Bản tin E-news tuần từ 23/10 - 03/11/2006

I. Thị trường và ngành hàng

Việt Nam trúng thầu 14.000 tấn gạo tại Nhật Bản

Giá cao su tuần cuối tháng 10 giảm

Kỷ lục xuất khẩu hồ tiêu: 178 triệu USD.

Giá hạt tiêu kỳ hạn giảm thấp.

Xuất khẩu cao su vượt 1 tỉ USD.

B́nh Định: giá dừa trái tăng cao.

Vào vụ, đường tiếp tục giảm giá.

 Giá cao su thiên nhiên tăng nhanh.

Rau xanh và gạo tăng giá vùn vụt.

II. Phát triển nông thôn

Tuyên Quang: Quư IV/2006 đảm bảo sản xuất 1.300 tấn chè XK.

An Giang: diện tích trồng nấm rơm tăng gấp 7 lần.

Bắc Ninh: đưa diện tích cây đỗ tương đông lên gần 820 ha trên chân đất hai vụ lúa.

Lâm Đồng: trồng cà chua theo phương pháp mới đạt doanh thu hơn 300 triệu đồng/ha.

Phú Yên: lai tạo nhiều giống lúa cho năng suất cao.

Đồng Tháp: người nông dân đầu tiên sáng chế thành công máy gặt đập liên hợp.

Bắc Giang: Nông dân giàu lên nhờ nuôi nhím.

Huyện miền núi Bắc Quang được mùa cam quả.

900.000 USD hỗ trợ khuyến nông vùng miền núi.

Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xă

Bạc Liêu: khống chế được bệnh lở mồm long móng

Người trồng cà phê bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng v́ ve sầu đất.

Huyện Chợ Mới: nhiều diện tích rau màu đạt giá trị sản xuất hơn 360 triệu đồng/ha.

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản

Đẩy mạnh xuất khẩu trái cây và rau sang thị trường Hà Lan.

4 nhà máy đường cam kết không tranh mua nguyên liệu.

Công ty cổ phần Đoàn Kết trồng sầu riêng xen cà phê cho hiệu quả kinh tế cao.

Tổng Cty cao su Việt Nam: Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng 194 triệu USD.

Ngành điều đến lúc khó khăn!

B́nh Dương: kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt gần 500 triệu USD.

IV Chính sách 

I. Thị trường và ngành hàng

 Việt Nam trúng thầu 14.000 tấn gạo tại Nhật Bản. Trong cuộc đấu thầu gạo ở Tokyo ngày 27/10, Việt Nam lại trúng thầu 14.000 tấn gạo tẻ hạt dài. Đây là lần thứ 6 kể từ đầu năm đến nay, gạo của Việt Nam trúng thầu tại Nhật Bản. Giá trung b́nh đợt đấu thầu lần này là 65.825 yen/tấn (tương đương 562 USD/tấn). Như vậy, sau 6 lần trúng thầu, tổng số gạo Việt Nam bán cho Chính phủ Nhật Bản từ đầu năm đến nay là 116.078 tấn, trong đó có 3.000 tấn gạo nếp. Năm 2005, ta chỉ trúng thầu 79.024 tấn, trong đó có 80 tấn gạo nếp. Để bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường kiểm tra chất Orysastrobin tồn đọng trong gạo và chấp hành tốt các quy định theo Luật vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản./.

(Theo VOV)

 Giá cao su tuần cuối tháng 10 giảm. Giá cao su tuần qua giảm do ảnh hưởng của thời tiết khô hanh trái mùa ở một số nước sản xuất cao su chủ chốt ở châu Á là Inđônêxia và Thái Lan. Các nhà giao dịch dự đoán nếu trong vài ngày tới thời tiết không thay đổi, nguồn cung mủ cao su trở nên dồi dào hơn, khiến giá cao su sẽ c̣n giảm. Tại Sở Giao dịch Hàng hóa Tôkyô (TOCOM), trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 27/10, giá cao su tự nhiên giao tháng 2/07 đă giảm xuống 223 yên/kg, so với mức 233,50 yên/kg tuần trước đó. C̣n trên thị trường Xingapo, giá cao su RSS3 giao tháng 1/07 cũng giảm từ 192,25 xu Mỹ/kg tuần trước đó, xuống 185,50 xu Mỹ/kg vào cuối phiên ngày 27/10.

www.vnanet.vn

 Kỷ lục xuất khẩu hồ tiêu: 178 triệu USD. Xuất khẩu 112.000 tấn, đạt 178 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2006, là con số kỷ lục trong xuất khẩu của ngành hồ tiêu VN từ trước đến nay. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu xuất khẩu hiện nay dù đă giảm chút ít nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 2.500 USD/tấn, trong khi tháng 3 là 1.280 USD/tấn (loại 500 mg/l) và dự báo có khả năng tăng thêm. Giá hồ tiêu trong nước ở mức 40.000 đồng/kg (đầu năm là 17.000 đồng/kg). Theo khuyến cáo của VPA, diện tích hồ tiêu đă vượt 50.000 ha, sản lượng cũng đă vượt trên 100.000 tấn, do vậy, bà con không nên trồng mới, mà chủ yếu là đầu tư thâm canh, để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm.

(Nguồn: SGGP)

 Giá hạt tiêu kỳ hạn giảm thấp. Sức ép từ hoạt động thanh lư đă khiến giá hạt tiêu kỳ hạn giảm thấp trong ngày giao dịch vừa qua. Trên sàn NCDEX, giá giao tất cả các kỳ hạn đều giảm. Hợp đồng tháng 11/06 c̣n 10.470 rupi/tạ, giảm 319 rupi so với 10.789 rupi/tạ của ngày giao dịch trước. Giá giao các kỳ hạn c̣n lại giảm từ 374-407 rupi/tạ. Cùng với xu thế giảm giá trên thị trường kỳ hạn, giá hạt tiêu trên thị trường giao ngay cũng giảm thấp, khoảng 300 rupi xuống c̣n 10.300 rupi/tạ với loại chưa chọn và 10.900 rupi/tạ với loại MG1. Theo các nguồn tin thương mại, đây là lúc cao điểm cần có sự can thiệp của các nhà quản lư để hạn chế t́nh trạng dao động thất thường không kiểm soát của thị trường.

(Nguồn tin: Blonnet)

 Xuất khẩu cao su vượt 1 tỉ USD. Theo Bộ Thương mại, tính hết tháng 10-2006, kim ngạch xuất khẩu cao su của VN đă đạt 1,089 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu cao su đạt trên 1 tỉ USD, đồng thời vượt kế hoạch cả năm 2006 (chỉ tiêu cả năm là 860 triệu USD). Theo Tổng công ty Cao su VN (Geruco), dù giá cao su đă giảm kể từ tháng tám, nhưng giá bán cao su b́nh quân năm nay của Geruco sẽ đạt mức 30 triệu đồng/tấn. Nhờ vậy lợi nhuận trước thuế của Geruco sẽ đạt khoảng 4.000 tỉ đồng so với 3.000 tỉ năm 2005.

www.tuoitre.com.vn

 B́nh Định: giá dừa trái tăng cao. Trong tháng 10, giá dừa trái trên thị trường B́nh Định đă tăng lên khá cao. Giá dừa trái tăng cao đă tạo thuận lợi cho người trồng dừa, nhưng các cơ sở chế biến cơm dừa xuất khẩu trong tỉnh gặp khó khăn trong cạnh tranh mua nguyên liệu, khiến một số cơ sở thiếu nguyên liệu chế biến. Ông Phan Thanh Hữu, Giám đốc Cty Thực phẩm xuất khẩu B́nh Định, cho biết: "Với giá dừa trái tăng cao như hiện nay, Cty đă ngừng thu mua, v́ chế biến sẽ không có lăi". Được biết, Cty thực phẩm xuất khẩu B́nh Định đă kư hợp đồng xuất khẩu cơm dừa đông lạnh sang thị trường Mỹ. Theo phía đối tác yêu cầu, mỗi tháng phía Cty xuất 250 tấn cơm dừa đông lạnh, nhưng do thiếu nguyên liệu nên chỉ đáp ứng khoảng 123 tấn/tháng.

(Nguồn tin: NNVN)

 Vào vụ, đường tiếp tục giảm giá. Các DN đă tiếp tục giảm giá đường thêm 600-800 đồng/kg so với tháng trước do bắt đầu vào vụ sản xuất mới. Những ngày cuối tháng 10, giá đường bán buôn là 7.000-7.200 đồng/kg cho đường kính trắng, giá đường bán lẻ khoảng 9.500-11.500 đồng. Trong tháng 11 sẽ có thêm nhiều nhà máy nữa đi vào sản xuất... lượng đường cung cấp sẽ đạt khoảng 296.500 tấn. Tuy nhiên, hiện nay giá đường trong nước vẫn cao hơn các nước xung quanh, cụ thể là Thái Lan. V́ vậy, vấn đề mà các DN lo lắng lúc này là nạn buôn lậu đường. Bộ Thương mại cũng đă yêu cầu lực lượng chức năng tập trung chống buôn lậu, coi đây là biện pháp quan trọng để b́nh ổn thị trường đường trong nước. Giá đường thế giới dự báo sẽ giảm trong tháng 11 và nguồn cung niên vụ 2006-2007 sẽ vượt cầu. T́nh trạng thiếu đường kéo dài suốt 3 niên vụ qua sắp chấm dứt.

(Theo thị trường)

 Giá cao su thiên nhiên tăng nhanh. Ngược lại với xu thế giảm mạnh của tháng 8/2006, giảm 25-18%, bốn tuần qua giá cao su thiên nhiên trên nhiều thị trường đă ở xu thế tăng nhanh. Tại Tokyo và Thượng Hải giá cao su RSS3 giao ngay ngày 27/10/2006 đạt 221,76 Yên/kg và 19.885 NDT/tấn, tăng 6,1% và 8,2% so với đầu tháng 10/2006. Tại Singapore giá cao su RSS2 giao ngay thời gian đă tăng gần 4%, lên 2.985 SGD/tấn, FOB. So với cùng kỳ năm trước, giá cao su tại Tokyo và Thượng Hải hiện đă tăng 16-18% trong khi tại Singapore tăng 5- 6%. Theo Dow Jones, nguyên nhân giá tăng là do nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên tăng mạnh từ nhiều công ty sản xuất

săm lốp Nhật Bản và Trung Quốc.

    //www.nongthon.net/

Rau xanh và gạo tăng giá vùn vụt. 2 tuần qua, giá gạo, rau quả ở TP HCM tăng 30-40%. Người bán hàng và các Ban quản lư chợ giải thích, gạo đang thiếu do tập trung xuất khẩu, c̣n rau tăng giá bởi nhu cầu tiêu thụ tăng. Trao đổi với VnExpress, đại diện Ban quản lư chợ Trần Chánh Chiếu, đầu mối cung cấp gạo cho TP HCM, th́ khẳng định nguồn cung gạo cho thành phố đang giảm, giá dự báo sẽ tiếp tục tăng thêm 500-1.000 đồng/kg nữa do hàng loạt hợp đồng và đơn hàng xuất đến hạn thanh lư. Hằng ngày, lượng gạo về chợ đạt dưới 200 tấn, giảm khoảng 30-50 tấn so với b́nh thường.

   (Theo vnexpress)

 
 

 

II. Phát triển nông thôn

 

Tuyên Quang: Quư IV/2006 đảm bảo sản xuất 1.300 tấn chè XK. UBDN tỉnh Tuyên Quang vừa đồng ư cho 3 doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh là Mỹ Lâm, Sông Lô, Tân Trào vay 2,5 tỷ đồng để bổ sung vào nguồn vốn lưu động nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DN này, đảm bảo trong quư IV năm 2006 sản xuất đạt và vượt mức 1.300 tấn chè xuất khẩu. UBND tỉnh c̣n chỉ đạo Sở Công nghiệp phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cấp, ngành liên quan, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháo gỡ khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh cho các DN chè ngoài quốc doanh. Hiện nay, các đơn vị đang hoàn tất các thủ tục, sớm đề nghị các cấp, các ngành có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng nhằm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nâng cấp nhà xưởng, tăng năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm.

   (Nguồn tin: Thị trường)

An Giang: diện tích trồng nấm rơm tăng gấp 7 lần. Năm 2006, nông dân An Giang trồng 1.000 ha nấm rơm, tăng gấp 7 lần so với năm 2005. Năm nay, nông dân trồng nấm rơm "được giá", thu lợi nhuận từ 124 đến 144 triệu đồng/ha thu hút nhiều nông dân tham gia. Chính quyền địa phương mời cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm và lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nấm rơm cho nông dân; tổ chức tổ dịch vụ thu mua nấm tươi sơ chế và đem bán cho các đại lư ở Thốt Nốt (Cần Thơ) và tiêu thụ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những hộ trồng nấm rơm bán tại chợ giá 12.000 đồng/kg, sau khi trừ các loại chi phí lăi 150 triệu đồng/ha. Xă Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn phong trào trồng nấm rơm đang pháp triển rất mạnh, vụ hè thu năm nay có 300 hộ trữ rơm trồng nấm, hàng trăm nông dân đăng kư trồng nấm rơm sau khi thu hoạch lúa vụ 3.

   (Nguồn tin: TTXVN)

Bắc Ninh: đưa diện tích cây đỗ tương đông lên gần 820 ha trên chân đất hai vụ lúa. Học tập kinh nghiệm từ mô h́nh trồng đỗ tương ở tỉnh Hà Tây, vụ đông năm 2006- 2007 này, huyện Gia B́nh, tỉnh Bắc Ninh có kế hoạch gieo trồng 819,8 ha cây đỗ tương đông trên chân ruộng hai vụ lúa, tăng gần 5 % so với diện tích đă trồng trong vụ đông xuân trước. Có 66/74 hợp tác xă (HTX) đă hướng dẫn, vận động xă viên làm đất, mua sắm vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để triển khai gieo trồng đỗ tương vụ đông. Theo kế hoạch dự kiến, mỗi HTX gieo trồng từ 15 ha đến 25 ha cây đỗ tương đông giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu rét, năng suất cao, thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá như ĐT 12, VX 93, DT 84, DT 22... có thể cho thu nhập cao tới 60 - 70 triệu đồng/ha/năm. Để giúp bà con xă viên nắm được kĩ thuật, ngay từ đầu tháng 10, Trạm khuyến nông huyện, Pḥng kinh tế huyện đă cử cán bộ xuống từng HTX hướng dẫn các khâu thời vụ, chọn giống, làm đất, sử dụng phân bón, cách thức pḥng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản... để xă viên có thể làm vụ đỗ tương đông thắng lợi./.

   (Nguồn tin: TTXVN)

Lâm Đồng: trồng cà chua theo phương pháp mới đạt doanh thu hơn 300 triệu đồng/ha. Nhờ trồng các giống cà chua ghép theo kỹ thuật mới nên hiện nay chỉ với giá bán b́nh quân tại vườn 1,5 ngh́n đồng/kg, nông dân ở vùng chuyên canh rau của Đơn Dương đă đạt doanh thu hơn 300 triệu đồng/ha/năm từ cây cà chua.

Đơn Dương là vùng trồng cà chua lớn nhất ở Lâm Đồng với diện tích gieo trồng hằng năm lên đến 3 ngh́n ha. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp huyện đă đẩy mạnh việc chuyển giao kỹ thuật trồng cà chua ghép theo phương pháp thâm canh mới trong nhà nilon nên việc trồng cà chua của nông dân đă đạt hiệu quả kinh tế cao. B́nh quân mỗi ha cà chua đạt năng suất 65 đến 70 tấn/vụ và với hệ số sử dụng đất trồng cà chua là 2,5 ṿng/năm th́ người trồng cà chua có thu hoạch khoảng 200 tấn/ha/năm. Theo bà Nguyễn Thị Bé, Trưởng Pḥng nông nghiệp huyện Đơn Dương, việc chăm sóc cà chua không khó và chi phí đầu tư không cao như nhiều loại rau quả khác nên lợi nhuận từ trồng cà chua đang rất hấp dẫn nhiều nông dân.

Lâm Đồng đang triển khai thử nghiệm mô h́nh trồng cà chua tưới thấm nhỏ giọt trong nhà kính ở vùng chuyên canh rau Đơn Dương. Kết quả ban đầu cho thấy năng suất cà chua tăng lên đến 100 tấn/ha/vụ. Nếu mô h́nh này được nhân rộng th́ doanh thu từ cây cà chua ở Lâm Đồng sẽ tăng rất cao trong thời gian tới.

   (Nguồn tin: TTXVN)

Phú Yên: lai tạo nhiều giống lúa cho năng suất cao. Trại Giống lúa Ḥa An, thuộc Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên đang thực hiện lai tạo nhiều giống lúa có những tính năng phù hợp với vùng đất, khí hậu của địa phương và cho năng suất cao. Trại đă sử dụng 12 tổ hợp giống, gồm 34 ḍng (21 ḍng F8 và 13 ḍng F7) để duy tŕ ḍng lúa thuần. Sau đó, sử dụng các ḍng lúa thuần để lai tạo giống lúa. Kết quả sau khảo nghiệm sản xuất giống lúa, tất cả các ḍng lúa lai tạo đều phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Năng suất thực thu của các tập đoàn giống lúa ML, TH đạt từ 74,45 tạ đến 85,43 tạ/ha/vụ, vượt các ḍng lúa đối chứng từ 9,92 đến 20,9 tạ/ha/vụ, trong đó, triển vọng nhất có các ḍng lúa 37-3, 42-1. Trại Giống lúa Hoà An sẽ tiếp tục khảo nghiệm sản xuất thêm 2 vụ lúa giống nữa để chọn ra từ 2 đến 3 ḍng lúa có tính năng ưu việt và năng suất cao nhất để đăng kư tuyển giống có chất lượng cao với tỉnh và phát triển gieo sạ ra đại trà ..../.

   (Nguồn tin: TTXVN)

Đồng Tháp: người nông dân đầu tiên sáng chế thành công máy gặt đập liên hợp. Đó là anh Huỳnh Văn Út ở ấp An Lạc, xă An B́nh, huyện Cao Lănh (Đồng Tháp) sáng chế thành công một máy gặt đập liên hợp. Máy vừa gặt lúa, suốt lúa đưa lúa hạt vào bao lại vừa rải rơm rất đều trên diện tích vừa gặt.

Máy gặt đập liên hợp của anh Út có trọng lượng 1,4 tấn, động cơ máy diesel, đường cắt lúa rộng 1,9 mét, năng suất hoạt động 3 ha/ngày, giá thành của máy từ 80 đến 100 triệu đồng, tương đương các loại máy được sản xuất trong khu vực nhưng khắc phục được những nhược điểm của máy gặt do Nhật sản xuất. Sau khi hoạt động thử thành công, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đă có buổi tŕnh diễn máy gặt đập này của anh Út tại huyện Lấp Ṿ. Ưu điểm của máy là đường cắt rộng, năng suất tăng hơn 1 ha/ngày so với các máy khác vẫn được dùng ở các tỉnh Long An hay An Giang. Máy vẫn hoạt động tốt vào ban đêm, trong điều kiện mưa băo, bất kể lúa ướt hay lúa ngă đổ, lúa ngập nước từ 10 đến 20 cm máy của anh Út đều cắt được và hoạt động tốt. Máy gặt đập của anh Út chỉ cần 2 người sử dụng sẽ thay thế được 30 người gặt trong ngày, chưa tính đến suốt lúa hoặc rải rơm. Nhiều khách hàng từ xa đă tới đặt mua máy của anh lắp ráp./.

   (Nguồn tin: TTXVN)

Bắc Giang: Nông dân giàu lên nhờ nuôi nhím. Tỉnh này đang xuất hiện nhiều mô h́nh chăn nuôi nhím, mỗi năm cho thu nhập từ 50-70 triệu đồng/năm. Theo tính toán của những người nuôi nhím th́ mỗi cặp nhím sau khi nuôi 1 năm rưỡi bắt đầu cho sinh sản, đẻ 2 lứa/năm, với giá bán b́nh quân hiện nay là 5,5 triệu đồng một cặp nhím giống. Như vậy mỗi cặp nhím cho thu nhập 11 triệu đồng/năm, trong khi đó chi phí thức ăn không tốn kém, ít bệnh tật, có lăi cao và không cần nhiều công chăm sóc so với các con vật nuôi khác. Đây là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao nên các hộ chăn nuôi nhím đă không có đủ nguồn con giống cung cấp cho thị trường.

   (Nguồn tin: NNVN)

Huyện miền núi Bắc Quang được mùa cam quả. Vụ cam 2006, nông dân huyện miền núi Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) được mùa cam quả và vụ cam năm nay toàn huyện sẽ đạt sản lượng gần 18.000 tấn cam (hơn vụ cam năm ngoái gần 1.500 tấn). Là huyện miền núi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp để phát triển diện tích trồng cây cam và huyện đă xác định: cây cam là cây kinh tế hàng hoá mũi nhọn của huyện, nên trong các năm qua, huyện này đă đầu tư, hỗ trợ để khuyến khích nông dân phát triển mạnh loại cây này. Huyện đă có gần 3.500 ha cam (tăng hơn 1.500 ha so với năm 2.000), và ở tất cả các xă trồng cam trong huyện đều ứng dụng trồng cam sạch, tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để chăm sóc, thâm canh cây cam. Nông dân đă sử dụng phân Plan (loại phân dành riêng để bón cho cây cam) đồng thời phối hợp với bón phân hữu cơ cho cây cam, phun tưới đủ nước cho cây cam vào thời kỳ sắp thu hoạch, như vậy làm cho cam chín chậm trên cây để bán cam quả dần.../. Hiện tại huyện có nhiều vườn cam của nông dân đạt năng suất từ 20 đến 25 tấn quả/ha (cao hơn 10 tấn so các vụ cam trước). Huyện Bắc Quang c̣n xây dựng được thương hiệu cam quả Bắc Quang và khi cam quả đă có thương hiệu th́ sẽ có chỗ đứng trên thị trường.

   (Nguồn tin: TTXVN)

900.000 USD hỗ trợ khuyến nông vùng miền núi. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đă đồng ư viện trợ không hoàn lại 900.000 USD từ nguồn Quỹ Giảm nghèo của Chính phủ Nhật Bản để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện dự án "Đào tạo và khuyến nông dựa vào cộng đồng tại các huyện miền núi". Dự án nhằm phổ biến thông tin và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến, bước đầu hỗ trợ nông dân một số tỉnh miền núi khó khăn giảm t́nh trạng đói nghèo. Chính phủ Việt Nam đóng góp 80.000 USD vào dự án này

Dự án, được triển khai tại các huyện nghèo miền núi của hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá từ quư ba năm nay, sẽ xây dựng các chương tŕnh dựa vào cộng đồng để phát triển nông nghiệp và tạo thu nhập cho người dân, đồng thời tăng cường kỹ năng cho các cán bộ khuyến nông cơ sở, xây dựng mạng lưới nhân rộng các hoạt động khuyến nông tại các hộ nông dân. Dự án cũng hỗ trợ chính quyền cấp xă, thôn bản lập kế hoạch và đánh giá công việc./.

   www.vnanet.vn

Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xă (viết tắt bằng tiếng Anh là CAF) vừa được Thủ tướng Chính phủ kư quyết định thành lập ngày 27/10 nhằm hỗ trợ các hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm, đổi mới phát triển công nghệ, kỹ thuật của các hợp tác xă. Quỹ c̣n có nhiệm vụ hỗ trợ các hợp tác xă phát triển thị trường, mở rộng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và nhân rộng các mô h́nh hợp tác xă, liên hiệp hợp tác xă mới và các mô h́nh hợp tác xă điển h́nh tiên tiến. Trụ sở của Quỹ đặt tại Hà Nội, do Liên minh hợp tác xă Việt Nam là đơn vị quản lư và tổ chức điều hành./.hợp tác xă .

   www.vnanet.vn

 

Bạc Liêu: khống chế được bệnh lở mồm long móng Từ ngày 24/10 đến 01/11/2006, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu không phát hiện thêm trường hợp nào bị bệnh lở mồm long móng (LMLM) từ đàn lợn trong tỉnh.

Ông Nguyễn Phúc Tài, Chi cục trưởng thú y tỉnh Bạc Liêu khẳng định: bệnh LMLM trên đàn lợn của địa phương đă được khống chế, nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan thú y. Trong số 27 xă có lợn bị bệnh LMLM, qua theo dơi đến nay đă có 25 xă có thời gian từ 35 ngày đến 131 ngày không có thêm lợn bị bệnh LMLM; 1 xă qua 28 ngày và 1 xă qua 14 ngày hoàn toàn không có lợn mắc bệnh LMLM. Đạt được kết quả này là nhờ nỗ lực rất lớn của ngành thú y tỉnh đă vượt qua nhiều khó khăn do t́nh trạng thiếu thuốc, cán bộ thú y vẫn kiên tŕ bám địa bàn được phân công, nắm sát diễn biến của dịch bệnh, tiêm thuốc pḥng chống bệnh LMLM cho đàn lợn kịp thời. Công tác tuyên truyền về tác hại của bệnh LMLM cũng được thực hiện tốt, nên người dân có ư thức trong công tác pḥng chống cho đàn lợn, nhờ đó đă góp phần quan trọng giảm thiểu tối đa số lợn bị bệnh LMLM.

   (Nguồn tin: TTXVN)

Người trồng cà phê bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng v́ ve sầu đất. Trong vụ cà phê năm nay, khoảng 64.000 ha cà phê tỉnh Đắk Nông bị giảm hơn 30% năng suất (khoảng 40.000 tấn/ 134.000 tấn), gây thiệt hại cho người trồng cà phê hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, huyện Đắk Mil bị ve sầu đất gây thiệt hại nặng nhất, hơn 10.000/18.000 ha bị nhiễm ve sầu đất.

Theo nông dân, loại ve này phá hoại trực tiếp vào bộ phận của rễ, làm cho cây cà phê nhiễm bệnh rất nhanh, vàng lá và rụng quả dẫn đến chết hàng loạt. Ông Nguyễn Quư Bá, trạm trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Đắk Mil cho biết: năm nay, cà phê bị ve sầu hại nặng nhất, mật độ dày đặc từ 50 đến 200 con/cây.

Bà Nguyễn Thị Thanh B́nh phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Nông cho biết, ngành biết là có dịch ve sầu đất và đă cử cán bộ xuống nắm t́nh h́nh, tuy nhiên vẫn không giúp được ǵ cho nông dân v́ thiếu kinh phí và nhân lực. Hiện nay ngành bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Nông đang khảo sát và nghiên cứu về sự thiệt hại do ve sầu đất gây ra cho cây cà phê. Song, theo các hộ dân, sau khi cây cà phê bị ve sầu hoành hành, họ đă phản ánh và kêu cứu nhiều nơi nhưng vẫn không nhận được sự hồi âm của các cơ quan chức năng./.

   (Nguồn tin: TTXVN)

Huyện Chợ Mới: nhiều diện tích rau màu đạt giá trị sản xuất hơn 360 triệu đồng/ha. Nhờ chuyển đất trồng lúa sang trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao, đến nay, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đă có những diện tích trồng rau đạt giá trị sản xuất 360 triệu đồng/ha rau màu, đưa giá trị sản xuất b́nh quân toàn huyện lên mức 73 triệu đồng/ha.

