Bản tin E-news tuần từ 20/11- 25/11/2006

I. Thị trường và ngành hàng 

Braxin tiếp tục đứng đầu thế giới về xuất khẩu thịt ḅ.

Sản lượng cao su thế giới sẽ tăng khoảng 3% trong năm 2006 và 2007.

Sản lượng cao su châu Á sẽ tăng gần 5% trong năm 2006.

Thị trường cao su trong nước tháng 10 và dự báo.

Sản lượng đường Việt Nam niên vụ 2006/07 sẽ tăng 27% đạt 1,4 triệu tấn.

Trà Vinh: Dừa khô tăng giá, các cơ sở chế biến gặp khó khăn.

Giá gạo tại ĐBSCL đứng, có nơi giảm nhẹ.

Giá cao su tại Trung Quốc sẽ tăng cao trong năm 2007.

Dự báo cung đường thế giới niên vụ 2006-07 sẽ vượt cầu.

II. Phát triển nông thôn

Huyện An Phú chủ động được sản lượng rau, dưa xuất sang Campuchia.

Năm 2006, Đắc Lắc đạt sản lượng lương thực gần 827 ngàn tấn.

Tiền Giang: Trồng sơ ri sạch để nền nông nghiệp phát triển bền vững.

B́nh Phước: Cà phê được mùa, được giá.

Tây Nguyên: đầu tư 85 triệu USD cho dự án phát triển lâm nghiệp.

Gia Lai: Chương tŕnh 135 đă góp phần giảm 3% đến 3,5% hộ nghèo.

B́nh Phước: Trồng 2.000 ha cây ca cao xen dưới tán vườn điều.

Lâm Đồng: Triển khai mô h́nh nuôi gà an toàn sinh học.

Quảng Ngăi: Năm 2006, các huyện miền núi giảm gần 3.200 hộ nghèo.

Phú Thọ: Huyện Tam Nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả.

Tiền Giang: Trồng tre lục trúc cho thu nhập cao.

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản

Năng suất cao su Việt Nam tương đương thế giới.

Tháng 1-2007, công bố thương hiệu chè Thái Nguyên.

Ngành trái cây Việt Nam trước thềm hội nhập WTO.

Đồng Nai: ngành chế biến gỗ trước thách thức hội nhập.

I. Thị trường và ngành hàng 

Braxin tiếp tục đứng đầu thế giới về xuất khẩu thịt ḅ. Theo thông báo ngày 9/11 của Hiệp hội Ngành Xuất khẩu Thịt Braxin (ABIEC), mặc dù một số nước chưa băi bỏ lệnh cấm nhập thịt ḅ Braxin v́ bệnh lở mồm long móng tái phát tại một số bang của nước này, nhưng trong 10 tháng đầu năm 2006, Braxin đă xuất khẩu 1,96 triệu tấn thịt ḅ các loại, đạt doanh thu gần 3,2 tỷ USD, tăng 7% về khối lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả khả quan này giúp Braxin tiếp tục đứng đầu thế giới về xuất khẩu thịt ḅ. Chỉ trong tháng 10/06, Braxin đă xuất 221.267 tấn thịt ḅ, thu về 392 triệu USD, tăng 45% về số lượng và 81% về giá trị so với tháng 10/05, nhờ các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước biết áp dụng chiến lược mới thông qua quá tŕnh hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến và tăng cường các biện pháp vệ sinh thực phẩm, nhằm khắc phục hậu quả của dịch bệnh trên

(Nguồn Vinanet)

 

Sản lượng cao su thế giới sẽ tăng khoảng 3% trong năm 2006 và 2007. Philip Pondikou, chủ tịch Hiệp hội các nước sản xuất Cao su Quốc tế (ANRPC), dự báo sản lượng cao su tự nhiên thế giới sẽ tăng khoảng 3% trong năm 2006 và 2007. Việt Nam và Indonexia sẽ tăng đều đặn sản lượng trong những năm tới, và sản lượng của những nước sản xuất lớn khác cũng sẽ tăng. Dự báo sản lượng cao su tự nhiên thế giới sẽ tăng 3,18% trong năm nay, đạt 9,08 triệu tấn, và tăng 3,08% năm 2007 đạt 9,36 triệu tấn. Sản lượng tăng mấy năm gần đây chủ yếu nhờ năng suất sản xuất tăng lên. Những năm tới, những nước sản xuất có chi phí thấp sẽ nổi lên thành những nước sản xuất lớn, trong khi những nước sản xuất lớn như Thái Lan và Ấn Độ cũng sẽ tăng diện tích trồng cây.

