Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Báo cáo cà phê năm 2022

I. NGÀNH CÀ PHÊ THẾ GIỚI 2022

1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới năm 2022

1.2. Thương mại cà phê thế giới năm 2022

1.2.1. Xuất khẩu cà phê thế giới năm 2022

Theo ICO, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 9/2022) đạt gần 129 triệu bao loại 60 kg/bao, giảm 0,4% so với niên vụ 2020-2021. Trong đó xuất khẩu cà phê nhân xanh giảm 1,1%, xuống 116,1 triệu bao so với 117,2 triệu bao của niên vụ trước. Nhưng đây vẫn là khối lượng xuất khẩu lớn thứ ba từ trước đến nay. Trước đó khối lượng xuất khẩu lớn nhất ghi nhận được là 121,3 triệu bao trong niên vụ 2018-2019. Xuất khẩu cà phê nhân xanh giảm là do sản lượng thế giới thấp hơn năm ngoái, với ước tính giảm 2,1% từ 170,8 triệu bao trong niên vụ 2020-2021 xuống còn 167,2 triệu bao trong vụ 2021-2022.

Trong 4 nhóm cà phê chính, xuất khẩu cà phê arabica Brazil và arabica Colombia ghi nhận sự sụt giảm trong khi nhóm arabica khác và robusta lại tăng. Theo đó, xuất khẩu nhóm cà phê arabica Brazil trong niên vụ 2021-2022 đã giảm 4,3% so với vụ trước xuống còn 37,8 triệu bao. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu arabica lớn nhất thế giới đã ghi nhận lượng cà phê nhân xanh xuất khẩu giảm 12,5% trong niên vụ vừa qua. Brazil đã thu hoạch một vụ mùa nhỏ hơn do “trái vụ” cà phê arabica, trong khi 6 xuất khẩu cũng gặp khó khăn do tình trạng thiếu container vận chuyển và cước phí tăng cao.

Xuất khẩu nhóm arabica Colombia cũng giảm 7,1% so với niên vụ trước xuống còn 12,14 triệu bao, mức thấp nhất kể từ năm 2015. Colombia - nước xuất khẩu chính của chủng loại cà phê này chỉ xuất khẩu 10,8 triệu bao cà phê nhân xanh trong vụ vừa qua, thấp nhất kể từ năm 2014 do thời tiết bất lợi làm giảm nguồn cung. Sản lượng cà phê của Colombia trong niên vụ 2021-2022 ước tính chỉ đạt 11,7 triệu bao, giảm tới 13% so với niên vụ trước đó.

Ở chiều ngược lại, khối lượng xuất khẩu của nhóm cà phê arabica khác tăng 1,3% trong niên vụ 2021-2022 lên 23,9 triệu bao. Khối lượng xuất khẩu kỷ lục của Peru và Nicaragua đã bù đắp cho sự sụt giảm của Honduras và Guatemala. Xuất khẩu cà phê robustas cũng tăng 2,6% so với niên vụ trước lên mức 42,2 triệu bao. Việt Nam và Ấn Độ là hai nước xuất khẩu đạt mức tăng trưởng nổi bật trong niên vụ 2021-2022. Trong đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh của Việt Nam tăng 15,1% so với niên vụ trước lên 26,8 triệu bao, còn Ấn Độ tăng 26,1% lên 5 triệu bao. Ngược lại Burundi và Uganda là hai nước xuất khẩu giảm mạnh nhất, giảm 62,1% và 10% xuống còn 134.000 bao và 5,8 triệu bao.

1.2.2. Nhập khẩu cà phê thế giới năm 2022

Theo ICO, nhập khẩu từ tất cả các quốc gia trong nhóm Thành viên nhập khẩu ICO và Mỹ niên vụ 2020/2021 tăng 4,4% lên mức 120,0 triệu bao. So với niên vụ trước nhập khẩu cà phê tại các thị trường đều tăng, cụ thể: EU tăng 4,3% lên 54,2 triệu bao; Bắc Mỹ tăng 5,4% lên 31,9 triệu bao, Nam Mỹ tăng 0,5% lên 26,7 triệu bao, Châu Phi tăng 2,4% lên 11,7 triệu bao, Châu Á và Châu Đại Dương tăng 3,0% lên 40,8 triệu bao.

1.2.3. Cân bằng cung cầu cà phê thế giới năm 2022

Theo ICO, niên vụ 2021/2022 tiêu thụ cà phê ước tính tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao so với mức 164,8 triệu bao niên vụ 2020/21

Xem báo cáo chi tiết tại đây: /images/files/B%c3%a1o%20c%c3%a1o%20Th%c6%b0%e1%bb%9dng%20ni%c3%aan%20c%c3%a0%20ph%c3%aa%20n%c4%83m%202022.pdf


Liên hệ với chúng tôi
Để được tư vấn về nội dung - Bộ phận phân tích ngành hàng:
Quách Đại Vương - info@agro.gov.vn

Để đặt mua ấn phẩm - Bộ phận dịch vụ khách hàng:
An Hằng - banhang.agro@gmail.com

Địa chỉ: Tầng 4 - 16 Thụy Khuê Tây Hồ Hà Nội ĐT: 04.62.93.86.32 - 012.88.256.256
Fax: (84 4) 39726949
Email: banhang.agro@gmail.combanhang_agro@yahoo.com
Báo Cáo Khác