Bản tin E-news tuần từ 20/11- 25/11/2006

I. Thị trường và ngành hàng 

ĐBSCL: giá lúa, gạo đă giảm.

Gần 116.000 tấn gạo được tiếp tục xuất khẩu.

Thái Lan-Việt Nam kư Biên bản ghi nhớ về chia sẻ thông tin gạo.

Chưa nhập khẩu điều thô v́ bất lợi về giá và thị trường.

Rau xanh tăng giá từ 10 đến 20%.

Bến Tre:

Thị trường phân bón trong nước tháng 10/2006.

Giá xuất khẩu cao su Việt nam dự báo tăng.

Giá đường sẽ rẻ hơn.

Xu thế giảm giá của thị trường hạt tiêu kỳ hạn sẽ sớm chấm dứt.

II. Phát triển nông thôn

84 triệu USD cho dự án phát triển rừng tại Tây Nguyên.

ĐBSCL phát triển hơn 700 làng nghề.

Vĩnh Phúc: đưa su su về đồng bằng, thêm nguồn lợi cho nông dân.

Phục hồi vịt đàn chạy đồng để khống chế rầy nâu.

Bắc Ninh:mưa to trên diện rộng, nhiều diện tích rau màu thoát hạn.

Hà Tây: hộ nông dân lập kỷ lục gieo trồng 260 mẫu đậu tương vụ đông.

Đắc Lắc: cây điều phát triển nhanh theo h́nh thức tự phát.

Phú Thọ: cây khoai tầng giúp đồng bào Dao xoá nghèo vươn lên làm giàu.

Nghệ An:quyết tâm từ nay đến cuối vụ xuân 2007 không để xảy ra dịch lở mồm long móng.

Trà Vinh: trồng màu vụ đông xuân sớm tránh dịch rầy nâu.

Phú Yên:

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản

Gà ngoại rộng cửa vào VN.

Thịt ḅ ngoại không rẻ.

Cà phê tăng giá: Nhiều doanh nghiệp sẽ thua lỗ nặng.

Thị trường Thái lan: Chè Việt Nam có nhiều khả năng thâm nhập. 

I. Thị trường và ngành hàng 

ĐBSCL: giá lúa, gạo đă giảm. Ngày 21-11, VFA (Hiệp hội Lương thực VN) đă có báo cáo nhanh về diễn biến giá và t́nh h́nh cung cầu lúa gạo tại khu vực phía Nam kể từ sau ngày 12-11, thời điểm tạm dừng xuất khẩu gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng. Theo đó, giá gạo nguyên liệu và giá gạo thành phẩm xuất khẩu tại khu vực ĐBSCL đă giảm 150-200 đồng/kg so với tuần trước. Lượng lúa và gạo từ Campuchia đưa về (qua các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An) tăng dần, đặc biệt là vụ mùa ở ĐBSCL bắt đầu thu hoạch... là những nguyên nhân chính khiến giá lúa, gạo tại khu vực ĐBSCL giảm dần. VFA cũng tiếp tục đề nghị Chính phủ cho phép được xuất khẩu những lô gạo tại cảng.

http://www.tuoitre.com.vn/

Gần 116.000 tấn gạo được tiếp tục xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép xuất khẩu gần 116.000 tấn gạo đă có tàu cập cảng trước ngày 12-11 (ngày Thủ tướng Chính phủ kư công điện khẩn 1845/CĐ-TTg, quyết định dừng xuất khẩu gạo). Hiệp hội Lương thực VN cho biết hiện có hơn 53.000 tấn gạo c̣n đang “vướng”, chưa được phép xuất v́ tàu cập cảng ngay và sau ngày 12-11. Một số doanh nghiệp cho biết, hiện nay họ đang rất lúng túng, mỗi ngày chi phí neo đậu tàu tại cảng lên đến 5.000 USD, nếu không thực hiện hợp đồng vận chuyển sẽ bị phạt 20-90 USD/tấn (tùy từng thị trường nhập khẩu). Mặt khác, nếu xuất hàng trễ, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm chi phí tái chế 6-7 USD/tấn.

(Theo Bao Thuong mai)

Thái Lan-Việt Nam kư Biên bản ghi nhớ về chia sẻ thông tin gạo. Tháng 11/2006, các nhà xuất khẩu gạo lớn của Thái Lan và Việt Nam đă cùng nhau kư biên bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin về gạo và mức giá gạo theo ngày. Mục đích của biên bản này là nhằm hạn chế tối đa t́nh trạng cạnh tranh làm giảm giá gạo trên thị trường đồng thời cho phép hai bên có thể kiểm soát và quản lư lượng dự trữ gạo của ḿnh. Gần đây, xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam chiếm hơn 50% thương mại gạo của toàn thế giới, có nghĩa là hai nước này có khả năng kiểm soát giá gạo thế giới. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu tư nhân ở cả hai nước đang nhảy vào cuộc cạnh tranh khốc liệt, hạ giá chào thầu gạo để giành hợp đồng xuất khẩu gạo lẫn nhau. Sau khi thoả thuận này được kư kết, các nhà xuất khẩu gạo của hai nước sẽ cùng nhau bàn thảo để xuất khẩu được với mức giá cao

 www.agroinfo.gov.vn

Chưa nhập khẩu điều thô v́ bất lợi về giá và thị trường. Hiện nay, các nhà nhập khẩu hạt điều lớn trên thế giới đều rất quan tâm đến việc giảm sút sức mua của hạt điều (điều nhân), dẫn đến việc thua lỗ lớn của nhiều nhà nhập khẩu, có doanh nghiệp tuyên bố phá sản. V́ vậy, cũng như Việt Nam các nhà sản xuất và chế biến Ấn Độ, Brasil cho rằng cần có các biện pháp để cứu văn t́nh h́nh hiện nay và đă thống nhất sẽ có cuộc họp (dự kiến tổ chức tại TPHCM trong thời gian tới) để có biện pháp giải quyết các khó khăn cho việc xuất khẩu điều nhân hiện nay. Theo Hiệp hội Cây điều VN, với giá xuất điều nhân b́nh quân 3-3,3 USD/kg, giá nhập khẩu điều thô của các DN trong nước hiện nay đều trên mức 11.000 –11.500 đồng/kg, cao hơn giá thành xuất khẩu 15%-20%, sẽ khó tránh khỏi thua lỗ lớn như năm 2005.

