Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XNK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC THÁNG 3/2021
12 | 04 | 2021

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

Ngày 26/03, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 3,6% trong năm nay, tăng 0,5% so với mức dự báo vào tháng 01/2021. IMF đưa ra dự báo sửa đổi trên trong báo cáo về kết quả của cuộc tham vấn thường niên với Hàn Quốc. IMF cho rằng nền kinh tế lớn thứ tư châu Á dự kiến sẽ phục hồi trong năm nay, “được hỗ trợ bởi quá trình bình thường hóa từng bước các yếu tố liên quan đến COVID-19 và nhu cầu bên ngoài cao hơn”. IMF cũng đã tính toán đến tác động dự kiến của khoản ngân sách bổ sung 15 nghìn tỷ won (13 tỷ USD) mới nhất của Hàn Quốc.

Dự báo của IMF cao hơn so với ước tính tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đưa ra. OECD dự báo kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, trong khi BoK dự báo kinh tế tăng trưởng 3%. Nền kinh tế Hàn Quốc sụt giảm 1% trong năm 2020, mức suy thoái đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á giai đoạn 1997-1998. Tuy nhiên, mức sụt giảm kinh tế của Hàn Quốc được xem là thấp hơn nhiều so với phần lớn các nền kinh tế phát triển khác.

Hàn Quốc dự kiến chi 11,9 tỷ won (10,4 triệu USD) trong năm 2021 để mở các trung tâm hỗ trợ FTA mới ở Đông Nam Á và cung cấp các chương trình tư vấn theo nhu cầu. Quốc gia này hiện đang vận hành 18 trung tâm hỗ trợ FTA cho các nhà xuất khẩu trên toàn quốc, cùng với 15 trung tâm khác ở nước ngoài. Hàn Quốc hiện có FTA với 17 quốc gia hoặc khối theo khu vực, trong đó có Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN. Nền kinh tế lớn thứ tư của châu Á hiện đang chờ đợi việc thực thi một loạt các FTA, trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bao gồm ASEAN và các đối tác đối thoại - Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Hàn Quốc và Indonesia cũng đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) trong năm 2020. Hiệp định này đang chờ Quốc hội thông qua. CEPA tương tự như  FTA, nhưng tập trung vào phạm vi hợp tác kinh tế rộng hơn.

Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 512,8 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2019. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) dự báo xuất khẩu sẽ phục hồi với mức tăng 7,1% trong năm 2021.

Thông tin từ Tổng Công ty Thương mại Nông sản và Thực phẩm (KAFTC) Hàn Quốc, nước này sẽ tổ chức đấu thầu để mua 208.217 tấn gạo. Ngày tổ chức đấu thầu là ngày 26/3/2021. Nguồn cung cấp đến từ Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Úc và Việt Nam. Trong 208.217 tấn gạo nói trên, sẽ có một lô hàng 11.236 tấn được Hàn Quốc mua từ Việt Nam, với cảng đến là Mokpo, thời hạn giao hàng đến 30/6/2021.

Tháng 02/2021, Việt Nam xuất khẩu 110,3 triệu USD các mặt hàng NLTS chính tới Hàn Quốc, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu cao nhất tới thị trường này chiếm 43,3%, thứ hai là thủy sản với 32,0%, rau quả chiếm 6,9%. Trong các mặt hàng xuất khẩu chính, chỉ có 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng là cà phê và phân bón, còn lại các mặt hàng khác có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường