh dịch rầy nâu ở 2 khu vực trên là do ảnh hưởng của đợt di trú lớn của rầy nâu từ 25-30/11 vừa qua. Hiện ngành chức năng đang phối hợp với các huyện, thị cùng nông dân triển khai chiến dịch diệt trừ rầy nâu, đồng thời xem xét khả năng phải tiêu huỷ hàng chục ha lúa bị bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá tại một số nơi ở huyện Giồng Riềng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Kiên Giang, trong 7-10 ngày tới sẽ có đợt rầy nâu nở rộ, do vậy 2 khu vực Tây sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp./.

(Nguồn tin: TTXVN)


 

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản

Nghệ An: Nhà máy dứa nợ nông dân trên 7 tỷ đồng. Trong các vụ dứa trước đây, ND luôn phải than văn v́ t́nh trạng bất cập, nhiêu khê trong thu mua sản phẩm, rải vụ; trong hỗ trợ phân và giống cho người trồng dứa… (NTNN đă có bài phản ánh ở số ra ngày 27-7), th́ vụ dứa này nhà máy dứa cô đặc xuất khẩu Nghệ An đang nợ ND (bao gồm các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghĩa Đàn) trên 7 tỷ đồng tiền dứa quả. Điều đáng nói là hầu hết số tiền trên bà con sẽ sử dụng vào việc trả nợ ngân hàng bởi đă vay để đầu tư cho cây dứa. Hiện ngân hàng đang ráo riết đ̣i nợ, ND lại phải liên tục đến nhà máy hỏi tiền th́ chỉ nhận được lời khất nợ mà thôi. Theo một nguồn tin, xảy ra t́nh trạng trên là do lượng sản phẩm nước dứa cô đặc của nhà máy bị sa sút ở thị trường nước ngoài. Trước t́nh thế đó, nhà máy cũng đă thử nghiệm chuyển đổi sang loại cây trồng khác bằng mô h́nh trồng cây lạc tiên để sản xuất nước cô đặc. Tuy nhiên, trên 7 tỷ đồng là số tiền khổng lồ đối với một nhà máy đang làm ăn kém hiệu quả và làm cho ND chán nản với cây dứa nên họ đă chuyển sang trồng các loại cây khác.

(Nguồn tin: NTNN)

 

25%-30% trái cây bị thất thoát sau thu hoạch. Canh tác manh mún, nhỏ lẻ, nhiều trung gian thu mua, nhà vườn chưa nắm hết kỹ thuật bảo quản... là những nguyên nhân dẫn đến 25%-30% trái cây ĐBSCL bị thất thoát sau thu hoạch. Tiến sĩ Vơ Mai, Chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam, nhận định: T́nh h́nh sản xuất trái cây ở châu Âu có xu hướng giảm, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu lại đang tăng.

Tuy nhiên, t́nh trạng trái cây Việt Nam tại thị trường châu Âu, chất lượng, mẫu mă bao b́ kém, rất ít thương hiệu. Theo tiến sĩ Vơ Mai, muốn chiếm đoạt thị trường khó tính này, nhà vườn ĐBSCL phải liên kết ứng dụng công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng, tăng khối lượng, xây dựng thương hiệu. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải "câu tay" với nhà vườn xây dựng chuỗi giá trị: Phân phối, thương hiệu, hậu cần và xây dựng quan hệ khách hàng.

(Nguồn tin: SGGP)

 

Ngành cao su Việt Nam: 11 tháng xuất khẩu tăng 300 triệu USD. Ông Lê Quang Thung, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 11, ngành cao su Việt Nam đă xuất khẩu đạt 1 tỷ 65 triệu USD, tăng hơn 300 triệu USD so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2005. Như vậy, hiện nay, mặt hàng mủ cao su đă trở thành một trong 7 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Theo ông Thung, ngành cao su đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao là nhờ giá bán mủ cao su năm nay cao hơn năm ngoái từ 6 đến 7 triệu đồng/tấn (năm 2005 giá bán b́nh quân 1 tấn mủ cao su là 23 triệu đồng/tấn) và đă có 50% diện tích cao su của toàn ngành đă đạt năng suất 2 tấn/ha. Ngoài ra, nguyên nhân góp phần quan trọng để đạt được năng suất và sản lượng mủ cao su tăng nhanh là nhờ các công ty cao su đă có những giải pháp tốt trong công tác quản lư, tổ chức và sắp xếp lao động hợp lư bằng cách thu hút nhiều lao động tại chỗ vào làm việc, kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quản lư tốt vườn cây... nên giảm mạnh tệ nạn trộm cắp mủ cao su. Bên cạnh đó, các phong trào thi đua lao động sản xuất như phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức luyện tay nghề, thi thợ giỏi hàng năm ở các nông trường... cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm tăng nhanh năng suất và sản lượng của toàn ngành cao su./.

