Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 9 năm 2007
26 | 11 | 2007
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong tháng 9/2007 đạt 89,5 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 347,5 triệu USD, tăng 12% về lượng và 5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, tuy nhiên chỉ tăng 4,01% về lượng và giảm 6% về kim ngạch so với tháng 8/2007.

- Giá xuất khẩu trung bình của hầu hết các mặt hàng thuỷ sản đều tăng trong tháng 9/2007 do ảnh hưởng của giá dầu tăng cao. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản trong nước đang tăng do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cuối năm tăng mạnh.

- Xuất khẩu thủy sản tới EU và Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng tốt, trong khi đó xuất khẩu tới Hoa Kỳ chững lại, tới Đài Loan giảm khá mạnh... trong tháng 9/2007.

- Trong tháng 9/2007, có 514 DN tham gia xuất khẩu thuỷ sản, trong đó có 87 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.

Ước tính xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 10/2007 đạt 350 triệu USD

Tình hình : Trong tháng 9/2007, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 89,5 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 347,5 triệu USD, tăng 12% về lượng và 5% về kim ngạch so với tháng 9/2006, tăng 4,01% về lượng và giảm 6% về kim ngạch so với tháng 8/2007. Đưa tổng lượng xuất khẩu đạt 657,52 nghìn tấn với kim ngạch đạt 2,708 tỷ USD (hoàn thành 75,22% kế hoạch năm (3,6 tỷ USD).

Tháng 9/2007, tiếp tục là tháng xuất khẩu thủy sản đạt khối lượng lớn nhất kể từ trước đến nay, đạt 89,5 nghìn tấn. Tuy nhiên, diễn biến bất lợi của giá dầu trên thị trường thế giới và tỷ giá vàng, đô la nên tốc độ tăng trưởng về kim ngạch có giảm nhẹ so với tháng 8/2007. Giá dầu tăng đã làm cho chi phí vận chuyển tăng và dẫn đến giá xuất khẩu trung bình các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu tăng theo.

Nguồn cung: Tính đến hết tháng 9/2007, nguồn cung thuỷ sản trong nước vẫn ổn tục ổn định về cả lượng và giá tôm nguyên liệu trong thời gian trước tháng 9/2007. Tháng 10/2007 vừa qua, các Tỉnh Miền Trung phải chịu ảnh hưởng của cơn bão số 2 và cơn lũ lớn. Làm cho môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột làm cho tôm nuôi bị sốc, bị bệnh đỏ thân, ảnh hưởng tới sản lượng tôm nguyên liệu cho xuất khẩu trong những tháng sau. Các doanh nghiệp cần chú ý tới nguồn cung trong những tháng tới tại khu vực này. Tuy nhiên, thời điểm này cũng đang là mùa vụ thu hoạch tôm chính ở ĐBSCL do vậy nguồn cung tôm nguyên liệu đang khá lớn.

Chất lượng: Chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Xuất khẩu thủy sản tới những thị trường bị kiểm soát chặt về chất lượng như EU, Nhật Bản và Nga trong thời gian qua tiếp tục được phục hồi. Cụ thể là Đoàn thanh tra Liên minh châu Âu đã có đánh giá tốt về việc kiểm soát an toàn vệ sinh tại các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu vào EU của Việt Nam, cũng như việc sửa chữa, khắc phục lỗi của cơ sở chế biến đối với các khuyến cáo mà EU đưa ra sau khi kết thúc đợt kiểm tra vào đầu tháng 10. Cũng trong tháng 10/2007, sau khi tiến hành thanh tra thực tế lần thứ 3 tại Việt Nam, Cục Thú y và Kiểm dịch động, thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã cho phép thêm 10 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu thủy sản sang Nga từ tháng 10.2007. Như vậy, số doanh nghiệp được phép xuất khẩu tới Nga đã tăng lên con số 24.