 (Nguon tin: Vinanet)

Rau xanh tăng giá từ 10 đến 20%. Các chợ rau xanh ở Hà Nội bắt đầu tăng giá từ chiều 21/11, với mức tăng b́nh quân từ 10 đến 20%. Việc tăng giá này chủ yếu do hậu quả của trận mưa đá vừa qua làm dập nát nhiều vùng chuyên canh trồng rau xung quanh Hà Nội. Giá đổ buôn bắp cải đă tăng từ 1.800 lên 2.300 đồng/kg; xúp lơ từ 1.200 lên 1.700 đồng/cái; cà chua từ 2.500 lên 3.000 đồng/kg. Tại các chợ bán lẻ, giá các loại rau xanh như: Cải bắp, cải thảo, rau muốn, cà chua cũng đă tăng từ gấp rưỡi đến gấp đôi ngày thường. Trong khi đó, một số củ quả không bị ảnh hưởng nhiều từ mưa đá như su su, bí xanh…giá vẫn khá ổn định. Nguồn tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn một số tỉnh cho biết, hiện nay một số vùng rau, hoa quả ở Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định vẫn đủ nguồn cung cấp trong vài ba ngày tới. Thêm vào đó, nguồn hàng dự trữ của các chủ hàng và hàng từ Trung Quốc đổ về nên t́nh trạng khan hiếm hàng rau xanh sẽ khó có khả năng xảy ra.

(Nguồn tin: TTXVN)

Bến Tre: Gia súc giảm giá mạnh, người chăn nuôi điêu đứng. Hiện nay, người chăn nuôi cừu, dê, ḅ ở Bến Tre đang điêu đứng v́ giá giảm mạnh, đầu ra rất khó khăn, nhiều hộ vay vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi không có khả năng trả nợ ngân hàng. Vài năm trước, giá một con giống (cừu, dê, ḅ) từ 15- 20 triệu đồng/con, nay chỉ c̣n 5- 10 triệu đồng/con. Giá giảm nhưng thương lái đến mua rất ít, nhiều hộ buộc phải giữ lại chờ giá. Ông Trần Văn Phụng ở ấp Mỹ Thạnh Hưng, xă Hương Mỹ (Mỏ Cày) đă đầu tư 170 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi cừu với trên 60 con lớn nhỏ. Nếu như ba năm trước, với đàn cừu này ông sẽ bán được khoảng 200 triệu đồng th́ nay bán ra chỉ được khoảng 30 triệu đồng. Nguyên nhân khiến cừu, dê, ḅ ở Bến Tre rớt giá thảm hại là do ảnh hưởng của bệnh lở mồm long móng, dù hiện nay đă được khống chế nhưng người chăn nuôi và tiêu dùng vẫn c̣n e ngại...

 (Nguồn tin: TTXVN)

Thị trường phân bón trong nước tháng 10/2006. Do nguồn cung phân urê trong nước và nhập khẩu đáp ứng đủ và kịp thời yêu cầu sản xuất vụ Mùa, nên giá phân bón trong tháng khá ổn định. Giá phân urê nhập khẩu phổ biến ở mức 4.850 đ/kg-4.800 đ/kg phân urê rời tại các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, tại các tỉnh ĐBSCL do nước lũ c̣n ở mức cao nên nhu cầu phân bón chưa tăng, nên giá urê giảm từ 30-50 đ/kg và đạt ở mức 4.200-4.500 đ/kg; giá bán lẻ bán lẻ phân urê nhập khẩu trên thị trường phổ biến 4.500-4.650 đ/kg. Tính  từ đầu năm đến ngày 31/10/2006, lượng phân bón nhập khẩu về đạt 2.565.823 tấn với trị giá 568.579.037USD

Theo TTXVN

Nhật Bản – Giá gỗ tṛn tăng. Tốc độ xây dựng nhà ở Nhật Bản đáng tăng mạnh mẽ kể từ tháng 9 đếm nay, trong đó, có đến 44% các ngôi nhà dùng gỗ làm nguyên liệu xây dựng chính. Với sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu, khiến giá gỗ tṛn nguyên liệu trên thị trường Nhật Bản tăng mạnh. Mặt khác, Sarawak – nhà cung cấp đến 58% tổng khối lượng gỗ tṛn nguyên liệu cho Nhật Bản cũng đang giảm dần các chuyến hàng gây nên t́nh trạng khan hiếm cục bộ và đẩy giá gỗ lên cao khoảng 9,600 Yen/koku (1 Koku = 0.275m3).

(Theo ITTO)

Giá xuất khẩu cao su Việt nam dự báo tăng. Hiệp hội Cao su Việt Nam dự báo, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam sẽ sớm tăng thêm khoảng 20% so với mức giá trung b́nh của năm 2006. Cao su Việt Nam hiện đang được chào bán với giá từ 1.900-2.000 USD/tấn, giảm 1.000 USD/tấn so với 2.800 USD/tấn một tháng trước đây, mức giảm mạnh nhất từ trước tới nay. Trong khi trên thế giới, nhu cầu cao su vẫn tăng mạnh, đặc biệt ở Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, sản lượng cao su Việt Nam thường tăng cao vào quư IV hàng năm, chiếm 40% sản lượng năm do yếu tố mùa vụ. Tuy nhiên, v́ tổng sản lượng cao su Việt Nam chỉ chiếm từ 5-7% sản lượng toàn cầu nên sản lượng cao su nội địa chỉ có tác động chút ít tới giá cao su thế giới. Sản lượng cao su thế giới cũng sẽ tăng thêm khoảng 6% do diện tích trồng cao su thế giới gia tăng trong mấy năm gần đây. Ngoài ra, nhu cầu cao su thế giới năm 2007 được dự báo sẽ tăng trung b́nh 3,25% và sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng ổn định đến năm 2010.

(Nguồn tin: TTXVN)

Giá đường sẽ rẻ hơn. Trong đàm phán để đi đến cam kết với WTO, VN đă thành công trong việc tiếp tục duy tŕ các biện pháp bảo hộ ngành mía đường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong những năm tới người tiêu dùng sẽ không c̣n phải ăn đường giá cao và sẽ có nhiều khó khăn cho nhà sản xuất mía đường.

Giá đường sẽ giảm dần

Từ đầu tháng 10-2006 đến nay, giá đường bán ra tại các nhà máy liên tục giảm và đứng ở mức thấp, hiện chỉ c̣n 7.000-7.600 đồng/kg tùy loại. So với thời điểm “sốt giá” trong năm nay, giá đường đă giảm 4.000-5.000 đồng/kg. Với mức giá này, đường nội địa đă “đánh bật” đường nhập lậu từng tràn ngập khu vực phía Nam trong thời gian qua.