(Nguồn Vinanet)

Sản lượng cao su châu Á sẽ tăng gần 5% trong năm 2006. Sản lượng cao su tự nhiên của các nước sản xuất chính ở châu Á như Thái Lan, Indonexia và Malaysia chắc chắn sẽ đạt 6,6 triệu tấn trong năm 2006,tăng 4,8% so với năm 2005 nhờ thời tiết tốt và giá cao. Ba nước này chiếm khoảng 70% sản lượng cao su toàn cầu. Giá cao su tự nhiên đă tăng trên 300% kể từ 2001 và 3 nước sản xuất chính này đáp ứng nhu cầu tăng trên thế giới, nhất là từ Trung Quốc. Thái Lan, nước sản xuất cao su số 1 thế giới, chắc chắn sẽ sản xuất khoảng 3 triệu tấn cao su trong năm 2006, so với 2,937 triệu tấn năm trước. Nước láng giềng Indonexia sẽ sản xuất 2,4 triệu tấn, so với 2,27 triệu tấn năm trước, trong khi Malaysia sẽ sản xuất 1,2 triệu tấn so với 1,126 triệu tấn năm 2005.

(Nguồn Vinanet)

 

Thị trường cao su trong nước tháng 10 và dự báo. Trái với xu hướng giảm giá của tháng trước, trong tháng 10, do nhu cầu tăng ở một số nước tiêu thụ lớn như Đức, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và châu Âu, mặt khác do lo ngại về nguồn cung eo hẹp khi mưa lớn xuất hiện tại một số nước sản xuất chính như Thái Lan, Malaysia đă giúp cho giá cao su Việt Nam tăng trở lại. Trong tháng 10, giá xuất khẩu trung b́nh loại cao su SVR3L đạt 2.115USD/tấn, tăng 96 USD/tấn so với giá xuất khẩu tháng trước, loại cao su này chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga. Dự báo, giá cao su sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, do nhu cầu cao su sẽ tăng dần lên từ nay đến cuối năm nay, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tăng ở một số nước tiêu thụ lớn.

(Nguồn: Vinanet)

 

Sản lượng đường Việt Nam niên vụ 2006/07 sẽ tăng 27% đạt 1,4 triệu tấn. Hiệp hội các nhà sản xuất đường Việt Nam (VASP), dự kiến sản lượng đường của cả nước niên vụ 2006/07 sẽ tăng 27%, đạt 1,4 triệu tấn. Trong niên vụ trước giá mía đường cao đă khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng mía, với sản lường đường như dự kiến sẽ thoả măn nhu cầu tiêu dùng trong nước năm 2007 và không cần nhập khẩu. Thậm chí, trong mấy tuần mới đây, giá mía đường giảm một cách đáng kể, nhưng người trồng mía vẫn có lăi.  Hiện tại giá đường tinh luyện của nhà máy được bán với giá 7,4 triệu đồng/tấn, giảm so với 9 triệu đồng/tấn so với hồi tháng 9/2006.

(Nguồn: Vinanet)

Trà Vinh: Dừa khô tăng giá, các cơ sở chế biến gặp khó khăn. Hiện nay, giá dừa khô ở tỉnh Trà Vinh tăng đến mức kỷ lục, dừa khô loại I (khoảng 1,1 kg/trái) giá tại vườn từ 32.000- 35.000 đồng/chục (12 trái), tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm ngoái. Theo các thương lái, giá dừa khô tăng cao là do các tàu của Thái Lan và Trung Quốc hiện ăn hàng rất mạnh. Hơn nữa, nhu cầu nguyên liệu các cơ sở chế biến các mặt hàng xuất khẩu từ trái dừa của tỉnh và các tỉnh trong khu vực hiện rất lớn do các đơn vị đă kư được nhiều hợp đồng với nhiều khách hàng nước ngoài với số lượng lớn… Giá dừa khô tăng tuy có lợi cho người trồng nhưng gây nhiều bất lợi cho các cơ sở chế biến các mặt hàng xuất khẩu từ trái dừa của tỉnh. Trong đó, có một số cơ sở phải ngưng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng v́ thiếu nguyên liệu hoặc làm ăn không hiệu quả.

(Nguồn: TTXVN)

 

Giá gạo tại ĐBSCL đứng, có nơi giảm nhẹ. Tại An Giang, một số loại gạo đă có xu hướng giảm giá sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngưng ngay việc xuất khẩu. Giá gạo thường đă giảm khoảng 200 đồng/kg. Riêng các loại gạo cao cấp vẫn đứng ở mức cao. Tại chợ gạo Long Xuyên, gạo Nàng Hương bán sỉ 7.000 đồng/kg, bán lẻ 7.500 đồng/kg. Trong khi đó, tại các chợ đầu mối nội thành Thành phố Cần Thơ, giá một số loại gạo vẫn ổn định ở mức cao. Gạo thơm lài 8.000 đồng/kg, thơm Đài Loan 8.000 đồng/kg... Ông Nguyễn Thiện Khánh, chủ một doanh nghiệp xay xát tại Cần Thơ, dự đoán cuối tháng này giá lúa gạo sẽ giảm.

http://www.nongthon.net

 

