Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cuộc khủng hoảng gạo? Những người nghèo nhất châu Á đối mặt với thiếu hụt dinh dưỡng do CO2
05 | 06 | 2018
Mức tập trung CO2 trong khí quyển đang tăng sẽ tác động tiêu cực tới hàm lượng protein, vi chất dinh dưỡng, và vitamin trong gạo, có thể gây những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng cho các nước phụ thuộc vào gạo và nghèo nhất tại châu Á.

Trong số các nông sản, gạo là nguồn thực phẩm cơ bản cho hơn 2 tỷ người và các nghiên cứu trước đó cho thấy mức tăng CO2 trong khí quyển có thể dẫn tới sự mất cân bằng ion cho phần lớn các loại cây trồng, khi carbon tăng làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Sự mất cân bằng này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho dinh dưỡng thực phẩm, bao gồm protein và vi chất dinh dưỡng.

Do đó, các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Nhật Bản đã tiến hành các thử nghiệm kéo dài nhiều năm và trải rộng ở nhiều địa điểm khác nhau đối với 18 giống lúa có dòng gene khác nhau, bao gồm lúa japonica, indica và lúa lai hiện được trồng trên khắp châu Á. Khi được trồng với các điều kiện đồng ruộng có mức độ CO2 như dự báo, hàm lượng protein liên quan đến CO2 giảm 10,3% đối với tất cả các giống. Sự suy giảm nghiêm trọng hàm lượng iron và zinc cũng được quan sát thấy, lần lượt giảm 8% và 5,1%. “Đến năm 2013, xấp xỉ 600 triệu người, chủ yếu sống tại Đông Nam Á – những nước như Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Lào, Madagascar, Myanmar và Việt Nam – hấp thụ hơn 50% mức năng lượng/protein trong bữa ăn hàng ngày trên đầu người từ gạo”, theo các nhà nghiên cứu ghi nhận.

Thâm hụt dinh dưỡng

“Dữ liệu chỉ ra đánh giá tổng quát đầu tiên về những thay đổi gây ra bởi CO2 đối với chất lượng dinh dưỡng (protein, khoáng chất và vitamin) đối với nhiều trong số phần lớn các giống lúa được trồng phổ biến và những chỉ số chính trong chế độ ăn uống, sự tập trung của CO2 trong thế kỷ này sẽ làm tăng áp lực thâm hụt dinh dưỡng đối với một bộ phận lớn dân số thế giới”.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng khó cung cấp chính xác mức thâm hụt dinh dưỡng và các hệ quả sức khỏe đi kèm có thể xảy ra đối với các nước phụ thuộc vào gạo làm thực phẩm, nhưng họ cho rằng “tình trạng suy giảm các chất dinh dưỡng do CO2 gây ra và các rủi ro thiếu dinh dưỡng – suy dinh dưỡng có thể lan truyền trên toàn chuỗi thực phẩm, từ thu hoạch đến tiêu dùng, đặc biệt là đối với những người nghèo nhất trong một quốc gia hay một khu vực”.

Về các giải pháp, các nhà nghiên cứu lập luận rằng lựa chọn giống cây trồng, thông qua lai ghép truyền thống hoặc biến đổi gene, có thể tạo ra các giống lúa giàu dinh dưỡng và có khả năng giải quyết vấn đề CO2. Họ cũng cho rằng vấn đề sinh trưởng cây trồng cũng cần được đánh giá thêm, và rằng người tiêu dùng cần có nhận thực về tình rạng có thể xảy ra trong những thập kỷ tới.

Theo Ecology (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường