Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản lượng đường thế giới tăng
23 | 10 | 2008
Theo đánh giá mới nhất của FAO, sản lượng đường thế giới trong năm 2007/08 dự báo đạt 168 triệu tấn, ít hơn 1.1 triệu tấn so với dự báo trước đó và cao hơn 2 triệu tấn so với niên vụ năm trước.
Kết quả đánh giá lại này là do sự cắt giảm sản lượng tại các quốc gia Úc, Trung Quốc và Ấn độ. Tuy nhiên, sản lượng đường thế giới vẫn được đánh giá là vượt cầu khoảng 9.8 triệu tấn và do đó tỷ lệ sử dụng kho bãi dự kiến tăng từ 46.2% niên vụ 2006/07 lên 48.3%, dẫn đầu là quốc gia đang phát triển Brazil. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng các quốc gia phát triên, tổng sản lượng đường niên vụ này dự báo đạt khoảng 40,4 triệu tấn, ít hơn 1,8% so với năm trước do dự báo cắt giảm sản lượng tại Úc.

Khu vực Châu Mỹ La tinh và vùng vịnh Caribe, Brazil được đánh giá là quốc gia có sản lượng mía đường lớn nhất. Điều kiện thời tiết thuận lợi và tỷ lệ chữ đường cao là những yếu tố hỗ trợ nâng cao sản lượng đường của quốc gia này. Năm nay, khoảng 56% sản lượng mía của Brazil sẽ được chuyển đổi thành ethanol trong khi đó con số này trong niên vụ 2006/07 là 50%. Việc sử dụng phương tiện chạy bằng nhiên liệu sinh học từ ethanol thay cho việc sử dụng xăng dầu trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao đã khiến cho nhiều chủ doanh nghiệp ép mía tập trung nhiều vào sản xuất nhiên liệu ethanol. Ở Brazil, nhu cầu ethanol là yếu tố quan trọng tác động đến thị trường đường và đặc biệt khi mà phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu sinh học đang ngày càng được mở rộng. Ở Achentina, sản lượng đường được đánh giá sẽ tăng và đảm bảo khoảng 10% nhu cầu về ethanol. Ở Peru, sản lượng dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nếu không có sự thay đổi từ phía Campuchia. Sản lượng đường tại Mexico ước tính đạt khoảng 5,7 triệu tấn, tăng 1,9% so với niên vụ 2006/07. Điều này đã phản ánh việc mở rộng vùng nhiên liệu và tăng hiệu suất chế biến. Tuy nhiên, sản lượng này chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước. Ở Cuba, sản lượng đường dự báo tăng nhẹ so với năm ngoái nhưng vẫn dưới mức mong đợi do cơ sở hạ tầng nghèo nàn và năng suất thấp. Còn ở Cộng hoà Dominican, dự báo sản lượng sẽ đạt 500 000 tấn, tăng 4.5% so với niên vụ 2006/07.

Tổng sản lượng đường ở Châu Phi ước đạt khoảng 10,7 triệu tấn niên vụ 2007/08, cao hơn 21% so với niên vụ trước đó. Sản lượng hầu hết ở các quốc gia khu vực này khá nhỏ để có thể ảnh hưởng tới thị trường đường thế giới. Tuy nhiên sản lượng tăng đều 2%/năm trong vòng 5 năm qua so với mức tăng trưởng trung bình 10 năm là 1,5%. Việc mở rộng sản lượng không những là cơ sở tăng tiêu dùng trong nước mà còn khuyến khích một số chương trình xuất khẩu. Bởi lẽ, căn cứ vào Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA), kể từ ngày 1/11/2009 một số quốc gia sản xuất đường tại Châu Phi sẽ được miễn thuế và hạn ngạch xuất khẩu khi tham gia vào thị trường Châu Âu. Ở Nam Mỹ, nhà sản xuất đường lớn thứ ba Châu lục này ước sản xuất 2,5 triệu tấn đường trong niên vụ 2007/08, tăng 3.3% so với niên vụ trước. Kenya mong đợi sản lượng đường 600.000 tấn, tăng 57% so với năm 2006/07. Tại Ai Cập, sản lượng dự báo giảm nhẹ so với sản lượng 1,9 triệu tấn năm trước đó. Năm 2008, Etopia dự kiến sẽ sản xuất 310.000 tấn đường các loại, giảm 50.000 tấn so với năm ngoái do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Tuy nhiên, ngành này vẫn đem lại lợi nhuận cho người sản xuất bởi nhờ hỗ trợ từ Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng vừa phê duyệt kế hoạch nâng cao sản lượng từ nay đến năm 2010.