Giá cao su tại Trung Quốc sẽ tăng cao trong năm 2007. Dự báo giá cao su tự nhiên kỳ hạn tại Trung Quốc sẽ lập kỷ lục mới, đạt trên 30.000 NDT/tấn vào năm 2007 do nhu cầu tăng mạnh tại thị trường này, chủ yếu xuất phát từ ngành lốp xe - chiếm 50-60% tiêu thụ cao su thiên nhiên. Trong những tháng đầu năm nay, sản lượng lốp xe nước này vượt 80 triệu chiếc, bao gồm 18 triệu chiếc lốp xe tải - tương đương với sản lượng của cả năm 2004, và 70 triệu lốp xe sedan, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong kế hoạch 2006-2010 của Hiệp hội công nghiệp cao su Trung Quốc, sản lượng lốp xe nước này sẽ tăng tới 320 triệu chiếc vào 2010, bao gồm 60 triệu lốp xe tải nặng. Hiện dự trữ cao su tự nhiên ở Trung Quốc đạt gần 100.000 tấn, cao nhất của hai năm nay, bao gồm trên 20.000 tấn ở tỉnh Hải Nam và 30.000 tấn tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải

www.vnanet.vn

 

Dự báo cung đường thế giới niên vụ 2006-07 sẽ vượt cầu. Tổ chức đường quốc tế (ISO) mới đây đă điều chỉnh dự báo về t́nh h́nh cung cầu đường thế giới, theo đó cung có thể sẽ vượt cầu 5,8 triệu tấn trong vụ 2006/07, tăng mạnh so với 2,2 triệu tấn dự báo trước đó và 2,712 triệu tấn vụ 2005/06. Thời gian qua, các nước xuất khẩu và nhập khẩu đường đều gia tăng sản xuất. Trong khi đó, nhiều nước nhập khẩu đường lớn như Nga cũng tăng sản xuất đường trong nước nhằm nâng mức tự túc về đường lên khi giá nhập khẩu đường tăng trên thị trường thế giới.

(Nguồn: Vinanet) 
 
II. Phát triển nông thôn

Huyện An Phú chủ động được sản lượng rau, dưa xuất sang Campuchia. Từ đầu mùa nước nổi đến nay, mỗi ngày huyện An Phú, tỉnh An Giang đă xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch sang Campuchia 30 tấn rau dưa các loại tăng 10 tấn so với trước đây, đồng thời cũng chủ động được sản lượng xuất theo nhu cầu.

Trong những tháng đầu năm An Phú đă mở rộng thị trường tiêu thụ rau, dưa sang Campuchia b́nh quân mỗi ngày 20 tấn, trong đó sản lượng của huyện chỉ đáp ứng 50% nhu cầu, c̣n lại phải thu gom từ các huyện Châu Phú, thị xă Châu Đốc... Rau, dưa xuất sang Campuchia với nhiều củng loại như đậu đũa, khổ qua, ớt, cải.... Để đảm bảo được sản lượng theo nhu cầu của thị trường Campuchia, ngay từ mùa nước nổi An Phú đă thí điểm đưa vào 150 ha đất g̣ cao trước đây trồng lúa của hai xă Vĩnh Trường và Khánh An vào trồng rau dưa cho hiệu quả kinh tế cao, nâng tổng số diện tích trồng rau dưa toàn huyện lên 250 ha nên chủ động được sản lượng cung ứng cho thị trường hiện nay.

Hiện, mức thu nhập từ trồng rau ở An Phú là từ 30 triệu đến 40 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 6 lần trồng lúa./.

(Nguồn: TTXVN)

 

Năm 2006, Đắc Lắc đạt sản lượng lương thực gần 827 ngàn tấn. Năm 2006, tỉnh Đắc Lắc ước đạt tổng sản lượng lương thực gần 827.000 tấn, đạt 103% kế hoạch. Trong đó sản lượng lúa cả năm đạt gần 354.000 tấn và ngô hạt đạt trên 460 ngàn tấn. B́nh quân lương thực đầu người toàn tỉnh đạt trên 483 kg.

Nhờ tích trữ đủ nguồn nước và sản xuất gặp thời tiết thuận lợi, vụ đông xuân 2005-2006, toàn tỉnh đă gieo cấy 25.095 ha, năng suất đạt 62 tạ/ha, đạt sản lượng 157.977 tấn, vượt sản lượng vụ đông xuân năm trước trên 94 ngàn tấn thóc. Nông dân đă sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn và trung b́nh như IR64, IR 59606, V13/2, OMCS 2000, VND 95-19, VND 95-20; đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đối với các huyện Ea Kar, M’Đrắc và Krông Buk đă sử dụng giống lúa lai Nhị ưu 838 sản xuất đă đạt năng suất từ 66,62 tạ đến trên 70,75 tạ/ha. Đối với cây ngô, ngoài việc mở rộng diện tích canh tác cả vụ hè thu và vụ thu đông, nông dân trong tỉnh đă sử dụng giống ngô lai thay thế cho giống ngô nếp trắng của địa phương. Nhờ đầu tư chăm bón tốt, năng suất ngô lai trong tỉnh đạt b́nh quân trên 45,5 tạ/ha. Một số vùng đất phù sa băi bồi, vùng đất mới khai hoang năng suất ngô đạt trên 60 tạ/ha./.

(Nguồn: TTXVN)

Tiền Giang: Trồng sơ ri sạch để nền nông nghiệp phát triển bền vững. Ngày 15/11, tại thị xă G̣ Công (Tiền Giang), Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp cùng đại diện Tập đ̣an Nichirei (Nhật) và Công ty cổ phần TNHH Thịnh Phát, cùng đông đảo các giới chức có liên quan và người trồng sơ ri tham dự Hội thảo trồng sơ ri sạch. Tại cuộc gặp lần này, đại diện Tập đoàn Nichirei cập nhật thông tin về vệ sinh an toàn của Nhật đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Nhật, trong đó có sơ ri ở G̣ Công; đồng thời thông báo 5 lọai thuốc nông dược được phép sử dụng trong trồng sơ ri và thời gian cách ly để thu họach quả. Nhiều ư kiến phát biểu trong buổi hội thảo đă tập trung vào nội dung hợp tác trong việc trồng sơ ri, chăm sóc và bảo quản quả đạt chuẩn xuất khẩu, đảm bảo thu nhập cho người trồng và yêu cầu vệ sinh an ṭan thực phẩm cho nước nhập khẩu. Công ty Thịnh Phát đă hứa sẽ cử nhân viên giúp giới làm vườn canh tác đúng kỹ thuật và 200 nông dân ở huyện G̣ Công Đông và thị xă G̣ Công hợp đồng đúng quy tŕnh này. Vùng đất G̣ Công trồng sơ ri tập trung nhất tỉnh Tiền Giang v́ ở đây có đất cát pha, cao ráo và không bị ngập lụt. Nếu trồng đúng kỹ thuật, sơ ri có thể đạt đến 50 tấn quả/ha/ năm./.

(Nguồn: TTXVN)

B́nh Phước: Cà phê được mùa, được giá. Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh B́nh Phước cho biết, hiện nay, các đại lư thu mua nông sản trong tỉnh đang thu mua cà phê với giá khá cao, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Tại huyện Phước Long và Bù Đăng, giá cà phê Robusta loại xô đang được các đại lư thu mua với giá 21.500 -22.000 đồng/ kg, tăng 1.000 đồng/kg so với cuối tháng 10. Theo trung tâm thông tin của Bộ Thương mại th́ giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đă tăng từ 40-50USD /tấn so với cuối tháng 10 và sẽ c̣n tiếp tục tăng trong những ngày tới. Do giá xuất khẩu tăng nên giá thu mua cà phê trên thị trường trong nước cũng tăng theo. Dự báo giá cà phê vẫn ở mức cao trong thời gian tới.

Năm nay, nhờ mưa nhiều nên ở B́nh Phước cà phê đạt năng được năng suất khá cao, trung b́nh 3 tấn/ ha, cá biệt có nhiều hộ đạt năng suất trên 4 tấn/ha. Ông Đặng Văn Thê cho biết mặc dù liên tục nhiều năm bị mất mùa do hạn hán và giá thấp nhưng ông vẫn kiên tŕ giữ lại 3 ha cà phê không chặt bỏ trồng cây khác. Nhờ vậy, trong vụ cà phê này, 3 ha cà phê của ông Thê đă cho thu hoạch được trên 12 tấn, thu được 240 triệu đồng.

Diện tích cà phê của B́nh Phước từ 18.000 ha trước đây nay giảm chỉ c̣n khoảng 9.800 ha. Huyện Phước Long và Bù Đăng đang cho thu hoạch với năng suất khá cao, ước sản lượng vụ này khoảng 30.000 ngàn tấn../.

(Nguồn: TTXVN)

Tây Nguyên: đầu tư 85 triệu USD cho dự án phát triển lâm nghiệp. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết đầu tháng 12-2006 dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên” sẽ chính thức triển khai trên địa bàn sáu tỉnh, gồm năm tỉnh Tây nguyên là Gia Lai, Kontum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên.

Dự án này được thực hiện trong thời gian từ nay đến năm 2014 với tổng vốn đầu tư 85 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á là 40 triệu USD, vốn đối ứng của ngân sách trung ương và địa phương 18,2 triệu USD, số c̣n lại do dân đóng góp bằng ngày công lao động.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự án sẽ dành 54,3 triệu USD để ưu tiên đầu tư hai hạng mục chính, gồm 41 triệu USD cho hạng mục phát triển và quản lư tài nguyên bền vững và 13,3 triệu USD dành cho hạng mục cải thiện sinh kế cho người dân trong vùng dự án, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại 60 xă thuộc 22 huyện của sáu tỉnh nêu trên.

vinanet.com.vn

 

Gia Lai: Chương tŕnh 135 đă góp phần giảm 3% đến 3,5% hộ nghèo. Đến ngày 15/11/2006, các địa phương trong tỉnh Gia Lai có thêm 6.000 hộ dân khu vực nông thôn được công nhận thoát nghèo theo tiêu chí mới, như vậy giảm tỷ lệ đói nghèo trong tỉnh từ 29,8% đầu năm, nay xuống c̣n 26,8%. Hiện, trong tỉnh có 25/78 xă được rút khỏi Chương tŕnh 135; có 53 xă c̣n lại đang hưởng Chương tŕnh 135 ở giai đoạn 2 và đă được cấp đủ kinh phí để thực hiện tiếp các mục tiêu của dự án. Các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số như: Đức Cơ, KBang, Ayunpa... thực hiện tốt việc lồng ghép các chương tŕnh, mục tiêu quốc gia; hỗ trợ kịp thời giống cây, con và vốn liếng, tiến bộ kỹ thuật cho hộ nghèo phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao, do đó đă giảm tỷ lệ đói nghèo từ 3% đến 3,5%.