Để chuyển đổi và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả kinh tế cao và bền vững, huyện Chợ Mới đă đầu tư gần 90 tỷ đồng xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh; quy hoạch vùng trồng màu chuyên canh ở 17 xă, thị trấn; tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội thảo kỹ thuật chọn giống, gieo trồng và chăm sóc màu, hướng tới trồng rau màu "sạch". Huyện cũng đă tổ chức đội ngũ thương lái 25 người thu mua rau màu và đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia. Đến nay, huyện Chợ Mới đă trồng được 23.249 ha rau màu các loại, đạt 104,4% kế hoạch năm và tăng 2.379 ha so năm 2005. Năm 2007, huyện Chợ Mới sẽ chuyển thêm 4.500 ha đất trồng lúa sang trồng các loại rau màu; phấn đấu đạt giá trị sản xuất b́nh quân 90 triệu đồng/ha, hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết Huyện ủy đă đề ra trước 3 năm./.

   (Nguồn tin: TTXVN)


 
 

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản

 Đẩy mạnh xuất khẩu trái cây và rau sang thị trường Hà Lan. Hiệp hội Trái cây Việt Nam phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, Bộ Nông nghiệp Hà Lan tổ chức chương tŕnh cho đoàn doanh nghiệp gồm 12 công ty trong lĩnh vực trồng trọt, chế biến, xuất khẩu trái cây và rau, sang khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm và chắp mối đối tác tại Hà Lan.

Qua gặp gỡ các nhà sản xuất, nhập khẩu và phân phối trái cây, rau; đại diện các công ty Việt Nam và Hiệp hội đă thiết lập được quan hệ đối tác, thu lượm được những thông tin phản hồi quư báu từ nhà nhập khẩu, hiểu rơ hơn về t́nh trạng hàng hoá khi tới nơi nhận hàng tại Hà Lan và EU, nắm rơ và cụ thể hơn về thị trường, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, bao b́, vấn đề thời vụ và thời gian giao hàng. Tại buổi làm việc với Trung tâm Hỗ trợ Nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Chính phủ Hà Lan - (CBI), các thành viên trong đoàn đă được giới thiệu về các chương tŕnh đào tạo, hỗ trợ nâng cao năng lực xuất khẩu và cách đăng kư sử dụng và khai thác (miễn phí) thông tin tiếp cận thị trường EU trong đó có Hà Lan. Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam cũng đă chính thức đề nghị CBI đưa Việt Nam vào chương tŕnh hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vào thị trường EU, đại diện Hiệp hội cũng cam kết sẽ có đủ doanh nghiệp tham gia chương tŕnh này. Đại diện CBI cho biết sau khi nhận được thư đề nghị chính thức từ phía Hiệp hội th́ sẽ tiến hành xem xét để có thể triển khai sớm từ năm 2007./.

   (Nguồn tin: TTXVN)

4 nhà máy đường cam kết không tranh mua nguyên liệu. 4 nhà máy đường: Ayunpa, An Khê (tỉnh Gia Lai), Kon Tum và B́nh Định trong khu vực đă cam kết không cạnh tranh nguyên liệu của nhau nhằm ổn định giá cả đầu vào, đảm bảo hạ giá thành sản phẩm trong vụ mía 2006-2007. Cụ thể giá mua mía không vượt quá 400.000 đồng/tấn (loại 10 chữ đường) so với 700.000 đồng/tấn trong niên vụ qua khiến t́nh h́nh mua, bán rất phức tạp, nhà máy thua lỗ, sản phẩm ứ đọng... Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng có tính quyết định trong việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển trước "sân chơi" lớn WTO. Cả 4 nhà máy trên có vùng nguyên liệu rộng 21.000 ha, trong đó nhiều nhất là nhà máy đường An Khê 10.000 ha.

   (Nguồn tin: SGGP)

Công ty cổ phần Đoàn Kết trồng sầu riêng xen cà phê cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2006, Công ty cổ phần Đoàn Kết (thành phố Buôn Ma Thuột) thu hoạch được trên 500 tấn quả sầu riêng trên diện tích trồng xen 55 ha cà phê kinh doanh, thu được 6,5 tỉ đồng. Như vậy, trên đơn vị diện tích 1 ha, ngoài sản phẩm chính thu được 2 tấn cà phê nhân với giá trị trên 40 triệu đồng, Công ty c̣n thu thêm trên 118 triệu đồng quả sầu riêng là sản phẩm phụ, đưa giá trị sản phẩm làm ra trên 1 ha đất trồng cạn đạt được gần 160 triệu đồng/năm.

Công ty cổ phần Đoàn Kết có 300 ha cà phê kinh doanh. Trong 2 năm 1999 và 2000, công ty đă dạn áp dụng trồng xen cây sầu riêng với cây cà phê kinh doanh trên diện tích 165 ha. Năm 2005, đang thời kỳ ra quả bói, công ty đă thu được sản phẩm sầu riêng với giá trị trên 1,5 tỉ đồng. Đến năm 2006, chưa phải là đến thời kỳ kinh doanh ổn định, nhưng công ty đă bội thu về sản phẩm sầu riêng. Sản phẩm quả thu hoạch không đủ bán tại thị trường Buôn Ma Thuột. Loại sầu riêng "Chín Hóa" bán tại vườn với giá 7-8 ngàn đồng/kg và loại quả sầu riêng cơm vàng hạt lép giá bán b́nh quân trên 13 ngàn đồng/kg. Dự kiến năm 2007, công ty có khoảng trên 100 ha sầu riêng cho quả với sản lượng 1.000 tấn quả và đơn vị thu được giá trị khoảng 12 tỉ đồng, chưa kể thu sản phẩm chính là cà phê. Nhờ áp dụng trồng xen cây sầu riêng với cà phê, Công ty cổ phần Đoàn Kết đă giải quyết việc làm thêm cho trên 50 lao động ./.