(Nguon tin: TTXVN)

 

Trà Vinh: xuất khẩu dừa khô sang Trung Quốc và Thái Lan tăng mạnh. Sở Công nghiệp tỉnh Trà Vinh cho biết, từ đầu năm đến nay tỉnh Trà Vinh xuất khẩu được 6.114.000 trái dừa khô sang thị trường Trung Quốc và Thái Lan, tăng 1,95 lần so với năm 2005. Với giá xuất khẩu từ 0,13 - 0,15 USD/trái (loại 1,05 - 1,1kg/trái), đạt doanh thu 917.893 USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ năm 2005. Theo đánh giá của Sở Công nghiệp Trà Vinh, năm 2006 này do nhu cầu nhập khẩu dừa trái của thị trường Trung Quốc và Thái Lan tăng rất mạnh cùng với nhu cầu dừa nguyên liệu phục vụ chế biến nhiều mặt hàng từ dừa trái của các nhà máy trong nước như: Cơm dừa nạo sấy, than hoạt tính, than gáo dừa,.. nên giá dừa trái cũng tăng mạnh so với cùng kỳ. Hiện tỉnh Trà Vinh có hơn 10.500 ha, hàng năm đáp ứng trên 75 triệu trái dừa xuất khẩu và phục vụ các nhà máy chế biến dừa trong, ngoài tỉnh.

(Nguon tin: NNVN)

 

Khánh Ḥa: năm 2006 đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay. Năm 2006, Khánh Ḥa ước đạt kim ngạch xuất khẩu 530 triệu USD, bằng 100% kế hoạch năm, tăng 16% so với năm 2005. Trong đó, các doanh nghiệp địa phương xuất khẩu chiếm gần 95% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn, vượt mức 5% kế hoạch năm và tăng 20,8% so với năm ngoái. Đây là năm Khánh Ḥa đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Cao nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 36,3%, gấp hơn 2 lần mức tăng chung trên địa bàn (228 triệu USD), chiếm 43% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh. Riêng Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Hyundai-Vinashin năm nay đă hóa cải 5 chiếc tàu thủy chở ô tô cho nước ngoài và sửa chữa hệ thống chân giàn khoan Tam Đảo trị giá hơn 54 triệu USD, nâng giá trị dịch vụ sửa chữa tàu biển của Công ty năm nay tăng 31,7%.

Nhiều mặt hàng tăng khá như nông sản thực phẩm xuất khẩu tăng gấp 2,3 lần, các mặt hàng thủy sản, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tăng từ 8,5% đến 36%. Năm 2006, Khánh Ḥa coi trọng việc nâng cao chất lượng và số lượng mặt hàng xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh, tạo uy tín với khách hàng và c̣n mở rộng thị trường sang các nước khó tính như Mỹ, Nhật Bản, khối EU... Hiện nay, hàng hóa của Khánh Ḥa đă có mặt ở 66 nước, hơn năm ngoái 7 nước.

Năm 2007, Khánh Ḥa dự định nâng kim ngạch xuất khẩu lên 620 triệu USD tăng 90 triệu USD (16,9%) so với năm 2006./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

IV. Chính sách

Thủ tướng yêu cầu tăng cường chống hạn cho vụ Đông Xuân. Ngày 11/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă ra Chỉ thị yêu cầu các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có biện pháp tích nước ở các hồ chứa và nhanh chóng sửa chữa các công tŕnh thủy lợi để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất trong mùa khô tới, được dự báo là có khả năng xảy ra t́nh trạng khô hạn trên diện rộng.

Thủ tướng yêu cầu các tỉnh đồng bằng trung du Bắc bộ huy động các lực lượng nạo vét kênh mương, xử lư môi trường nước và đánh giá hiện trạng nguồn nước cũng như nhu cầu sử dụng nước để có phương án cấp nước cho sản xuất vụ đông-xuân 2006-2007.

Đối với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện tốt các biện pháp pḥng, trừ sâu bệnh đồng thời xây dựng phương án pḥng, chống hạn và xâm nhập mặn.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino, trong mùa khô tới, ở nhiều khu vực trong cả nước sẽ có khả năng xảy ra t́nh trạng khô hạn trên diện rộng và kéo dài, c̣n ở một số địa phương ven biển sẽ bị nước mặn xâm nhập sớm và tiến sâu vào đất liền./.

www.agroviet.gov.vn

 



Chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
Địa chỉ số 6 Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

ĐT: 844.9725153

Fax: 844.9725153
Email: agroinfo@ipsard.gov.vn  Website:www.ipsard.gov.vn