Chương tŕnh 135 c̣n giải quyết được 550 ha đất sản xuất để cấp cho 850 hộ và 5,4 ha đất ở cho 120 hộ nghèo trong tỉnh (hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số), làm mới và sửa chữa 12.500 căn nhà cho hộ nghèo. Cuộc vận động "Ngày v́ người nghèo" trong năm nay đă huy động được gần 5 tỷ đồng và đă hỗ trợ kịp thời cho hộ nghèo. Các ngành, các địa phương trong tỉnh đă giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động, đào tạo nghề cho 4.500 nông dân; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh c̣n tuyển dụng 600 lao động là người dân tộc thiểu số vào làm việc./.

(Nguồn: TTXVN)

B́nh Phước: Trồng 2.000 ha cây ca cao xen dưới tán vườn điều. Sau gần hai năm triển khai chương tŕnh trồng cây ca cao xen dưới tán điều do Dự án Sucess Alliance (Mỹ) hỗ trợ, tỉnh B́nh Phước đă trồng được hơn 2.000 ha, trong đó có hai huyện Bù Đăng và Phước Long có diện tích trồng xen chiếm lớn nhất, trên 1000 ha. Ông Huỳnh Xuân Linh, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Bù Đăng, cho biết: Cây ca cao ưa sống dưới bóng râm, do đó rất thích hợp dưới tán cây điều, nhất là vườn điều già. Đồng thời, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của B́nh Phước khá phù hợp với cây ca cao. Tỷ lệ cây mới trồng sống trên 80%, sau 14 tháng đă có trái, với 1 kg hạt/cây. Ngoài ra, những yêu cầu về kỹ thuật để trồng cây ca cao khá đơn giản, nhu cầu dinh dưỡng thấp, không cần nhiều nước. Việc trồng ca cao xen dưới tán vườn điều cũng sẽ góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất. Theo tính toán, khi cây ca cao đi vào thu hoạch, thu nhập trên cùng một diện tích đất có thể tăng thêm từ 30% đến 50%. Theo các nhà chuyên môn, hiện nay nhu cầu ca cao trên thị trường rất lớn, giá cả ổn định, do đó việc phát triển cây cao ca tại B́nh Phước rất thuận lợi. Cây ca cao đang được kỳ vọng là cây xóa đói giảm nghèo mới tại địa phương.

Hiện nay, khoảng 20% diện tích trồng xen cây ca cao trên địa bàn tỉnh đă cho trái và đầu ra đă có nơi tiêu thụ ổn định với giá 20.000đồng /kg../.

(Nguồn: TTXVN)

Lâm Đồng: Triển khai mô h́nh nuôi gà an toàn sinh học. Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng cho biết sau thời gian nuôi thử nghiệm ở tỉnh Lâm Đồng, mô h́nh nuôi gà an toàn sinh học đă khẳng định được nhiều ưu điểm vượt trội so với cách nuôi gà thả vườn truyền thống. V́ vậy Trung tâm đang hướng dẫn nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh triển khai mô h́nh nuôi gà an ṭan sinh học trên diện rộng. Từ 10 mô h́nh nuôi thử nghiệm (mỗi mô h́nh 500 con gà) tại Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương… cho thấy, nếu nuôi đúng quy tŕnh kỹ thuật th́ cách nuôi gà an toàn sinh học không những cho tỉ lệ sống trong đàn cao, tốc độ tăng trọng nhanh, đạt hiệu quả kinh tế lớn mà đặc biệt là cho ra thị trường những sản phẩm gia cầm sạch, có chất lượng thịt cao hơn nhiều so với thịt gà nuôi công nghiệp. Theo Trung tâm khuyến nông Lâm Đồng th́ việc nuôi gà theo mô h́nh an toàn sinh học này không khó (nhất là với những gia đ́nh đă nuôi gà theo mô h́nh trang trại) cả về kỹ thuật cũng như về vốn đầu tư.

Lâm Đồng có điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng các mô h́nh nuôi gà an toàn sinh học (có vườn rộng, nằm xa khu dân cư…). V́ vậy việc nhân rộng mô h́nh này là một hướng đi thích hợp để người dân phát triển chăn nuôi gia cầm trong t́nh h́nh vẫn c̣n nhiều nguy cơ về dịch cúm gia cầm hiện nay./.

(Nguồn: TTXVN)

Quảng Ngăi: Năm 2006, các huyện miền núi giảm gần 3.200 hộ nghèo. Đến cuối năm 2006, 6 huyện miền núi Trà Bồng, Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long và Tây Trà (Quảng Ngăi) đă giảm được gần 3.200 hộ nghèo (theo chuẩn mới). Trong đó, huyện Ba Tơ giảm được 1.026 hộ, là địa phương giảm hộ nghèo nhiều nhất. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của Ba Tơ c̣n 53,83%, thấp nhất so với các huyện miền núi; các huyện Trà Bồng và Sơn Hà mỗi huyện cũng đă giảm được từ 680 hộ đến gần 880 hộ nghèo. Tuy nhiên, số hộ nghèo ở các huyện miền núi nêu trên vẫn c̣n hơn 28.600 hộ, chiếm tỷ lệ 65,88% tổng số hộ. Huyện Tây Trà vẫn c̣n trên 88% hộ nghèo, chiếm tỷ lệ cao nhất so với 6 huyện miền núi của Quảng Ngăi.

Trong năm 2006, 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngăi đă gieo trồng được trên 18.000 ha cây lương thực có hạt, sản lượng lương thực quy thóc cả năm ước đạt gần 53.800 tấn, tăng gần 3.200 tấn so với năm 2005 và vượt 2,3% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, các huyện cũng đă phát triển đàn trâu, đàn ḅ gần 80.000 con, đàn lợn trên 71.000 con; thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 37,5 tỷ đồng, vượt 21,1% kế hoạch. Hoạt động thương mại và dịch vụ có sự chuyển biến mạnh, việc giao lưu buôn bán trao đổi hàng hoá, tiêu thụ các loại nông sản thực phẩm giữa các vùng ngày càng phát triển và thuận lợi nhờ hệ thống giao thông thông suốt từ trung tâm các huyện đến các xă, trung tâm cụm xă, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, giảm được hộ nghèo tại mỗi huyện từ 10 đến 11% so với cuối năm 2005./.

(Nguồn: TTXVN)

Phú Thọ: Huyện Tam Nông chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có gần 90% dân số sống bằng nghề nông. Nếu chỉ dựa vào 4.375ha đất trồng lúa th́ huyện không đủ lương thực cho hơn 11 vạn dân. V́ vậy, Tam Nông đă tận dụng thế mạnh của hơn hai ngàn ha đất băi để trồng ngô, rau, màu. Vụ đông năm nay, Tam Nông đă đưa giống ngô C919 (ngô Mỹ) và giống ngô NK4300 (Thụy Sĩ) vào trồng đại trà 1.100ha cho năng suất b́nh quân 190 đến 200kg/sào, tăng 15 đến 20% so với năng suất giống ngô cũ CP888, LVN4, P11. Từ thực hiện đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, sản lượng cá của huyện năm 2005 đạt trên 1.000 tấn, giá trị hơn 100 tỷ đồng... Điển h́nh là xă Thượng Nông có 227ha ao hồ, trong đó cánh đồng 1 cá 1 lúa HTX khoán cho nhóm hộ nuôi trồng thủy sản đă thu hoạch gần 200 tấn cá/năm. Trang trại cá - sen của ông Lê Đ́nh Quang với 7ha đầm nuôi cá và trồng sen mỗi năm ông thu 10 đến 11 tấn sen hạt, 10 tấn cá, giá trị trên 300 triệu đồng. Năm 2005, HTX nông nghiệp Thượng Nông đă tổ chức sản xuất đạt giá trị là 19 tỷ đồng, riêng thu từ ngành nghề nuôi trồng thủy sản đă chiếm 50% giá trị sản xuất của xă. Tận dụng ưu thế đất g̣ đồi, đất băi ven sông để trồng cỏ, huyện đă lập đề án phát triển đàn ḅ thịt lai sind: đến nay, toàn huyện có tổng đàn ḅ 17.620 con, đạt 112,9% kế hoạch đề ra cho năm 2006, chất lượng đàn ḅ đă được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, huyện c̣n trồng 400 ha cây sơn nhựa, hiện hơn 100 ha đang khai thác cho sản lượng hàng chục tấn nhựa/năm tạo ra giá trị không nhỏ, bởi giá 1kg sơn thời điểm này là từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng./.

(Nguồn: TTXVN)

Tiền Giang: Trồng tre lục trúc cho thu nhập cao. Ông Trần Văn Dũng ngụ tại xă Phước Lập (Tân Phước, Tiền Giang), trồng 1ha tre Lục Trúc cho sản lượng 14 tấn măng/ha nhưng có giá trị cao gấp 4-5 lần lọai măng Mạnh Tông và Điền Trúc (năng suất từ 80 đến 90 tấn/ha), cho thu nhập trên 400 triệu đồng/năm. Măng Lục Trúc có xuất xứ từ Đài Loan, vị ngọt dịu, được thị trường ưa chuộng. Giống măng này dễ trồng, chịu được phèn (độ pH trên 4,5) nên có thể trồng trên nhiều lọai đất khác nhau. Thời gian trồng tre lấy măng thích hợp khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm và sau 5-7 tháng cho thu hoạch

Thấy trồng tre Lục Trúc cho thu nhập cao nhiều nông dân vùng giáp ranh Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An và Đồng Tháp đă t́m đến gia đ́nh ông để t́m hiểu mô h́nh trồng tre này. Hiện nay, ngoài việc trồng tre Lục Trúc lấy măng, gia đ́nh ông Dũng c̣n nhân giống tre này bán cho người dân có nhu cầu với giá 15.000 đồng/nhánh và sẵn sàng đến tận nơi hướng dẫn cho nông dân trồng. Ng̣ai ra, ông c̣n bán cả nhánh tre già và cành tre cho HTX thủ công ở thành phố Mỹ Tho làm giỏ trồng hoa với giá 500 đồng/giỏ./.

