Chiến dịch này bắt đầu từ tháng 1/2018 với việc áp thuế tự vệ đối với máy giặt và các tấm năng lượng mặt trời nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Ông Trump tiếp tục với đe dọa áp thuế thép và phế thải nhôm vào tháng 3/2018. Một số nước sau đó đã thuyết phục Washington hoãn thi hành các hình phạt lên hàng hóa của họ để đàm phán thêm.
Các động thái thương mại đầu tiên của Mỹ không nhằm vào nước cụ thể nào; tuy nhiên, những động thái gần đây tập trung chủ yếu vào Trung Quốc – vốn là nước đang có thặng dư thương mại với Mỹ lớn nhất thế giới, lên gới 396 tỷ USD, theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC).
Ngày 22/3/2018, chính quyền tổng thống Trump chính thức công bố kế hoạch áp thuế bổ sung 25% đối với 1.333 hàng hóa Trung Quốc, cáo buộc Trung Quốc không có chế tài đủ mạnh liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ. Bắc Kinh lập tức có hànhđộng đáp trả khi đe dọa áp thuế 15 – 25% đối với 128 hàng hóa Mỹ bao gồm trái cây và thịt lợn, sau đó đe dọa áp thuế 25% đối với 106 hàng háo được bổ sung thêm vào danh sách trên, bao gồm các loại hạt có dầu và các sản phẩm nhựa từ Mỹ.
Những lo ngại về một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới làm rung lắc các thị trường trong vài tuần qua và hiện vẫn còn ky vọng để làm nguội những cái đầu nóng. Các nhà chức trách cấp cao Mỹ bao gồm Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng tài chính đã tới Bắc Kinh ngày 3/5, hy vọng có thể giảm nhẹ căng thẳng. Cả hai bên đã đồng ý các cuộc thảo luận đều mang tính xây dựng và sự cần thiết của một cơ chế rõ ràng cho giải quyết tranh chấp thương mại trong tương lai, nhưng các khác biệt vẫn rõ rệt.
Những gì mỗi bên muốn:
Một danh sách rất chi tiết các sản phẩm mà Mỹ và Trung Quốc nhắm đến phản ánh các mục tiêu khác nhau của mỗi nước. Các sản phẩm Trung Quốc có hàm lượng công nghệ cao, như xe hơi và các hàng hóa điện tử, là các đối tượng chính của Mỹ; trong khi các nông sản là mũi nhọn trừng phạt của Trung Quốc.
Ngoài mục tiêu giảm thâm hụt thương mại, Mỹ đang có những động thái rõ ràng để kìm chế Trung Quốc leo thang trong chuỗi giá trị, trử thành một quyền lực công nghệ cao với danh sách thuế mục tiêu nhằm vào các sản phẩm công nghệ. Mỹ từ lâu đã phàn nàn về điều kiện “chuyển giao công nghệ” để các công Mỹ thâm nhập thị trường Trung Quốc và buộc phải liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc.
Động thái của Washington đe dọa sự thành công của chủ tịch Tập Cận Bình trong sáng kiến “Made in China 2025”, nhằm chuyển dịch Trung Quốc ra hỏi các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như da giày và đồ chơi sang các ngành công nghệ cao.
Mặt khác, việc Trung Quốc trừng phạt các nông sản Mỹ nhắm vào nông dân Mỹ, đặc biệt là khu vực Trung Tây – những người ủng hộ nhiệt thành cho tổng thống Trump.
Những diễn biến này tác động thế nào đối với Thái Lan trong ngắn hạn? Trong ngắn hạn, Thái Lan có thể đối mặt với tác động trực tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp gần như ngay lập tức là khi hai nền kinh tế này ngày càng lậm vào cuộc chiến này, hàng hóa của cả hai nước có thể tràn vào các nước khác, bao gồm Thái Lan, dẫn đến sự cạnh tranh mạnh với các sản phẩm nội địa Thái Lan. Tuy nhiên, việc áp thuế giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể dẫn đến tăng nhu cầu đối với hàng hóa Thái Lan với vai trò thay thế trên hai thị trường này.
