Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mỹ phản đối lệnh cấm nhập khẩu trái cây của Indonesia
13 | 09 | 2007
Chính phủ Mỹ đã đưa ra bản kháng nghị đối với quyết định cấm nhập khẩu một số loại trái cây từ Mỹ của Bộ Nông nghiệp Indonesia. Theo lệnh cấm này, các trái cây của Mỹ trước khi được nhập khẩu vào nước này có thể sẽ phải xử lý bằng biện pháp sấy khô, làm lạnh hoặc hun khói.

Ngày 17/10 vừa qua, ông Syukur, giám đốc cơ quan kiểm dịch của bộ này, cho biết Mỹ đã đưa ra phản đối của mình trong hội nghị về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) diễn ra gần đây.

Ông Syukur cho rằng: “Quy định trên không cấm nhập khẩu bất kỳ một loại trái cây của bất kỳ nước nào miễn là loại trái cây đó không mang loài gây hại hiện không có ở Indonesia”.

Ông nhấn mạnh: “Với điều kiện khí hậu đặc thù như nước chúng tôi, nếu những vật gây hại thâm nhập vào Indonesia, chúng có thể sẽ trở thành mối hoạ lớn đối với mùa màng và làm tổn hại đến hoạt động xuất khẩu”.

Ông Syukur cho biết thông tin về những vật có hại bản xứ và phi bản xứ đang ảnh hưởng đến trái cây của Mỹ đã được chuyển tới cơ quan kiểm dịch của chính phủ để nghiên cứu. Ông nói: “Trong số những vật gây hại phi bản xử có loài ruồi đen trắng. Chúng thường ăn nho và có thể tìm thấy ở California, và trong số những vật gây hại bản xứ có cả giòi táo. Giòi táo là vật gây hại cơ bản, thường làm hỏng các vụ mùa ở Washington, bang OregonIdaho”.

Theo ông, trái cây mang vật gây hại phải được xử lý theo chương trình về Khu vực không vật gây hại (the pest-free area) quy định trong các Biện pháp Quốc tế về Vệ sinh An toàn Thực phẩm (ISPM). “Nếu các biện pháp mà chương trình trên đề ra không có hiệu quả, chúng tôi có thể sẽ triển khai các biện pháp khác, như sấy khô, làm lạnh hoặc hun khói”.

Ông giải thích rằng dù cho đến nay Indonesia đã thành công trong việc chống lại những vật gây hại nhập khẩu nhờ vào chương trình Khu vực không vật gây hại, tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp vẫn cần phải cử một nhóm chuyên gia tiến hành các kiểm nghiệm thực tế trên nước Mỹ.

Ông nói: “Chúng tôi sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Mỹ để tiến hành các xác minh thực địa về các vật gây hại đối với nho và táo sẽ xuất khẩu sang Indonesia”. Các chuyên gia sẽ khởi hành ngay sau khi Mỹ đã cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, ví dụ như địa điểm được phép đến thăm.

Ông Syukur cũng cho biết Mỹ đã không triển khai chương trình về một khu vực không vật gây hại như đã quy định của ISPM. Vì vậy, táo Mỹ không thể có mặt ở Indonesia cho đến khi chúng được xử lý qua sấy khô, làm lạnh hoặc hun khói.

Nguyễn Thu Trang biên dịch



Báo cáo phân tích thị trường