   (Nguồn tin: TTXVN)

Tổng Cty cao su Việt Nam: Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng 194 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, Tổng công ty cao su Việt Nam đă xuất khẩu được khoảng 170.000 tấn mủ cao su, đạt kim ngạch hơn 334 triệu USD, tăng 194 triệu USD so cùng kỳ năm ngoái.

Trước nhu cầu nhập khẩu cao su của các nước như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật và Hàn Quốc tăng mạnh, các đơn vị của Tổng công ty Cao su Việt Nam đă tập trung chăm sóc và khai thác tốt trên 170.000 ha diện tích đang cho mủ trong tổng diện tích khoảng 220.000ha hiện có. Để nâng cao chất lượng mủ cao su xuất khẩu, Tổng công ty Cao su Việt Nam đă đầu tư hàng triệu USD trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại để chế biến mủ cao su cho trên 12 công ty, nhà máy và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế kiểm tra chất lượng mủ cao su thành phẩm và xây dựng các pḥng kiểm phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế ở 5 đơn vị.

Hiện các công ty, nông trường cao su đang tập trung mọi lực lượng, phương tiện khai thác sản lượng cao su c̣n lại đang trong thời kỳ cho mủ cao nhất trong năm, phấn đấu vượt kế hoạch khai thác, chế biến trên 280.000 tấn mủ trong năm 2006, góp phần đưa tổng doanh thu của tổng công ty đạt trên 10.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

   www.vinanet.com.vn

Ngành điều đến lúc khó khăn! Ước tính sản lượng hạt điều thu mua năm nay đạt 250.000 tấn, giảm 100.000 tấn so với vụ trước. Hiệp hội điều Việt Nam dự đoán kim ngạch xuất khẩu năm 2006 sẽ "khó vượt mức 300 triệu USD", so với năm 2005 là 485 triệu USD. Chưa bao giờ ngành điều rơi vào t́nh trạng thua lỗ như hai năm gần đây.

C̣n nhớ năm 2005, toàn ngành điều Việt Nam đă thua lỗ 1.000 tỷ đồng, nhiều nhà máy đă ngưng hoạt động và nhiều doanh nghiệp c̣n tồn kho hàng đến những tháng đầu năm 2006. Hiệp hội dự báo khả năng thua lỗ sẽ c̣n tiếp tục trong năm nay.

Nguyên nhân trước hết là do sức mua thế giới giảm, dẫn đến giá tụt dốc từ 2005 đến nay. Đây cũng là nỗi lo của các nhà nhập khẩu hạt điều lớn trên thế giới tại cuộc họp của Uỷ ban về Các loại cây có hạt (INC) tại Motreal- Canada hồi giữa tháng 5/2006.

INC cho biết có 2 nguyên nhân: Các loại hạt khác được mùa nên giá giảm dẫn đến phần lớn khách hàng và người tiêu thụ quay sang nhập và mua các loại hạt khác thay điều; t́nh h́nh kinh tế suy thoái, nhất là biến động về giá xăng dầu đă tác động đến nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Hội nghị INC cũng đă phân tích ngành điều Việt Nam do phát triển quá nhanh dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều và nhiều khi kém, nên khách hàng quay sang nhập hàng của ấn Độ nhiều hơn thay v́ nhập trực tiếp từ Việt Nam.

Thống kê của Hiệp hội điều Việt Nam cũng đă cho thấy, cả nước hiện có 350.000 ha điều, trong đó chỉ có 30% diện tích cho năng suất và chất lượng cao.Giá thị trường thế giới tụt dần làm các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam "rối như tơ ṿ". Chi phí chế biến năm nay tăng hơn 2005, dẫn đến giá nguyên liệu nhập kho vào tháng 5/2006 là 11.000-11.500đồng/kg, cao hơn giá thành xuất khẩu từ 15-20%.

Do vậy, "nguy cơ thua lỗ là rất lớn", ông Nguyễn Văn Lăng, Tổng thư kư Hiệp hội điều lo lắng. Khó đầu ra, các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam cũng đang căng thẳng với các yếu tố hỗ trợ khác. Sự thua lỗ của ngành điều vào năm trước đă khiến ngành ngân hàng siết chặt vốn vay.

Cái lo nữa là lao động ngành chế biến điều mỗi năm một thiếu hụt, năm nay lại giảm 20-30% so với năm trước do sự thu hút lao động của các ngành lao động khác.

Hạn chế của ngành điều là sản xuất manh mún, mang tính thời vụ, hệ thống thu mua, chế biến xuất khẩu c̣n kém, các doanh nghiệp c̣n hiện tượng tranh mua tranh bán, sản phẩm phần lớn xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm...

Theo Thứ trưởng Bộ thương mại, trước biến động như hiện nay, các doanh nghiệp phải liên kết nhau và mạnh dạn đầu tư nhà máy chế biến nhân hạt điều công nghệ cao để tăng khả năng cạnh tranh. Hiệp hội điều Việt Nam tạm thời chưa có kế hoạch nhập nguyên liệu điều thô và kiến nghị Nhà nước xem xét băi bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu nguyên liệu để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.

Tổng thư kư Hiệp hội điều cho biết, tại Hội nghị INC, các nhà nhập khẩu điều dự kiến sẽ chịu thua lỗ trong năm nay và chờ các tín hiệu thuận lợi hơn mới sản xuất mạnh trở lại. Các nhà sản xuất điều tại ấn Độ, Braxin đă nhận lời mời của Hiệp hội điều Việt Nam sẽ họp tại Tp.HCM để cùng nhau tháo gỡ khó khăn cho vụ mùa 2006. Trong đó, Hiệp hội điều Việt Nam sẽ đề nghị thống nhất giảm giá sản xuất từ 20-30%, cùng giữ giá ổn định không giảm thêm nữa.