Tuy nhiên, giá đường trong nước hiện vẫn cao hơn nhiều so với mức giá đường b́nh quân của thế giới. Giá đường thế giới b́nh quân 350-370 USD/tấn, tính ra chỉ 5.500-5.600 đồng/kg. Do Nhà nước bảo hộ ngành đường bằng thuế suất nhập cao và hạn ngạch nhập khẩu nên đường nhập khẩu vào VN rất hạn chế.

Theo các nhà sản xuất và kinh doanh đường, những năm tới sẽ không c̣n xảy ra những cơn “sốt giá” như thời gian qua, nguyên nhân là do nguồn cung đường trong nước rất dồi dào, bên cạnh đó c̣n có đường nhập khẩu, chưa kể sản phẩm đường nhập khẩu chính ngạch.

Khó cho nhà sản xuất

Theo ông Nguyễn Thành Long - giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ, giá thành đường sản xuất trong nước cao hơn giá đường thế giới một phần là do qui mô sản xuất nhỏ, lẻ, không có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ, v́ vậy năng suất mía không cao, chỉ khoảng 50-70 tấn mía/ha. Giá thành sản xuất mía cũng cao ngất ngưởng, lên tới 20 triệu đồng/ha.

Một trở ngại nữa là công nghiệp chế biến đường VN chủ yếu là những nhà máy đường công suất nhỏ, lại phân bố không đều so với vùng nguyên liệu, đẩy giá mua mía lên cao hoặc rơi vào t́nh trạng thiếu nguyên liệu.

Theo các chuyên gia, việc hỗ trợ nông dân sau khi VN gia nhập WTO là có thể thực hiện được. Trong cam kết với WTO, VN được phép duy tŕ hỗ trợ không quá 10% giá trị sản lượng, chưa kể một khoản hỗ trợ khác khoảng 4.000 tỉ đồng/ năm.

www.vnanet.vn

 

Xu thế giảm giá của thị trường hạt tiêu kỳ hạn sẽ sớm chấm dứt. Dự kiến, với những dấu hiệu như vậy, xu thế giảm giá hiện nay của thị trường hạt tiêu kỳ hạn chắc chắn sẽ kết thúc trong một vài tuần tới nhất là khi nhu cầu nội địa bắt đầu nhiều hơn vào đầu đông ở miền Bắc Ấn Độ. Bên cạnh đó, thời tiết gió mùa Đông Bắc ở Kerala có thể sẽ làm công tác thu hoạch hạt tiêu tŕ hoăn 4-5 tuần. Trên thị trường thế giới, nguồn cung hạt tiêu vụ mới của Việt Nam phải tới tháng 3 năm sau mới có mặt trên thị trường. V́ vậy, t́nh trạng khan hiếm cung chắc chắn sẽ tiếp diễn trong tháng 1, tháng 2/07.

Hiện giá hạt tiêu của các nước sản xuất đều giảm thấp. Khách mua không quan tâm nhiều tới việc trả giá ở mức hiện nay với hy vọng giá sẽ cạnh tranh hơn vào đầu năm sau. Tại Việt Nam, diễn biến ảm đạm và giá trên thị trường nội địa giảm khoảng 4% từ 37.500 đồng/kg tuần trước xuống 36.000đ/kg. Tại Lampung, các giao dịch cũng không sôi động khi lượng cung tương đối khan hiếm.

(Nguon tin: Blonnet)


 
II. Phát triển nông thôn

84 triệu USD cho dự án phát triển rừng tại Tây Nguyên. Chính phủ vừa phê duyệt báo cáo tiền khả thi Dự án Phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên với tổng vốn đầu tư gần 84 triệu USD. Dự án sẽ được thực hiện trong 8 năm (2006-2014) và do Bộ NN-PTNT điều hành.

 

Nguồn vốn cho dự án dự kiến được huy động từ các khoản vay ưu đăi từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vốn đồng tài trợ không hoàn lại và vốn đối ứng trong nước cũng như đóng góp của người dân tại 6 tỉnh Tây Nguyên.

Theo báo cáo tiền khả thi, dự án sẽ góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đói, thu hẹp khoảng cách về thu nhập của các hộ nghèo so với các hộ gia đ́nh trung b́nh phải sống dựa vào rừng ở 6 tỉnh là Kom Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng và Phú Yên, trong đó đặc biệt quan tâm đến các cộng đồng dân tộc thiểu số. Điều quan trọng hơn, việc quản lư, sử dụng rừng và đất rừng trong vùng dự án sẽ được truyền tải cho cộng đồng và hộ gia đ́nh. Từ đó, góp phần quản lư rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học.

Dự án gồm 4 hợp phần. Hợp phần một liên quan đến việc phát triển và quản lư tài nguyên rừng bền vững nhằm xây dựng quy hoạch sử dụng đất mới cho 60 xă có dự án đầu tư.

Ở hợp phần 2, dự án sẽ cải thiện sinh kế, đầu tư cho 60 xă, thuộc 6 tỉnh vùng dự án, gồm hỗ trợ các hoạt động sản xuất, tạo thu nhập, cải thiện đời sống; hỗ trợ xây dựng các công tŕnh kết cấu hạ tầng nông thôn như thuỷ lợi, đường giao thông, nước sạch, trường học, trạm xá.

Các hợp phần c̣n lại quan tâm và ưu tiên cho việc xây dựng và phát triển năng lực về kỹ thuật, quản lư và theo dơi, đánh giá trong ngành lâm nghiệp và tăng cường năng lực về thể chế cần thiết cho việc lập kế hoạch, điều phối và quản lư thực hiện dự án.

www.vnanet.vn

ĐBSCL phát triển hơn 700 làng nghề. Theo báo cáo của ngành công nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đến nay, toàn vùng đă khôi phục và phát triển trên 700 làng nghề truyền thống. Các nghề phổ biến là sản xuất kẹo dừa, bún, bánh tráng, gạch ngói, dệt thổ cẩm, dệt chiếu, thảm, làm cốm dẹp, sản xuất lưỡi câu, đan lưới... Tỉnh có nhiều làng nghề là Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang và Cần Thơ.

Hoạt động của các làng nghề đă tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động, góp phần làm ra nhiều của cải cho xă hội, giảm đói nghèo, phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp các địa phương, đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch. Bước đầu, một số mặt hàng chiếu, thảm, mây tre, gốm sứ, lục b́nh, hàng mỹ nghệ từ trái dừa đă được xuất khẩu sang nhiều nước, thu được hàng triệu USD mỗi năm.

