Đến thời điểm hiện tại, Thương vụ đã ghi nhận một số trường hợp các chuyến hàng nông, thủy sản của Việt Nam gặp khó khăn khi làm thủ tục hải quan vì lý do hàng hóa có mùi hôi thối (đối với thủy sản) và mọt, ve (đối với nông sản).
Để ngăn chặn tình trạng này, cơ quan Hải quan cảng biển Ai Cập đã kết hợp với bộ phận kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, bộ phận kiểm tra y tế và vệ sinh an toàn hàng nhập khẩu siết chặt các biện pháp giám định.
Qua đó số các lô hàng bị cơ quan hải quan từ chối thông quan có chiều hướng gia tăng. Với các trường hợp này, Hải quan Ai Cập yêu cầu hủy toàn bộ số hàng hoặc chuyển trả về nước xuất khẩu.
Nhằm tránh những thiệt hại không đáng có, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu, giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn hàng hóa và đặc biệt chú ý đến chất lượng, phẩm cấp hàng xuất khẩu cũng như các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì tình trạng cho chuyến hàng.
Khuyến cáo này xuất phát từ thực tế thời gian vận chuyển đường biển từ các cảng Việt Nam đến các cảng Ai Cập tương đối dài, khoảng 30 đến 45 ngày nên rất dễ dẫn đến sự xuống cấp chất lượng hàng hóa.
Được biết, ngoài Việt Nam còn có một số nước khác cũng bị phát hiện những lô hàng kém chất lượng như Nga, Ucraina, Pháp, Bulgari, Ethiopia, Brazil...
Đ.Thọ
Tin liên quan:
Thủy sản có giữ được thị trường Nhật?
Tôm Việt Nam có nguy cơ bị cấm vào Nhật
Đình chỉ xuất khẩu đối với doanh nghiệp vi phạm an toàn vệ sinh thủy sản
Từ chối tôm nguyên liệu chưa rõ nguồn gốc
Chế biến thủy sản: Loại bỏ kháng sinh cấm ra sao?
Tiếp tục cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu cá mực sang Nhật Bản
Cá mực Việt Nam có thể bị cấm sang Nhật
Phát hiện 127 lô tôm có chứa tạp chất