Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
 CSDL ==> CHI TIẾT NGHIÊN CỨU-BÁO CÁO   Thêm BC-NC
Tên NC/BC: Con đường phát triển của Ấn Độ trong kỷ nguyên toàn cầu hoá   Sửa
Tác giả/Cơ quan Phạm Quang Diệu/IPSARD
Thời gian 2005
Miêu tả Mỗi nước nghèo có con đường phát triển riêng của mình. Các nước đang phát triển thường đi lên bằng lợi thế lao động rẻ và xuất khẩu hàng hoá giá thành hạ trước khi nghĩ đến đầu tư vào công nghệ cao. Tuy nhiên, lợi thế này sớm muộn rồi cũng mất, do những nước nghèo khác cùng cạnh tranh giá thành lao động, do các công ty đa quốc gia tăng cường đầu tư ra nước ngoài, khai thác lao động rẻ để sản xuất và xuất khẩu trở lại chính quốc. Đối với Ấn Độ cho đến thập kỷ 80, chiến lược hướng nội và kế hoạch hóa nền kinh tế đã kìm hãm sự phát triển. Công cuộc cải cách bắt đầu từ cuối thập kỷ 80, đầu 90 với quá trình tự do hóa thương mại và tư nhân hóa đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Điểm đặc biệt của Ấn Độ là quốc gia này đã nắm bắt được xu thế phát triển và những cơ hội to lớn của cuộc cách mạng thông tin để phát triển ngành công nghệ phần mềm, tạo nên một bước đột phá trong phát triển. Rất có thể đây là một con đường độc đáo, tận dụng ưu thế quốc gia và những cơ hội to lớn của công nghệ mới sẽ giúp Ấn Độ không phải trải qua quá trình công nghiệp hóa tuần tự thông thường, mà là một bước nhảy vọt lên một tầng nấc mới của phát triển. Như lời của Gurcharan Das ."Rất nhiều ngườì Ấn lo sợ rằng chẳng lẽ chúng ta lại không phải trải qua cuộc cách mạng công nghiệp, bởi vì nếu không thế chúng ta sẽ lấy đâu ra vải để mặc, sắt thép để xây nhà. Đó là một quan niệm sai lầm, đơn giản bởi vì giá trị gia tăng trong nền kinh tế thông tin, viễn thông, giải trí cao hơn rất nhiều nền kinh tế cũ".
Báo cáo Tải file - Định dạng - Word file
Số trang 12
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Khu vực địa lý Quốc tế|International
Chủ đề
Mặt hàng
  Theo từ khoá