Tuy nhiên các làng nghề hoạt động c̣n manh mún, nhỏ lẻ. Phần lớn các làng nghề thiếu nguyên liệu, thiếu vốn mở rộng sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm c̣n hạn chế lại chưa liên kết, hợp tác mở rộng sản xuất nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhằm khắc phục tồn tại này, các tỉnh đang xúc tiến sắp xếp, hỗ trợ vốn, thông tin thị trường, tổ chức cho các làng nghề hoạt động dưới h́nh thức tổ liên kết, câu lạc bộ, hiệp hội, hợp tác xă, đồng thời gắn hoạt động của các làng nghề với du lịch và xuất khẩu nhằm tăng sức hấp dẫn, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động./.

(Nguồn tin: TTXVN)

Vĩnh Phúc: đưa su su về đồng bằng, thêm nguồn lợi cho nông dân. Từ trước tới nay, ở Vĩnh Phúc chỉ có Thị trấn nghỉ mát Tam Đảo, huyện Tam Đảo mới trồng được su su v́ có độ cao 1.200 m so với mặt nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ rất hợp với giống su su. Mỗi năm, 25 ha su su ở thị trấn Tam Đảo cho doanh thu 3 tỷ đồng. Đă có nhiều nông dân mạnh dạn đưa su su Tam Đảo xuống trồng ở đồng bằng nhưng đều chưa thành công.

Mới đây, Trung tâm rau hoa quả phối hợp với Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn nông dân vùng đồng bằng trồng thí điểm su su trên diện tích 4,7 ha đă cho năng suất, chất lượng tương đương như ở thị trấn Tam Đảo. Để đảm bảo các điều kiện gần giống với thị trấn Tam Đảo, nông dân chỉ trồng su su vào vụ đông. Do su su rất ít sâu bệnh nên việc dùng thuốc bảo vệ thực vật cũng rất hạn chế. Để đảm bảo cho rau su su hoàn toàn sạch, người ta giữ đúng quy tŕnh là: tưới nước sạch, bón phân hữu cơ đă ủ hoai qua phân huỷ thay v́ dùng hoá chất, dùng thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc vi sinh vật.

Biết được kế hoạch mở rộng diện tích su su, đă có thêm 02 cơ sở kinh doanh rau từ thủ đô Hà Nội đặt mua rau su su Vĩnh Phúc./.

(Nguồn tin: TTXVN)

Phục hồi vịt đàn chạy đồng để khống chế rầy nâu. Hàng chục năm qua nhờ có con vịt hiện diện thường xuyên, liên tục trên đồng ruộng mà nhiều vùng lúa 2-3 vụ/năm vẫn ít bị dịch bệnh. Nhưng hiện tại, do chủ trương khống chế dịch cúm gia cầm nên nước ta không cho phát triển đàn vịt chạy đồng, từ đó có tác động tiêu cực đến dịch rầy nâu và những bệnh do chúng lan truyền.

Về mặt quản lư nhà nước, ngành nông nghiệp thật khó gắn kết giữa trồng lúa và chăn nuôi vịt chạy đồng trong t́nh h́nh hiện nay, nên tỏ ra lúng túng trước những việc làm tự phát của nông dân trong việc xuống giống sớm, làm lúa vụ ba hay khôi phục đàn vịt chạy đồng tự phát. Ngành nông nghiệp cũng không đề cập đến vai tṛ của vịt chạy đồng trong việc khống chế rầy nâu và nhiều loại sâu rầy khác trên lúa trong nhiều năm qua.

Thực tế dịch rầy nâu ở đồng bằng sông Cửu Long và các bệnh kèm theo đang rất khó kiểm soát. Các giải pháp sử dụng giống kháng rầy, dùng hóa chất hay biện pháp canh tác... chưa thể phát huy tác dụng ngay và cũng khó có thể khống chế được dịch bệnh đang trong xu thế phát triển lan rộng.

Trong khi đó, dịch bệnh cúm gia cầm ở nước ta đă được khống chế tốt, đa số người dân đă có ư thức và biết ứng phó kịp thời, sẵn sàng chấp hành chủ trương tiêu hủy khi t́nh huống cấp bách. V́ vậy, nên cho phát triển đàn vịt chạy đồng có kiểm soát chỉ trong thời gian nhất định, trong những khu vực, vùng không gian cần thiết để khống chế rầy nâu một cách chủ động và khoa học.

Theo tuổi trẻ

 

Bắc Ninh:mưa to trên diện rộng, nhiều diện tích rau màu thoát hạn. Trưa và chiều ngày 19/11, tỉnh Bắc Ninh có mưa to trên diện rộng với tổng lượng mưa trung b́nh 16,5 mm. Một số huyện như Tiên Du, Quế Vơ, Yên Phong, thành phố Bắc Ninh, lượng mưa đo được từ 19 mm đến 43 mm đă cung cấp nguồn nước tương đối lớn cho nhiều diện tích rau màu vụ đông đang bị khô hạn.

Thời gian qua, do trời không mưa, một số trạm bơm thuộc hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống và Nam Đuống phải dừng một số máy để duy tu, bảo dưỡng, các trạm c̣n lại chỉ thực hiện bơm nước theo giờ trong việc chôn, trữ nước ở một số địa phương chưa được chú trọng nên đă xảy ra t́nh trạng nhiều cánh đồng thuộc các xă Nam Sơn, Việt Hùng (huyện Quế Vơ), Trạm Lộ (huyện Thuận Thành)... bị khô hạn, không có nước tưới cho gieo trồng cây vụ đông. Xă Trạm Lộ có kế hoạch gieo trồng trên 90 ha rau màu các loại với gần 40 ha dành riêng cho trồng khoai tây, trong số này có 1/3 diện tích nằm trong dự án quy hoạch vùng sản xuất giống khoai tây của Viện Sinh học Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội nhưng đến nay có tới 50% diện tích bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, nhiều cánh đồng khoai đă bị héo mầm. Hiện xă mới gieo trồng được khoảng 60% diện tích và khó có thể đạt được kế hoạch đă đề ra../.

(Nguồn tin: TTXVN)

Hà Tây: hộ nông dân lập kỷ lục gieo trồng 260 mẫu đậu tương vụ đông. Vụ đông 2006, "kỷ lục" gieo trồng đậu tương ở Hà Tây thuộc về hộ gia đ́nh anh Đinh Hồng Tâm, ở xă Đốc Tín, huyện Mỹ Đức với diện tích gieo trồng đạt 260 mẫu, trong khi kỷ lục năm 2005 là 230 mẫu đậu tương.

