Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Doanh nghiệp không nên đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao
20 | 10 | 2008
Thực phẩm tác động trực tiếp đến đời sống người dân còn năng lượng vừa ảnh hưởng đến người dân vừa ảnh hưởng đến sức sản xuất của nền kinh tế. Chính vì vậy, luôn luôn phải có giá năng lượng hợp lý để tạo điều kiện phát triển kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân. Thạc sĩ Đinh Thế Hiển - chuyên gia tài chính - cho rằng, có 2 yếu tố quyết định đến nền kinh tế là năng lượng và thực phẩm.

Thực phẩm tác động trực tiếp đến đời sống người dân còn năng lượng vừa ảnh hưởng đến người dân vừa ảnh hưởng đến sức sản xuất của nền kinh tế. Chính vì vậy, luôn luôn phải có giá năng lượng hợp lý để tạo điều kiện phát triển kinh tế và giảm gánh nặng cho người dân.

Trong điều kiện lạm phát hiện nay, các doanh nghiệp (DN) năng lượng không nên đặt bài toán lợi nhuận cao mà chỉ nên ngang bằng với lãi suất ngân hàng để chia sẻ gánh nặng đất nước. Từ trước tới nay, các DN xăng dầu luôn kêu lỗ tuy nhiên cụ thể lỗ, lãi tính toán như thế nào thì không ai biết. Nhiều ý kiến cho rằng, các DN xăng dầu phải có bài toán với những con số cụ thể về việc này. Trong khi bài toán sản xuất hết sức phức tạp của các DN ngành điện, nước mà Nhà nước còn tính được giá thành cơ bản để đưa ra được giá bán hợp lý thì bài toán chi phí, giá thành, định mức với các DN xăng dầu là hết sức đơn giản vì đây là bài toán thương mại, chỉ cần tính chi phí đầu vào, chi phí tài chính cho việc dự trữ, kho bãi, phân bổ cho các đại lý... và tính lợi nhuận bình quân hợp lý là sẽ đưa ra được giá bán hợp lý. Cụ thể, tại thời điểm này, lợi nhuận bình quân hợp lý của nền kinh tế là khoảng 15%, DN nào quản lý chi phí tốt sẽ có mức cao hơn và ngược lại. Xăng, dầu, điện, nước là hết sức quan trọng nên giá trần phải được quản lý, các DN phải bán dưới giá trần.

Bình luận về việc các DN xăng dầu luôn kêu lỗ, thạc sĩ Đinh ThếHiển đặt vấn đề: trong rất nhiều thời kỳ, giá xăng dầu ở Việt Nam ngang bằng với giá xăng dầu ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới trong khi chi phí nhân công ở Mỹ và nhiều nước cao hơn ở Việt Nam mà DN xăng dầu vẫn có lãi. "Nếu họ thực sự lỗ thì là lỗ do chi phí quản lý yếu kém và như vậy họ phải xem lại cung cách và trình độ quản lý của mình" - thạc sĩ Đinh Thế Hiển nói.



Nguồn: ĐTCK
Báo cáo phân tích thị trường