Xu hướng: Hàng năm, quý 4 là thời điểm mà các nước thuộc EU, Mỹ, Nga, Hàn Quốc... tiêu thụ rất mạnh hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam và đây chính là thời điểm để các doanh nghiệp tăng tốc đạt chỉ tiêu. Do nhu cầu nhập khẩu hàng thuỷ sản đông lạnh của các nứoc tăng, để phục vụ thị trường Giáng Sinh và Tết Dương lịch. Đây được xem là giai đoạn quyết định để tăng tốc về đích.

Hiện nay, xu hướng tiêu dùng thuỷ sản của người dân trong nước đang tăng lên rất mạnh, đặc biệt là khi dịch cúm gia cầm tái phát và dịch lợn tai xanh xuất hiện. Ngoài ra nhu cầu tiêu dùng tại các nhà hàng là khá lớn do hiện nay đang bước vào mùa cưới. Trước tình hình này, các doanh nghiệp đã nhanh chóng đáp ứng nhu cầu phục vụ thị trường. Tuy nhiên, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc sản xuất những mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng nội địa, phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Ước tính và dự báo:

Như vậy, 9 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã hoàn thành được 75,22% kế hoạch năm, theo đó quý IV xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam phải đạt 900 triệu USD. Ước tính tháng 10 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 350 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng năm 2007 đạt hơn 3,1 tỷ USD. Dự báo, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sẽ hoàn thành 3,6 triệu USD vào giữa tháng 12/2007.

Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tháng 8/2007

Cơ cấu mặt hàng: Đứng đầu về lượng vẫn là nhóm hàng cá đông lạnh chiếm 46,74% về lượng và 30,52% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 9/2007. Đứng thứ hai về lượng và đứng đầu về kim ngạch là nhóm hàng tôm đông lạnh chiếm 18,83% về lượng và 44,62% về kim ngạch. Tiếp theo là cá đóng hộp chiếm 10,63% về lượng và 5,76% về kim ngạch vượt qua chả cá đứng vị trí thứ 3. Xuất khẩu chả cá chiếm 6,69% về lượng và 2,31% về kim ngạch, mực đông lạnh chiếm 4,51% về lượng và 4,63% về kim ngạch, bạch tuộc đông lạnh chiếm 3,24% về lượng và 2,36% về kim ngạch, cá khô chiếm 2,78% về lượng và chiếm 2,60% về kim ngạch, mực khô chiếm 1,30% về lượng và 2,21% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 9/2007.

Cá đông lạnh: Xuất khẩu tới EU, ASEAN và Hoa Kỳ giảm tới Nga và Ucraina tăng so với tháng 8/2007.

Theo số liệu thống kê, tháng 9/2007, xuất khẩu nhóm hàng cá đông lạnh của Việt Nam đạt 41,85 nghìn tấn với kim ngạch đạt 106,04 triệu USD, tăng 10,83% về lượng và 12,95% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, giảm 2,52% về lượng và 6,92% về kim ngạch so với tháng 8/2007. Trong đó, xuất khẩu các tra, basa của Việt Nam đạt 35,02 nghìn tấn với kim ngạch đạt 84,67 triệu USD, chiếm 39,12% về lượng và 24,4% về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, chiếm 83,69% về lượng và 79,85% về kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng cá đông lạnh của Việt Nam.

EU, Nga, Ucraina là ba thị trường xuất khẩu cá đông lạnh lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9/2007. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu mặt hàng cá đông lạnh tới Nga và Ucraina đã tăng mạnh trở lại do phía các doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho thị trường này này trong tháng 9/2007. Trong tháng 10/2007, Nga lại tiếp tục công bố thêm 10 doanh nghiệp được xuất khẩu thủy sản tới Nga. Dự báo, xuất khẩu cá đông lạnh tới 2 thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm.

Xuất khẩu cá đông lạnh của Việt Nam tới EU trong tháng 9/2007 có giảm nhẹ so với tháng 8/2007, xong vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2006. Cụ thể tăng 32,94% về lượng và 32,75% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, giảm 13,46% về lượng và 13,29% về kim ngạch so với tháng 8/2007. Dự báo xuất khẩu nhóm hàng này tới EU sẽ tăng trở lại trong thời gian tới.