Toàn bộ số diện tích đậu tương trên của anh Tâm bắt đầu gieo hạt từ hơn 1 tháng nay, hiện đang phát triển tốt, nhờ được chăm sóc, phun thuốc trừ sâu, phỏng ngừa chuột phá hoại... đúng quy cách đồng thời có sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho số diện tích trồng đậu tương của anh.

Theo anh, ngoài các khâu then chốt như: làm đất, gieo hạt (giống đảm bảo chất lượng) và khung thời vụ tốt đồng thời các khâu khác như: chăm bón, tưới, trừ sâu, diệt chuột..., kể cả khi thu hoạch nếu không có giải pháp phù hợp, người sản xuất vẫn bị "trắng tay". Chẳng hạn, khi thu hoạch, đậu tương gặp thời tiết ẩm ướt là không bảo đảm chất lượng. Cũng theo anh Tâm, đến vụ thu hoạch đậu tương, sau khi trừ chi phí, cứ 1 sào đậu tương sẽ cho lăi từ 120.000 đến 140.000 đồng, cao hơn nhiều so với trồng lúa.

Trong những năm gần đây, tỉnh Hà Tây dẫn đầu các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng về gieo trồng đậu tương (cây trồng chủ lực trong vụ đông). Vụ đông 2006, huyện Phú Xuyên dẫn đầu với diện tích trồng đậu tương đạt 7.950 ha, huyện Mỹ Đức 5.600 ha./.

(Nguồn tin: TTXVN)

 

Đắc Lắc: cây điều phát triển nhanh theo h́nh thức tự phát. Tỉnh Đắc Lắc hiện có gần 40.000 ha điều. Năm 2005, toàn tỉnh thu hoạch được 8.368 tấn hạt điều thô và năm 2006 thu được trên 10.000 tấn sản phẩm. Trong số những vườn điều đă trồng, có khoảng hơn 1/2 diện tích được trồng loại điều ghép chất lượng cao.Thời gian qua, nông dân trong tỉnh đă phát triển nhanh diện tích trồng điều, tuy vậy việc sản xuất ở địa phương vẫn mang tính tự phát.

Là loại cây công nghiệp rất dễ trồng, vừa cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao, vừa có tác dụng phủ xanh vùng đất trống, cải tạo sinh thái nhanh, nhưng địa phương chưa quy hoạch vùng sản xuất. Công tác khuyến nông đối với cây điều đă được tiến hành nhưng chưa được quan tâm đúng mức, ngành nông lâm nghiệp tỉnh chưa xây dựng được các mô h́nh sản xuất để nông dân có điều kiện học hỏi kinh nghiệm sản xuất và đầu tư thâm canh hợp lư.

Trong mấy năm gần đây, giá hạt điều lên cao, nhu cầu sản xuất cây điều tăng, nông dân đă trồng nhiều diện tích điều ghép. Ngoài việc mua giống cây điều ghép từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Trung tâm giống cây trồng vật nuôi của tỉnh đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, bà con c̣n phải mua giống điều ghép từ nhiều nguồn, trong đó có cả giống cây điều giống bán "trôi nổi" không rơ xuất xứ. Do vây, sau từ 3 đến 5 năm trồng, cây điều vẫn chưa cho quả, hoặc quả ít, chất lượng sản phẩm không bảo đảm. Một số vườn điều bị dịch bệnh, cây bị rụng lá, khô ngọn chết hàng loạt, gây thiệt hại kinh tế cho nông dân./.

(Nguồn tin: TTXVN)

Phú Thọ: cây khoai tầng giúp đồng bào Dao xoá nghèo vươn lên làm giàu. Khoai tầng vàng là loại cây truyền thống của đồng bào dân tộc Dao được trồng tại các bản vùng cao ở huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trước đây bà con chỉ trồng để chống đói lúc giáp hạt, nhưng từ năm 2004 đến nay, dưới sự hướng dẫn của Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn, bà con đă đưa khoai tầng vào trồng đại trà bằng cách đào hố, đặt mầm để khoai cho củ to, năng suất cao.

Năm 2006, ở bản vùng cao Bồ Xồ và Náy, xă Yên Lương, nông dân đă trồng 10 ha khoai tầng. Trung b́nh mỗi sào cho thu khoảng 1 tấn củ, giá bán sản phẩm ngay tại bản đạt từ 2.000 đến 3.000đ/kg. Nhờ đó mà ở Bồ Xồ vụ này nhiều nhà bán khoai đong gạo, mua sắm được những thứ cần thiết cho cuộc sống. Ở Náy và Bồ Xồ, nhà nào cũng trồng khoai, nhà nhiều th́ hàng mẫu, nhà ít th́ có một sào, có khoai nhà nào cũng đỡ khó khăn hơn bởi ở đây cả bản chỉ có hơn một mẫu ruộng, mỗi năm chỉ làm được 1 vụ với năng suất đạt từ 70 đến 80kg/sào. Những diện tích trồng khoai vụ này, trước đây bà con nhân dân làm lúa nương nhưng năng suất không cao, hơn nữa giá bán lại rất thấp nên vẫn không giải quyết được cái đói trước mắt. Trồng khoai tầng năng suất vừa cao, dễ bán hơn, lại được giá nên bà con phấn khởi. Tuy nhiên do đường sá đi lại khó khăn nên những lái buôn đến mua hàng nhiều khi ép giá bà con.

Không chỉ đơn thuần trồng khoai trên nương cho thu nhập cao, bà con c̣n trồng xen canh với cây gừng để tăng thêm thu nhập trên một diện tích. Cây khoai tầng dễ trồng, dễ sống nhưng lại kén đất v́ khoai ưa đất ẩm ở trên nương cao.

(Nguồn tin: TTXVN)

Nghệ An:quyết tâm từ nay đến cuối vụ xuân 2007 không để xảy ra dịch lở mồm long móng.  Tỉnh Nghệ An chỉ đạo các địa phương và ngành thú y đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của dịch lở mồm long móng và các biện pháp pḥng chống, quyết tâm từ nay đến cuối vụ xuân năm 2007 không để xảy ra dịch lở mồm long móng trên gia súc. Theo đó, tỉnh chỉ đạo kiện toàn lại ban thú y các cấp trong tỉnh, kiên quyết không để các hộ dân giết mổ các loại gia súc, gia cầm bị bệnh, không rơ nguồn gốc; khôi phục lại các điểm bán gia cầm sạch tại thành phố Vinh; phấn đấu từ nay đến cuối vụ xuân năm 2007, tiêm pḥng cho ít nhất 80% đàn gia súc và 100% đàn gia cầm trong diện được tiêm. Hiện nay, ngành thú y và các huyện đang chuẩn bị phương tiện, vật tư và lực lượng để đến đầu tháng 12/2006 sẽ mở đợt tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh.