(Nguồn: TTXVN)
 

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản

Năng suất cao su Việt Nam tương đương thế giới. Tổng Công ty Cao su Việt nam cho biết, hiện nay, Tổng Công ty có 5 công ty thành viên và 35 nông trường đạt năng suất b́nh quân 2 tấn/ha, góp phần đưa năng suất b́nh quân của tổng công ty lên 1,73 tấn/ha, tương đương với nước đạt năng suất mủ cao trên thế giới là Ấn Độ.

Năm 2006 với thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán cao, nên hầu hết các công ty cao su thành viên đă chú trọng vào công tác bảo vệ vườn cây, đầu tư các tiến bộ khoa học trong việc thâm canh, tăng năng suất, chống sâu bệnh trên cao su... Nhờ đó, có nhiều công ty và nông trường đă đạt năng suất trên 2 tấn/ha. Điển h́nh như Công ty cao su Lộc Ninh năm nay sẽ đạt năng suất 2,1 tấn/ha, đứng thứ hai sau Công ty cao su Tây Ninh dự kiến đạt năng suất 2,3 tấn/ha (cao nhất trong toàn ngành cao su). Các Công ty cao su B́nh Long, Đồng Phú, Tân Biên, Phước Ḥa cũng dự kiến sẽ đạt năng suất 2 tấn/ha trong năm nay. Nhờ vậy, nên năm 2006 này, theo thông báo của Tổng Công ty Cao su Việt Nam sẽ có tổng doanh thu đạt mức cao nhất từ trước đến nay với khoảng 10.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế sẽ đạt 4.000 tỷ đồng.

Hiện nay, Tổng công ty đă triển khai kế hoạch trồng mới thêm 70.000 ha trong giai đoạn từ năm 2006-2010, đến năm 2013 định h́nh diện tích cao su trong nước là 320.000 ha (chưa tính đến diện tích 100.000 ha liên doanh trồng mới cao su ở nước bạn Campuchia và Lào), với năng suất b́nh quân đạt từ 1,8 đến 2 tấn/ha./.

(Nguồn: TTXVN)

 

Tháng 1-2007, công bố thương hiệu chè Thái Nguyên. Sở Khoa học- Công nghệ Thái Nguyên cho biết, tháng 1-2007 sẽ công bố thương hiệu chè Thái Nguyên. UBND tỉnh Thái Nguyên đă phê duyệt logo chính thức và giao cho Hội Nông dân tỉnh đứng tên và quản lư, sử dụng nhăn hiệu tập thể chè Thái Nguyên sau khi được bảo hộ.

Hiện tại, trên thị trường có quá nhiều loại chè không xuất xứ từ Thái Nguyên nhưng vẫn mang nhăn hiệu "Chè Thái Nguyên" làm thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên sẽ bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sản xuất, kinh doanh mặt hàng này và làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm chè.

(Nguồn: SGGP)

 

Ngành trái cây Việt Nam trước thềm hội nhập WTO. Để trái cây Việt Nam có thể hội nhập với thị trường toàn cầu, Việt Nam cần tập trung phát triển những mặt hàng thực sự mang đặc trưng hương vị Việt Nam. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng, hạ giá thành và duy tŕ bền vững các ưu thế đặc trưng đó; cần bảo tồn các nguồn gien nội địa “đặc sản” ví dụ bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, Đoan Hùng, xoài cát Hoà Lộc… rồi qui hoạch phát triển theo từng vùng sinh thái…có như thế mới giành được cơ hội cạnh tranh.         Trong chiến lược của ngành nông nghiệp, rau quả được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, thời gian gần đây, trái cây Việt đang ngày càng thu hẹp và mất dần thị trường xuất khẩu. Nếu năm 2001, trái cây Việt được xuất khẩu đến 42 nước và vùng lănh thổ, kim ngạch xuất khẩu đạt 330 triệu USD, th́ năm 2005 chỉ c̣n lại 36 nước, kim ngạch cũng giảm mất gần một nửa.

Không chỉ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, ngay tại sân nhà, mặt hàng này cũng phải đối mặt với sự tràn ngập của các loại trái cây ngoại nhập. Theo Hội khoa học kinh tế Việt Nam, tại TP.HCM, trong khoảng 500 tấn trái cây nhập về chợ hàng ngày có đến 300 tấn là trái cây nhập khẩu và trong đó 90% là trái cây nhập từ Trung Quốc. Tổng Công ty Rau quả Việt Nam cho rằng, chúng ta thua kém các nước không chỉ ở chất lượng, công nghệ bảo quản kém, kích cỡ không đều mà c̣n nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.  Chính các yếu tố này đă làm giảm khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam. 