Xuất khẩu tới ASEAN giảm 18,3% về lượng và 14,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, giảm 11,35% về lượng và 16,21% về kim ngạch so với tháng 8/2007. Xuất khẩu tới Hoa Kỳ giảm 32,62% về lượng và 28,87% về kim ngạch so với cùng kỳ và 41,4% về lượng và 39,95% về kim ngạch so với tháng 8/2007….

Dự báo, xuất khẩu cá đông lạnh của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ và sẽ tăng trở lại so với các tháng trước đó. Do xuất khẩu mặt hàng này sẽ tăng mạnh tới Nga, Ucraina và EU…

Thị trường xuất khẩu cá đông lạnh của Việt Nâm tháng 9/2007

Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Tổng cộng
41.852,0
106.047.977
EU
15.826,8
44.208.497
Nga
4.454,6
8.103.892
Ucraina
3.445,3
5.398.915
ASEAN
3.244,7
7.163.977

Hoa Kỳ

2.531,0
8.136.483
Nhật Bản
2.007,2
6.726.600
Ôxtrâylia
1.561,8
5.188.467
Mêhicô
1.438,4
3.949.559

Hồng Kông

1.250,7
2.526.708
Ai Cập
791,7
2.055.553
UAE
779,5
1.894.280
Canada
550,0
1.636.517
Đôminica
407,2
862.633
Đài Loan
405,9
772.406

Hàn Quốc

382,6
763.059
Trung Quốc
347,6
489.404
Algiêri
306,1
496.793
Li Băng
283,0
760.255
Colômbia
240,5
625.909
Thuỵ Sỹ
224,3
711.531
Israel
179,8
563.295
Gioócđani
163,8
442.764
Nam Phi
156,0
225.940
Achentina
112,0
261.800
Costa Rica
89,4
256.978
Guam
78,0
112.320
Oman
72,0
190.800
Croatia
67,0
180.940
Reunion
61,3
210.061
Puerto Rico
38,1
161.913
Na Uy
37,3
141.621
Cô Oét
32,1
89.302
Ecuador
27,0
110.100
Iran
25,8
15.234

Xri Lanca

25,6
42.177
Baren
25,0
63.000
Bêlarút
25,0
48.750
Cưgưxtan
25,0
43.250
Qatar
24,0
63.120
CH Trung Phi
21,2
55.490
Cuba
17,9
66.115
Antigua and Barbuđa
15,0
51.450
Azecbaijan
12,7
63.831
Uruguay
11,0
35.200
Guatêmala
11,0
26.950
Nauru
10,0
31.000
Môritiutx
10,0
22.900
Panama
0,1
238
Nguồn Tổng cục Hải quan Việt Nam

Tôm đông lạnh: xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 9/2007 tới Nhật Bản tăng, tới Hoa Kỳ giảm

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam trong tháng 9/2007, đạt 16,86 nghìn tấn với trị giá xuất khẩu đạt 155,1 triệu USD, giảm 17,81% về lượng và 12% về kim ngạch với tháng 8/2007, giảm 6,1% về lượng và 5,24% về kim ngạch với cùng kỳ năm 2006. Mặc dù, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam giảm song xuất khẩu tới Nhật Bản lại tăng 2,67% về lượng và 3,05% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006 và 5,74% về lượng và 6,48% về kim ngạch so với tháng 8/2007. Xuất khẩu tôm tới Hoa Kỳ giảm mạnh, giảm 19,9% về lượng và 21,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006 và giảm 30,54% về lượng và 28,6% về kim ngạch so với tháng 8/2007 đã làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam giảm trong tháng 9/2007.

Cùng với Hoa Kỳ, ASEAN, Ôxtrâylia cũng là những thị trường xuất khẩu có lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm giảm so với cùng kỳ năm 2006 và so với tháng 8/2007.
EU, Hàn Quốc và Canada cũng là những thị trường xuất khẩu tôm đông lạnh tăng trong tháng 9/2007 so với cùng kỳ năm 2006 và so với tháng 8/2007.

Giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng tôm đông lạnh trong tháng 9/2007 đạt 9,46 USD/kg, tăng 0,293 USD/kg so với tháng 8/2007 và 0,275 USD/kg so với tháng 9/2006. Dự báo, giá xuất khẩu mặt hàng này sẽ dao động quanh mức 9,5 USD/kg trong tháng thời gian tới.

Thị trường xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam trong tháng 9/2007

Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Tổng cộng
16.863,6
155.055.388

Nhật Bản

6.420,3
57.689.328
Hoa Kỳ
3.590,1
40.250.635
EU
2.640,4
19.270.119
Hàn Quốc
1.050,0
8.461.477
Canada
1.010,8
11.584.535
Ôxtrâylia
971,8
9.141.086
ASEAN
255,4
2.169.648
Thuỵ Sỹ
203,6
2.097.776

Hồng Kông

177,6
1.476.563
Qatar
152,2
164.387

Đài Loan

119,8
788.273
Trung Quốc
81,8
566.102
New Zealand
61,8
455.438
Ai Cập
36,8
251.958
Israel
33,8
262.985
Nam Phi
21,0
71.520
Ucraina
11,4
119.215
Gioócđani
11,0
84.062

Li Băng

4,8
87.454
Libêria
3,7
29.055
Libi
3,6
21.839
UAE
1,2
9.990
Algiêri
0,6
1.944

 

Mực đông lạnh: lượng và giá xuất khẩu trung bình tăng nhẹ trong tháng 9/2007

Xuất khẩu mực đông lạnh của Việt Nam trong tháng 9/2007 đạt 4,04 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 16,1 triệu USD, tăng 2,14% về lượng và 6,6% về kim ngạch so với tháng 8/2007, tăng 2,33% về lượng và 12,32% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006.

 Trong tháng 9/2007, Việt Nam xuất khẩu mực đông lạnh tới 15 khu vực thị trường trong đó đứng đầu là EU đạt 1,67 nghìn tấn với kim ngạch đạt 6,57 triệu USD, tăng 26,04% về lượng và 70,82% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, giảm 1,75% vê lượng và tăng 18,64% về kim ngạch so với tháng 8/2007. Xuất khẩu tới Nhật Bản giảm 15,21% về lượng và 13,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, giảm 3% vê lượng và 1,18% về kim ngạch so với tháng 8/2007. Hồng Kông là thị trường xuất khẩu đáng chú ý nhất với lượng xuất khẩu đạt 170 tấn với kim ngạch đạt 581 nghìn USD, tăng 116,66% về lượng và 60,90% về kim ngạch so với tháng 8/2007, tăng 130,70% về lượng và 239,13% về kim ngạch so với tháng 9/2006.
Giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này trong tháng 9/2007 đạt 4,089 USD/Kg, tăng 0,03 USD/Kg so với tháng 8/2007, tăng 0,53 USD/Kg so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng này sẽ tiếp tục ổn định ở mức trên 4USD/Kg trong thời gian tới.

Thị trường xuất khẩu mực đông lạnh của Việt Nam tháng 9/2007

Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)

Tổng cộng

4.041,8
16.102.960
EU
1.670,0
6.750.408
Nhật Bản
831,9
5.112.916
Hàn Quốc
811,9
2.156.908
Đài Loan
271,8
612.948
Hồng Kông
170,1
581.010
Hoa Kỳ
135,5
427.088
Trung Quốc
64,4
102.120
Israel
22,0
82.840
ASEAN
21,1
64.573
Thuỵ Sỹ
18,4
107.690
Ôxtrâylia
14,1
65.147
Ai Cập
6,5
26.910
New Zealand
3,1
9.017
Libêria
0,8
2.430
UAE
0,1
955

 



Nguồn: thongtinthuongmaivietnam.vn
Báo cáo phân tích thị trường