Nông nghiệp và các sản phẩm hóa dầu:
Theo phân tích của các chuyên gia Thái Lan, trong ngắn hạn, có thể một số ngành của Thái Lan, như nông nghiệp, có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại này.
Ví dụ, sắn lát Thái Lan có thể hưởng lợi nếu Trung Quốc áp thuế ethanol Mỹ. Năm 2017, nhập khẩu ethanol của Trung Quốc từ Mỹ giảm 99% so với năm 2016 sau khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu ethanol lên 30%. Nếu Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu ethanol lên 45%, xuất khẩu ethanol Mỹ sang Trung Quốc càng hẹp cửa.
Động thái này, cùng với kế hoạch mở rộng sử dụng bắt buộc ethanol trong xăng E10 trên toàn quốc đến năm 2020, sẽ khuyến khích các nhà sản xuất ethanol Trung quốc tăng sản xuất nội địa. Do 25% ethanol được sản xuất từ sắn lát, nhu cầu đối với sắn lát Thái Lan có thể tăng.
Một sản phẩm đáng chú ý khác trong danh sách là đậu tương. Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào đậu tương nhập khẩu cho nhu cầu bột đậu tương nội địa để sản xuất TACN, Trung Quốc hiện nhập khẩu 90% phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, trong đó 32 triệu tấn nhập khẩu từ Mỹ trong năm 2017, chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu đậu tương Mỹ và trị giá 12,4 tỷ USD. Trung Quốc có thể chuyển nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ sang Brazil. Mỹ và Brazil tổng cộng chiếm 83% tổng kim ngạch xuất khẩu đậu tương toàn cầu (40% từ Mỹ, 43% từ Brazil) trong năm 2017.
Do Trung Quốc vẫn có dự trữ đậu tương lên tới 21 triệu tấn, trong ngắn hạn, nước này có thể giảm nhập khẩu đậu tương Mỹ, có thể dẫn đến giá đậu tương Mỹ giảm. Do Thái Lan là nước nhập khẩu dậu tương, trong đó 26% đến từ Mỹ, nên diễn biến này sẽ có lợi cho các ngành sản xuất sử dụng đậu tương làm nguyên liệu sản xuất TACN và dầu ăn tại Thái Lan.
Các chính sách thuế của Trung Quốc với các hàng hóa khác từ Mỹ cũng có thể tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất hóa dầu Thái Lan tăng xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang Trung Quốc, vốn là thị trường chiếm 30% thị phần xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Thái Lan.
Ngành công nghệ Thái Lan có lý do để lo lắng?
Các chính sách thuế của Mỹ đối với hàng hóa công nghệ cao của Trung Quốc có thể tác động tới Thái Lan, mặc dù tác động hiện có thể còn hạn chế. Nguyên nhân là do mối liên kết giữa chuỗi cung ứng Thái Lan và xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao Trung Quốc còn tương đối nhỏ. Ngoài ra, xuất khẩu ô tô và các sản phẩm điện tử Thái Lan sang Trung Quốc chủ yếu dành cho tiêu dùng cuối cùng tại thị trường Trun gQuốc.
Là một nước đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu, Thái Lan tăng trưởng tốt nhất khi thương mại toàn cầu rộng mở. Do đó, Thái Lan không thể tự mãn an nhiên đứng ngoài cơn bão này, đặc biệt khi không có dấu hiệu cho thấy tổng thống Trump sẽ rút lại các đe dọa về áp thuế bổ sung.
Thái Lan cần tìm kiếm cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp chiến lược, phần nào hưởng lợi từ tái phân bổ đầu tư từ Trung Quốc. Nhìn về phía trước, Thái Lan có thể tăng khả năng chống đỡ trước các cuộc chiến thương mại ngày càng leo tháng thông qua thúc đẩy các đàm phán Đối tác Kinh tế Toàn diện Chiến lược (RCEP) và củng cố các thỏa thuận thương mại tự do khác để mở rộng tiếp cận thị trường cho các sản phẩm Thái.
Theo Bangkok Post (gappingworld.com)