Trong khuôn khổ WTO, trái cây không phải là mặt hàng được ưu tiên bảo hộ đặc biệt. Thậm chí hiện nay, theo lộ tŕnh cắt giảm thuế của Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), năm nay thuế suất cho trái cây lưu chuyển từ nước này sang nước khác trong nội bộ khối ASEAN chỉ c̣n ở mức là 0-5%. Với mức thuế này, trái cây Thái Lan và các nước khác dễ dàng xâm nhập và thị trường Việt Nam.

Xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết để khẳng định h́nh ảnh và bảo vệ sản phẩm xuất khẩu của nước ta v́ phần lớn trái cây Việt Nam đều “vô danh” phải núp bóng dưới các nhăn và thương hiệu nước ngoài (chiếm đến 90%).

Ngày 10.11, thanh long Việt Nam nhận chứng chỉ ra thị trường quốc tế: Hợp tác xă (HTX) thanh long Hàm Minh (B́nh Thuận) chính thức nhận chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế EurepGAP. Đây là đơn vị đầu tiên trong ngành trái cây Việt Nam nhận chứng chỉ này, giúp HTX Hàm Minh tiếp cận với thị trường cao cấp ở Châu Âu và Mỹ. Một số cơ quan về tài trợ phát triển của Mỹ và Australia đă đầu tư cho ngành trồng thanh long Việt Nam, giúp đỡ HTX nhận chứng chỉ này và t́m cơ hội mới cho trái thanh long.

(Vinanet)

 

Đồng Nai: ngành chế biến gỗ trước thách thức hội nhập. Theo Hiệp Hội chế biến lâm sản Đồng Nai, hiện toàn tỉnh có 162 doanh nghiệp (DN) chế biến, kinh doanh gỗ, trong đó 1/3 số DN làm hàng xuất khẩu, thu hút hàng ngh́n lao động nhàn rỗi tại địa phương. Số cơ sở kinh doanh và chế biến gỗ tập trung phần lớn ở thành phố Biên Ḥa với hơn 400 DN.

Các sản phẩm gỗ ở Đồng Nai xuất khẩu thời gian qua tập trung vào các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu gỗ của các DN đạt gần 20 triệu USD th́ đến năm nay, dự kiến là 80 triệu USD, tăng 4 lần. Đấy là chưa kể hàng năm, các DN c̣n làm ra khối lượng hàng hóa trị giá hàng chục tỷ đồng phục vụ tiêu dùng trong nước. Trong khi, nguồn gỗ nguyên liệu phải nhập tới 80%.

Ông Lại Như Minh, Giám đốc Công ty TNHH gỗ Tuấn Lộc- một DN xuất khẩu hàng đầu ở Đồng Nai với kim ngạch 5 triệu USD/ năm cho biết: càng mở rộng thị trường xuất khẩu, càng đ̣i hỏi sức cạnh tranh về chất lượng, mẫu mă, nhất là những nước công nghiệp phát triển, trong khi đó các DN ở Đồng Nai chủ yếu làm theo đơn đặt hàng mà ít có tính sáng tạo, chính điều này đă làm cho các DN bỏ lỡ nhiều cơ hội làm ăn lớn. Một hạn chế khác không kém phần quan trọng là năng lực c̣n hạn chế và thiếu nguồn vốn nên quy mô sản xuất c̣n nhỏ lẻ, việc tổ chức liên kết hợp tác c̣n lỏng lẻo nên chưa tạo ra được những đơn đặt hàng lớn.

Hiện b́nh quân số vốn của một DN chế biến gỗ tương đối lớn ở Đồng Nai khoảng 50 tỷ đồng và DN nhỏ khoảng 10 tỷ đồng và công nghệ sản xuất chậm đổi mới, cộng vào đó là chưa có hệ thống phân phối hàng hóa, nên phần lớn các DN c̣n làm ăn theo kiểu "tự sản, tự tiêu" đă hạn chế không nhỏ năng lực sản xuất truyền thống vốn có từ các làng nghề. Ở thành phố Biên Ḥa, có một số DN do chủ động đầu tư máy móc thiết bị và tăng cường quảng bá nên 80% sản phẩm được xuất khẩu, giải quyết việc làm ổn định cho hàng trăm lao động. Tuy nhiên, hiện vẫn c̣n nhiều DN chế biến gỗ do nguồn vốn c̣n hạn hẹp, làm ăn theo kiểu "c̣ con" nên vẫn chưa thể mở mang được thị trường ở ngoài tỉnh, chứ chưa nói đến xuất khẩu. V́ vậy, theo các DN chế biến gỗ trên địa bàn, để ngành gỗ Đồng Nai có sự tăng trưởng nhanh, ngoài việc cơ cấu lại ngành chế chế biến gỗ, tập trung phát triển những mặt hàng trọng yếu; xây dựng chiến lược mặt hàng, tỉnh nên sớm có cơ chế ưu đăi, cho các DN vay vốn, khuyến khích giao đất trồng rừng cho DN để các DN chủ động nguyên liệu trong sản xuất./.

(Nguồn: TTXVN)

Chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
ĐC: 16 Thuỵ Khuê, Hà Nội
ĐT: (04) 7280490 - Fax: (04) 7280492
Email: agroinfo@ipsard.gov.vn  Website:www.ipsard.gov.vn