Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XNK NLTS SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC THÁNG 8/2021
15 | 09 | 2021

Nguồn: Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

Số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho thấy GDP của quốc gia này chỉ tăng 0,7% trong quý II/2021, chậm lại so với mức tăng 1,7% trong quý I/2021. Xuất khẩu đã tăng 40,9% trong 20 ngày đầu tháng 8/2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu trong tháng 7/2021 đã tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức kỷ lục 55,4 tỷ USD, nối dài đà tăng trong tháng thứ chín liên tiếp. BoK đã giữ nguyên triển vọng tăng trưởng nền kinh tế Hàn Quốc năm 2021 ở mức 4%. Trong khi chính phủ dự báo mức tăng trưởng 4,2% cho năm nay.

Hàn Quốc cung cấp 80.000 tấn gạo ra thị trường nội địa trong tháng 8/2021 nhằm đáp ứng sự thiếu hụt nguồn cung và ổn định giá cả. Sản lượng gạo của nước này đạt 3,51 triệu tấn vào năm ngoái, ít hơn 120.000 tấn so với mục tiêu 3,63 triệu tấn.

Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) cho biết, nước này sẽ duy trì ổn định nguồn cung thịt lợn dù dịch tả lợn châu Phi (ASF) mới bùng phát tại một trang trại chăn nuôi ở tỉnh Gangwon.

Theo số liệu của MAFRA, tổng đàn lợn tại các trang trại ở Hàn Quốc tính đến hết tháng 6/2021 ước đạt 11,1 triệu con, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước. MAFRA ngày 8/8 cho biết một đàn lợn tại trang trại chăn nuôi ở tỉnh Gangwon của nước này đã mắc dịch ASF, khiến giới chức trách quyết định tiêu hủy khoảng 2.400 con lợn tại trang trại như một biện pháp phòng ngừa. Đây là lần đầu tiên sau ba tháng, Hàn Quốc ghi nhận ASF tại nước này.

MAFRA cũng đã tiến hành kiểm tra các trang trại chăn nuôi khác trong bán kính 10 km từ khu vực có gia súc nhiễm dịch. Tất cả các trang trại đều không phát hiện có trường hợp gia súc nhiễm ASF.

Tháng 7/2021, Việt Nam xuất khẩu 192,3 triệu USD các mặt hàng NLTS chính tới Hàn Quốc, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu cao nhất tới thị trường này chiếm 42,2%, thứ hai là thủy sản với 37,3%, rau quả chiếm 7,4%. Trong các mặt hàng xuất khẩu chính, cà phê, hạt tiêu và sắn và sản phẩm sắn là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm, còn lại các mặt hàng khác có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo chi tiết xem tại đây.



Báo cáo phân tích thị trường