Theo đó, hiệp hội sẽ khuyến cáo các xí nghiệp chế biến điều Việt Nam cùng tham gia giảm tốc độ sản xuất như các nước, giảm áp lực giao hàng để chờ thuận lợi.

   (Nguon tin: VnEconomy)

B́nh Dương: kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đạt gần 500 triệu USD. Trong 9 tháng qua, các doanh nghiệp chế biến gỗ ở B́nh Dương đă xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt gần 500 triệu USD, tăng 17,1% so cùng kỳ năm trước. B́nh Dương cũng là tỉnh dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ, chiếm đến 36,9% trong tổng giá trị xuất khẩu 1 tỉ 352 triệu USD.

B́nh Dương hiện có 450 doanh nghiệp và 203 hộ cá thể kinh doanh chế biến gỗ, trong đó có hơn 110 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất và xuất khẩu gỗ đến từ nhiều quốc gia và vùng lănh thổ như: Mỹ, Anh, Đài Loan... So với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực khác của tỉnh như da giày, hàng may mặc, ngành chế biến gỗ hiện đang có lợi thế nhiều v́ không phải lo đối mặt với việc kiện bán phá giá ở thị trường chủ yếu như Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên ngành chế biến gỗ hiện gặp khó khăn là vấn đề nguyên liệu. Chỉ có 15% nguyên liệu gỗ (chủ yếu là cao su) có ở trong nước và phần c̣n lại phải nhập khẩu. Nhưng nhập khẩu nguyên liệu hiện nay chi phí ngày càng cao v́ nguồn gỗ ngày càng khan hiếm, phải nhập khẩu gỗ từ Mỹ và các nước Nam Mỹ... Ông Nguyễn Phi Tiến (Công ty Gỗ Tiến Triển) người đang có tâm huyết trong việc thành lập Hiệp hội gỗ B́nh Dương cho rằng: nếu có được Hiệp hội, vấn đề nguyên liệu sẽ không c̣n đáng lo nữa, v́ khi đó các doanh nghiệp có thể liên kết lại để nhập khẩu nguyên liệu với khối lượng lớn giảm được giá thành, tránh phải mua qua trung gian hoặc cạnh tranh đẫy giá lên sẽ hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp nhỏ.

Theo Sở Thương mại Du lịch tỉnh, ngành chế biến gỗ sẽ vượt kế hoạch 600 triệu USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2006.

   www.agroviet.gov.vn

IV Chính sách

Công điện khẩn của Ban chỉ đạo pḥng chống lụt băo Trung ương. Trước diễn biến mới của băo số 7, vào hồi 8 giờ 30 phút ngày 6/11/2006, Ban Chỉ đạo pḥng chống lụt băo Trung ương, Ủy ban Quốc gia t́m kiếm cứu nạn (TKCN) đă gửi Công điện khẩn đến Ban Chỉ huy pḥng chống lụt băo và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên, Khánh Ḥa, Ninh Thuận, B́nh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu. Ban Chỉ huy pḥng chống lụt băo và TKCN các Bộ, ngành: Quốc pḥng, Thủy sản, Giao thông vận tải, Tổng Cục du lịch, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Nội dung Công điện như sau:

Băo số 7 đă suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và đang di chuyển vào gần bờ về phía nam.

Ban Chỉ đạo pḥng chống lụt băo Trung ương, Ủy ban Quốc gia TKCN yêu cầu:

 1. Nghiêm cấm các tàu, thuyền ra khơi, kể cả các tàu của các tỉnh khác đang trú trên địa bàn, giữ thông tin liên lạc và t́m mọi biện pháp để thông tin cho các tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi về diễn biến của ATNĐ. Thông báo cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển từ vĩ tuyến 10 đến vĩ tuyến 17 và khu vực biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phải di chuyển ngay ra khỏi vùng ảnh hưởng của ATNĐ.

 Bộ Thủy sản, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên pḥng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc không cho tàu ra khơi và kêu gọi các tàu thuyền đang hoạt động trên biển t́m nơi tránh, trú để đảm bảo an toàn.

 2. Đối với các khu du lịch phải đề pḥng sóng lớn ven bờ, v́ vậy cần có biện pháp để

 đảm bảo an cho du khách, đặc biệt là đối với du khách tắm biển.

3. Các công tŕnh thăm ḍ và khai thác dầu khí cần có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị và phương tiện ở các khu vực thăm ḍ khai thác dầu khí.

 4. Bộ Tư lệnh biên pḥng và UBND tỉnh Quảng Ngăi chỉ đạo các lực lượng t́m mọi biện pháp liên lạc để nắm thông tin của tàu QNg-5730 do ông Đỗ Ngọc Thọ người huyện B́nh Sơn làm thuyền trưởng đang hoạt động ở vùng biển Đài Loan và báo cáo kết quả về Ban

Chỉ đạo pḥng chống lụt băo Trung ương.

5. Duy tŕ lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

6. Tổ chức trực ban theo dơi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ để đối phó kịp thời với những t́nh huống xấu xảy ra, báo cáo về Ban Chỉ đạo pḥng chống lụt băo Trung ương và Ủy banQuốcgiaTKCN./.

 (Nguồn: TTXVN)

 



Chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
ĐC: 16 Thuỵ Khuê, Hà Nội
ĐT: (04) 7280490 - Fax: (04) 7280492
Email: agroinfo@ipsard.gov.vn  Website:www.ipsard.gov.vn