Chi cục Thú y Nghệ An cho biết, từ đầu tháng 11 đến nay, tỉnh Nghệ An lại tái phát dịch lở mồm long móng trên gia súc. Tại xă Diễn Trung (huyện Diễn Châu) tỉnh đă tổ chức tiêu huỷ 10 con ḅ. Từ nay đến cuối vụ xuân năm 2007, dịch lở mồm long móng sẽ c̣n có nguy cơ tái phát do thời tiết mưa rét, có sương mù, ẩm ướt, thuận lợi cho các mầm bệnh đang tồn tại trong gia súc, gia cầm phát triển.

(Nguồn tin: TTXVN)

Trà Vinh: trồng màu vụ đông xuân sớm tránh dịch rầy nâu. Trước diễn biến phức tạp của dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn xoắn lá đang lây lan mạnh, nhiều hộ nông dân trong tỉnh Trà Vinh đă chọn hướng chuyển dịch mùa vụ, thay thế trồng lúa vụ đông xuân 2006-2007 bằng trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày để bán trong dịp Tết. Nông dân đă chuyển sang trồng trên 2.750 ha màu, chủ yếu là cây mía, ngô lai, dưa hấu trên đất trồng lúa vụ đông xuân.

Theo cơ cấu mùa vụ của bà con vùng ngọt hóa của huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè... sau thu thu hoạch lúa thu đông 2006, nông dân sẽ cày trục đất để xuống giống ngay vụ lúa đông xuân 2006- 2007, nhưng do t́nh h́nh dịch rầy nâu chưa được giải quyết dứt điểm, khả năng sẽ lây lan cho vụ đông xuân, nên bà con chuyển dần sang trồng màu để cắt vụ, tạo điều kiện triển khai chương tŕnh trồng 1 vụ lúa+ 1 vụ màu/năm, hạn chế dần t́nh trạng mùa vụ nối mùa vụ, dễ gây dịch bệnh trên diện rộng. Các loại màu thực phẩm được trồng đều là các loại cây dễ tiêu thụ, giá cả ổn định, sẽ giúp cho bà con khắc phục t́nh trạng khó khăn hiện nay trong sản xuất cây lúa.

(Nguồn tin: TTXVN)

Phú Yên: có 1062 ha đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm trở lên. Tỉnh Phú Yên đă có 41 cánh đồng đạt giá trị từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên với tổng diện tích 1062 ha. Mỗi cánh đồng có qui mô ít nhất 5 ha trở lên và đem lại thu nhập khá tương đối ổn định trong ṿng 2 đến 3 năm liên tiếp.

Theo kết quả thống kê của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên, những cánh đồng chuyên canh hoa, cây cảnh và chuyên canh rau các loại trên địa bàn tỉnh đă đạt giá trị cao từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên. Đặc biệt, ở huyện Đông Hoà có nhiều hộ nông dân trước đây do nuôi tôm bị nhiễm bệnh đă chuyển sang luân canh trồng 1 vụ lúa +1 vụ tôm đă cho giá trị lên đến 150 triệu đồng/ha/ năm trên diện tích 30 ha. Đây là một mô h́nh mới của nông dân và hiện đang phát triển trên diện rộng trong vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch; nơi này trước đây 4 năm có hơn 1000 ha nuôi tôm sú 2 vụ/năm bị thua lỗ triền miên. Từ kinh phí khuyến nông, tỉnh cũng đă hỗ trợ nông dân xây dựng được 20 mô h́nh đạt giá trị thu nhập từ 50 triệu đồng/ha trở lên, trong đó tỉ lệ lăi ṛng sau khi trừ chi phí sản xuất của nông dân chiếm từ 32% đến 60%.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Pḥng kinh tế các huyện, thành phố, việc mở rộng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/ năm trở lên khó phát triển nhanh, v́ thực tế diện tích đất canh tác cho mỗi hộ chỉ đạt 0,3 ha, trong khi tiêu chí qui định lên đến 5 ha. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất cho nông dân trong tỉnh như: thuỷ lợi, điện, giao thông, các chợ đầu mối… c̣n yếu kém và nhất là các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư và bao tiêu sản phẩm, nên nông dân chưa yên tâm đầu tư mở rộng qui mô sản xuất cây trồng, vật nuôi. Đến nay, tỉnh vẫn chưa định h́nh được loại cây trồng chủ lực cho vụ đông, do đó chưa khai thác hết tiềm năng đất đai trên địa bàn./.

(Nguồn tin: TTXVN)


 

III. Doanh nghiệp và kinh doanh nông sản

Gà ngoại rộng cửa vào VN. Với việc VN gia nhập WTO, các thương gia kinh doanh thịt gia cầm khẳng định thị trường cuối năm sẽ dồi dào hơn, giá sẽ rẻ hơn, song thịt gà made in Vietnam vẫn được ưa chuộng do thói quen tiêu dùng của khách hàng nội địa.

Theo cam kết thuế quan trong WTO, ngay khi gia nhập, VN sẽ áp dụng thuế suất nhập khẩu 20% với sản phẩm gà công nghiệp đă chặt mảnh, phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh. Loại nguyên con nhập khẩu chịu thuế cao gấp đôi.

Giám đốc một công ty nhập khẩu thịt gia cầm tại TP HCM cho hay, người tiêu dùng ở Mỹ, Canada... chuộng ăn ức gà hơn nên các bộ phận khác thường được xuất khẩu. Do đó với tỷ lệ thuế suất WTO đă cam kết, gần tương đương với mức trong nước đang áp dụng, chân và cánh gà sẽ tràn vào VN nhiều với giá vừa phải hơn.

Tuy nhiên về xu hướng tiêu thụ, ông Minh cho rằng thịt gà nội địa vẫn được người tiêu dùng lựa chọn hơn do thói quen sử dụng hàng tươi sống là chủ yếu. Ngoài ra, tập quán cúng lễ của người Việt phải chọn gà nguyên con, trong khi gà ngoại nhập thường là hàng đông lạnh, không đầu.

