Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
 CSDL ==> CHI TIẾT NGHIÊN CỨU-BÁO CÁO   Thêm BC-NC
Tên NC/BC: Nghiên cứu lâm nghiệp   Sửa
Tác giả/Cơ quan GS. Đỗ Đình Sâm; PGS. Triệu Văn Hùng; PGS. Nguyễn Hoàng Nghĩa
Thời gian 2006
Miêu tả Ngay từ thời kỳ Pháp thuộc việc nghiên cứu lâm nghiệp cũng đã được quan tâm với sự hình thành Viện Khảo cứu Nông Lâm do toàn quyền Đông Dương quyết định vào tháng 10 năm 1937. ở miền Bắc đã có 2 phòng thí nghiệm và 1 trạm thực nghiệm lâm sinh ở Phú Hộ (Phú Thọ), ở miền Nam có phòng thực vật và phòng thí nghiệm nghiên cứu gỗ. Các trạm thực nghiệm đã được hình thành như trạm Lang Hanh (Di Linh, Lâm Đồng), trạm Măng Linh (Đà Lạt, Lâm Đồng), trạm Eakmát (Đắc Lắc), vườn thụ mộc Trảng Bom (Đồng Nai). Các kết quả nghiên cứu từ đó đến sau này được tập hợp vào một số công trình chính như “Cây gỗ ở Đông Dương” của A. Chevalier, “Thực vật đại cương Đông Dương” của H. Lecomte và “Lâm nghiệp Đông Dương” của P. Maurand. Hoạt động của Viện Khảo cứu Nông Lâm hầu như bị gián đoạn trong thời gian chiến tranh. Sau hoà bình lập lại, vào năm 1955 hình thành Viện Khảo cứu Nông Lâm thuộc Bộ Nông Lâm ở miền Bắc. Các nghiên cứu khoa học lâm nghiệp tiếp tục thực hiện tại tổ lâm sinh của Viện và Khoa lâm nghiệp thuộc Học viện Nông Lâm. Khi Tổng cục Lâm nghiệp hình thành vào năm 1961, Viện Nghiên cứu lâm nghiệp cũng được thành lập và triển khai nghiên cứu cả 3 lĩnh vực: Lâm sinh, Công nghiệp rừng và Kinh tế lâm nghiệp. Một thời gian sau có 2 đơn vị nghiên cứu được thành lập và hoạt động trong một thời gian như Phân viện Nghiên cứu lâm nghiệp Tây Bắc đóng ở Sơn La, Phân viện Nghiên cứu lâm nghiệp Nhiệt đới đóng ở Cúc Phương (Ninh Bình) rồi giải thể sau đó một số năm. Ngoài ra còn có Phân viện Việt Bắc hoạt động một số năm rồi được sáp nhập vào Viện Nghiên cứu lâm nghiệp
Báo cáo Tải file - Định dạng - pdf
Số trang 59
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Khu vực địa lý
Chủ đề Phát triển Bền vững
Mặt hàng Lâm sản & gỗ|Forest product
  Theo từ khoá