Miêu tả |
Giá cà phê thế giới tăng đột biến vào giữa thập kỷ 90 dẫn đến lợi nhuận từ trồng cà phê cao, khuyến khích người dân mở rộng diện tích và tăng năng suất cà phê. Cà phê dần trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đáng kể tình trạng đói nghèo nhiều tỉnh trong cả nước.
Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng cà phê của Việt Nam trong hơn 10 năm thấp, chủ yếu dựa trên tăng diện tích hơn là tăng năng suất, giảm giá thành. Người dân mở rộng sản xuất chỉ dựa vào tín hiệu giá từ thị trường thế giới, không biết đến thông tin về khả năng thích nghi của cây trồng với đất đai, nguồn nước, nguồn rừng v.v... diện tích cà phê đã vượt ra ngoài mức cân bằng an toàn về sinh thái. Các cơ sở/doanh nghiệp tham gia kinh doanh cà phê chủ yếu mới đóng vai trò trung gian thu mua, vận chuyển, khâu chế biến kinh doanh xuất khẩu chưa đủ mạnh, nghiên cứu và dự báo thị trường không được chú ý đúng mức. Do đó, giá cà phê xuống thấp trong 3 năm trở lại đây đã ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển của ngành cà phê và mức sống của người trồng cà phê.
Các tác nhân khác nhau tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê chịu tác động khác nhau của ảnh hưởng giá. Các công ty nước ngoài ít bị ảnh hưởng nhất, thậm trí gần như không bị ảnh hưởng, tiếp theo là các doanh nghiệp xuất khẩu/chế biến cà phê Việt Nam, sau đó là các cơ sở thu mua cà phê và cuối cùng là người trồng cà phê.
Sản xuất cà phê của Việt Nam gắn chặt với thị trường thế giới do hơn 97% sản lượng cà phê Việt Nam dùng để xuất khẩu và các chính sách nhà nước gần như không ảnh hưởng đến thị trường trong nước cũng như thế giới. Tuy nhiên, khi Việt Nam đã là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới, Việt Nam cần phải thực hiện những chính sách vững chắc nhằm tránh tình trạng như thời gian vừa qua.
|
Báo cáo |
Tải file
- Định dạng - Word file
|
Báo cáo tóm tắt |
Tải file
- Định dạng - Word file
|