Các nhà đàm phán VN đă chọn phương pháp giảm thuế nhập khẩu gia cầm giống nhằm khuyến khích sản xuất nội địa. Khi con giống được nhập vào với giá rẻ hơn, nguồn nguyên liệu trong tương lai nhờ vậy cũng dồi dào hơn. Nhiều doanh nghiệp đă nắm rơ thời cơ này, đang nhanh chóng điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh của ḿnh để phát triển thị trường.

Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi cũng nhận định, giống gia cầm nhập khẩu, nhất là thuộc khu vực châu Á, cũng sẽ có nhiều lợi thế khi thuế suất cam kết WTO bằng 0 ngay thời điểm gia nhập. Chi phí cho con giống thấp giúp doanh nghiệp giảm được một số khoản tiền đầu vào. Đây có thể cũng là yếu tố quan trọng để giúp giảm giá thành thịt trong nước thời gian tới.  

Theo TTXVN

Thịt ḅ ngoại không rẻ. Theo phân tích của giới chuyên môn, mức thuế suất nhập khẩu thịt ḅ Mỹ khi gia nhập WTO theo biểu cam kết là 20%, trong khi giá sản phẩm cao cấp hiện nhập khẩu vào VN là 14 USD/kg chưa có thuế. Như vậy một kg thịt ḅ ngoại nếu tính theo thuế suất WTO có giá khoảng gần 17 USD, tương đương hơn 270.000 đồng/kg, vẫn cao hơn giá hiện tại và gấp 2,5 lần giá thịt ḅ VN.

VN cam kết lộ tŕnh giảm thuế nhập khẩu đối với thịt ḅ ngoại c̣n 14% sau 5 năm. C̣n theo thỏa thuận với Mỹ, thịt ḅ loại nội tạng, bộ phận thừa nhập từ nước này vào VN sẽ được giảm thuế từ 20% xuống 15% ngay khi VN gia nhập WTO, và giảm tiếp xuống c̣n 8% trong 4 năm sau đó.

Trái với dự đoán ban đầu, các mức thuế suất nhập khẩu cam kết đều cao hơn tỷ lệ hiện tại, khiến các nhà kinh doanh thịt gia súc trong nước ung dung ngồi bán hàng v́ cho rằng không đáng lo ngại với hàng nội.

Trợ lư giám sát ngành hàng thịt của siêu thị Metro, Đinh Quốc Phong cũng nói rằng, khi vào WTO, giá các sản phẩm thịt sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, giá một số hàng như thịt ḅ vẫn c̣n cao hơn sản phẩm trong nước nên chưa đủ sức gây khó cho hàng nội. "Người tiêu dùng VN không quen với thịt ḅ từ nước ngoài, có tâm lư không thích dùng hàng đông lạnh mà phải tươi sống. Giá thịt ngoại lại cao nên yếu thế cạnh tranh", ông Phong nhận xét.  

Theo TT

Cà phê tăng giá: Nhiều doanh nghiệp sẽ thua lỗ nặng. Tây Nguyên đang vào mùa thu hoạch cà phê. Ngoài dự đoán của các chuyên gia, giá cà phê vào thời điểm này vẫn ở mức cao chưa từng có trong ṿng 10 năm qua: 24.000 đ/kg. Nhiều doanh nghiệp sẽ khốn đốn v́ đă trót kư hợp đồng bán hàng giá thấp trước đó...

Sau "hàng giấy", đến "hàng thật"

Như đă phản ánh, v́ mua bán khống cà phê trên mạng (dân trong nghề gọi là chơi hàng giấy), thời gian qua nhiều doanh nghiệp, cá nhân ở Tây Nguyên đă thua lỗ tiền tỷ. Nay lại đến các doanh nghiệp xuất khẩu (hàng thật) có nguy cơ bị thua lỗ nặng.

Đầu tháng 8/2006, khi giá cà phê giao kỳ tháng 1/2007 trên thị trường London tăng lên đến 1.300 USD/tấn, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê ở Đăk Lăk đă chốt giá bán hàng loạt.

Theo thông tin của dân trong nghề, có một số Công ty bán đến vài chục ngh́n tấn cà phê. Theo nhận định của các Công ty này, giá cà phê không thể vượt qua ngưỡng 1.300 USD/tấn (tương đương 20.800 đ/kg), vào kỳ tháng 1/2007, khi mà Việt Nam và nhiều nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới vừa thu hoạch xong.

Nhưng những ǵ họ chứng kiến trên thị trường kỳ hạn cho đến thời điểm này lại có dấu hiệu ngược lại. Giá chỉ giảm so với mức 1.300 USD/tấn vài ngày đầu tháng 8, sau đó liên tục tăng đều, đến ngày 11/11/2006 đạt mức 1.650 USD/tấn (tức 26.400đ/kg), sau đó hạ nhẹ và ngày 17/11 có dấu hiệu tăng trở lại. Nếu một doanh nghiệp chốt giá bán 10.000 tấn lúc giá 1.300 USD/tấn, th́ đến thời điểm này đă có dấu hiệu bị lỗ 56 tỷ đồng.

Theo ông Văn Thành Huy, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – ca cao Việt Nam, người trồng cà phê thường chỉ bán cầm chừng lúc giá có biến động để chờ giá cao hơn.

Mặt khác, với giá hiện tại, người trồng cà phê chỉ cần bán 1/3 sản lượng là đă đủ trang trải các khoản cần thiết trong năm. Đây là một thách thức khác cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam qua thị trường kỳ hạn.

Bởi rất có thể khi đến thời điểm phải giao hàng theo hợp đồng, dù đă phải chịu lỗ vài chục tỷ đồng nhưng doanh nghiệp vẫn không thể mua đủ số hàng đă kư hợp đồng để giao. 

Cần liên kết để tránh bị đầu cơ

Một số ư kiến cho rằng nguyên nhân khiến các nhà xuất khẩu cà phê hoạt động kém hiệu quả và dễ bị chao đảo khi thị trường biến động là do yếu vốn. Nhiều đơn vị xuất khẩu cà phê đang hoạt động ở thế bị động, không có sẵn nguồn hàng dự trữ trong kho, thường kư hợp đồng xuất khẩu trước rồi mới bắt đầu đi mua hàng trong nỗi lo lắng phập phồng.

Một luồng ư kiến khác lại cho rằng lâm vào t́nh trạng có nguy cơ thua nặng như hiện tại là do các doanh nghiệp xuất khẩu quá liều lĩnh và chủ quan, trong khi không nắm được thông tin và không đánh giá được đối thủ. Tuy nhiên, đa số  mọi người khi được hỏi đều nhất trí chọn nguyên nhân chính là do các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam thiếu sự liên kết với nhau.

Một lợi thế rất lớn của các nhà xuất khẩu cà phê là sản lượng cà phê mỗi niên vụ của nước ta đạt khoảng 800.000 tấn, chiếm đến hơn 30% sản lượng cà phê robusta trên thế giới.

Nếu các nhà xuất khẩu cà phê nước ta liên kết lại, hợp tác thu mua trước, rồi mới cùng điều tiết lượng hàng hoá xuất ra thị trường thế giới, th́ việc làm chủ giá cả, tránh thua lỗ không phải là quá khó.

Hiệp hội Cà phê – Ca cao của Việt Nam được thành lập từ năm 1990. Tuy nhiên đến nay vai tṛ của hiệp hội này trong việc liên kết các nhà xuất khẩu cà phê vẫn khá mờ nhạt. Các đơn vị xuất khẩu vẫn ở trong t́nh trạng "mạnh cua cua máy, mạnh cáy cáy ṃ".

(Nguồn tin: Tiền Phong)

Thị trường Thái lan: Chè Việt Nam có nhiều khả năng thâm nhập. Bán cái người ta cần mua chứ không bán cái chúng ta đang có”. Có như vậy, mặt hàng trà của Việt Nam mới dần dần thâm nhập được các thị trường nước ngoài.

Ông Nguyễn Thành Hưng- Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thái lan - trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Thương Mại.

Kim ngạch XNK trong 8 tháng đầu năm 2006 giữa Việt Nam và Thái lan tăng mạnh, đạt 2,647 tỉ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ 2005, con số này nói lên điều ǵ về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Thái lan, thưa ông?

- Trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Thái lan đang có những bước phát triển mạnh. Năm 2004, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 2,3 tỉ USD, năm 2005 con số đó là 3,2 tỉ USD, tăng 41,3%.

Trong 8 tháng đầu năm 2006, mặc dù Thái lan có những bất ổn chính trị nhưng quan hệ kinh tế và thương mại giữa Thái lan và Việt Nam vẫn được phát triển. Điều này được thể hiện qua kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước tăng trong 8 tháng đầu năm 2006 là 2,647 tỉ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, XK của Việt Nam sang Thái lan đạt 647 triệu USD, tăng 15,2%. Các mặt hàng XK chủ yếu là hàng nông sản, dầu thô, thủy sản, than đá, linh kiện điện tử, thiết bị thể thao, các mặt hàng sản xuất từ xương động vật, tác phẩm nghệ thuật (tranh sơn mài)… NK từ Thái lan đạt 2 tỉ USD, tăng 34,8%. Mặt hàng NK chủ yếu là đồ dùng nội thất phục vụ cho xây dựng, linh kiện xe máy, ôtô, thiết bị thể thao, máy tính, nguyên phụ liệu ngành dệt may...

Mặt hàng chè của Việt Nam được đánh giá như thế nào tại thị trường Thái lan, thưa ông?

- Công bằng mà nói th́ chè của Việt Nam chưa t́m được chỗ đứng trên thị trường Thái lan. Tháng 5/2006, Hiệp hội chè Việt Nam có tổ chức đoàn tham gia triển lăm tại Hội chợ ThaiFex 2006 tại Bangkok. Tuy nhiên, tại hội chợ này, sản phẩm chè của Việt Nam c̣n dừng lại ở mức khiêm tốn về chủng loại, nghệ thuật bày hàng và pha trà chưa thực sự thu hút người tham quan.

Sau triển lăm, Hiệp hội chè Việt Nam có phối hợp cùng Thương vụ Việt Nam tại Thái lan tổ chức một buổi giới thiệu “Văn hoá trà Việt Nam” tại trung tâm triển lăm BITEC, Thái lan. Đây mới chỉ là bước đi đầu tiên trong những bước đi ban đầu của mặt hàng chè Việt Nam vào thị trường Thái lan. Người Thái lan có cách uống trà khác người Việt Nam. Họ không pha vào ấm như Việt Nam mà uống trà pha sẵn. Doanh nghiệp Nhật Bản đă khai thác văn hoá uống trà của người Thái và sản xuất loại trà pha sẵn, có mật ong và đóng chai bán rất phổ biến tại các siêu thị. Tôi hy vọng các DN sản xuất và kinh doanh chè Việt Nam nghiên cứu, đầu tư thêm thiết bị để chế biến chè theo thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường, thực hiện khẩu hiệu “Bán cái người ta cần mua chứ không bán cái chúng ta đang có”. Có như vậy, mặt hàng trà của Việt Nam mới dần dần thâm nhập được các thị trường nước ngoài.

Ông đánh giá thế nào về công tác thiết lập hệ thống quản lư, phân phối các sản phẩm Việt Nam tại thị trường Thái lan?

Nh́n chung, sự xuất hiện của DN Việt Nam trong hệ thống phân phối trên thị trường Thái tương đối lâu đời. Tuy nhiên, các sản phẩm của chúng ta c̣n yếu về khả năng cạnh tranh, có thể nói là chưa có. Điều này có thể do một trong các nguyên nhân sau: Hệ thống quản lư, phân phối sản phẩm của Thái lan rất tốt, nhiều nhà phân phối nước ngoài đă có mặt trên thị trường này từ lâu như Carefour, Marko, Central, Isetan, CP group, 7 Eleven... các công ty này có bề dày kinh nghiệm về phân phối, cạnh tranh quốc tế. Các công ty Việt Nam th́ thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức bán hàng và quản lư hàng.

Được biết, các công ty may mặc Thái lan dự định thuê lao động Việt Nam, ông nhận định vấn đề trên như thế nào?

- Việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ giúp chúng ta được hưởng các ưu đăi của một nước thành viên chính thức WTO, tức là trong đó có ưu đăi XK dệt may vào Hoa Kỳ không bị áp hạn ngạch như trước đây. Việc các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và đầu tư may mặc của Thái lan nói riêng t́m cơ hội đầu tư vào một thị trường có nhiều cơ hội XK là điều dễ hiểu. C̣n việc chi phí lao động rẻ hơn ở Thái lan 20-30% cũng cần suy nghĩ nhưng theo tôi đây không phải là nguyên nhân chính quyết định sự chuyển dịch đầu tư từ Thái lan sang Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn ông!

Vân Anh (baothuongmai)

 



Chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
ĐC: 16 Thuỵ Khuê, Hà Nội
ĐT: (04) 7280490 - Fax: (04) 7280492
Email: agroinfo@ipsard.gov.vn  Website:www.ipsard.gov.vn