Sản lượng đường Châu Á dự báo đạt khoảng 65.8 triệu tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn 3.6% so với dự báo của FAO trong tháng 11/2007 do dự báo cắt giảm sản lượng từ phía 2 quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, tại Thái Lan, sản lượng ước tăng 7,7% đạt 7,6 triệu tấn trong niên vụ 2007/08 do mở rộng diện tích trồng mía. Tương tự, sản lượng đường của Pakistan dự báo tăng 14% lên 4,4 triệu tấn nhờ giá tăng, thúc đẩy bà con trồng mía mở rộng diện tích so với 2 niên vụ trước đó.

Ở Châu Âu, sản lượng tại các quốc gia EU-27 ước tăng nhẹ lên 17,4 triệu tấn trong niên vụ 2007/08 do điều kiện canh tác thuận lợi, giúp tăng năng suất bù đắp cho việc giảm nhẹ diện tích trồng củ cải niên vụ trước đó. Tuy nhiên, theo mục tiêu cải tổ ngành đường cho đến năm 2010, các quốc gia EU đang yêu cầu cắt giảm sản lượng nhằm bảo hộ giá cho các nhà máy đường trong nước. Dự kiến khối lượng cắt giảm trong 4 năm cải tổ là 6 triệu tấn đường. Tại Liên bang Nga, sản lượng đường giảm 5,4% do điều kiện trồng trọt không thuận lợi dẫn đến giảm năng suất cây củ cải đường. Ngành công nghiệp này thu lợi trong năm nay nhờ tăng việc đảm bảo từ bên ngoài thông qua chương trình thuế nhập khẩu thời vụ kéo dài sáu tháng từ thang 12 năm 2007 với kết quả tăng từ 140 USD/tấn lên 220 USD/tấn. Sản lượng đường dự báo cũng giảm ở Ukraina do dư thừa trong năm 2006/07 tạo ra mất cân bằng thị trường trong nước và giảm giá lớn. Là thành viên của WTO, quốc gia này đã đồng ý mở rộng hạn ngạch tỷ lệ thuế cho đường nguyên liệu lên tới 206,000 tấn và tăng đều hàng năm lên tới 267.800 tấn trong năm 2010. Điều này sẽ tạo ra khó khăn lớn của thị trường trong nước do phải đối mặt với cạnh tranh về giá thấp của đường nhập khẩu. Phần còn lại của thế giới, Mỹ được dự báo sẽ không tăng sản lượng so với năm 2006/07, phản ánh các điều kiện tròng trọt ở mức bình thường. Những khu vực của các nước tròng củ cải đường sẽ chịu nhiều áp lực do nhà sản xuất chuyển sang trồng các cây nguyên liệu có giá cao hơn như ngũ cốc. Ở Úc, thời tiết ẩm ướt bất thường tại những khu vực sản xuất đướng chính sẽ làm giảm sản lượng xuống còn 4,9 triệu tấn, giảm nhẹ so với năm ngoái.

Với sản lượng đường tăng mạnh tại nhiều quốc gia, lượng đường tiêu thụ tại một số quốc gia đặc biệt là các quốc gia đang phát triển cũng gia tăng. Dự báo mức tiêu thụ đường toàn cầu trong niên vụ 2007/08 đạt 158,2 triệu tấn, tăng 4.2 triệu tấn so với năm 2006/07 do tăng tiêu thụ ở khu vực Châu Á và Châu Mỹ La tinh và vùng vịnh Caribê, cũng như việc tăng dân số tại các quốc gia này. Tiêu thụ đường thế giới đã tăng trung bình hàng năm 3.8% trong vòng ba năm gần đây, cao hơn mức tăng trung bình 2.5% trong vòng mười năm trở lại đây. Việc tăng tiêu dùng đường thế giới là kết quả của sự tăng thu nhập trên đầu người và giá đường giảm. Trung bình, tiêu thụ trên đầu người dự báo tăng từ 26,3kg trong năm 2006/07 lên 2,9 kg trong năm 2007/08. Ngoài ra, theo dự báo do giá đường giảm nên người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng nhiều đường hơn là chất tạo ngọt được làm từ ngô bởi lẽ hiện giá ngô lại đang ở mức cao.

Nếu chỉ xét riêng các quốc gia đang phát triển mức tăng tiêu thụ của niên vụ này sẽ là 3,5%, đạt 109,4 triệu tấn. Cụ thể Ấn Độ, quốcgia tiêu thụ lớn nhất Châu Á, dự báo sẽ tiêu thụ khoảng 23,1 triệu tấn đường, tăng từ 22,4 triệu tấn trong niên vụ 2006/07 do giá đường giảm và mức tăng trưởng kinh tế tốt. Tương tự, do thu nhập đầu người hàng năm ở Trung Quốc tăng nên dự báo lượng tiêu thụ đường của quốc gia này cũng tăng. Hơn nữa, do nhu cầu thức ăn và nước ngọt tăng mạnh cùng với giá đường cạnh trang, xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng đường thay vì sử dụng chất tạo ngọt được chế biến từ ngô như trước đây. Tại khu vực Châu Mỹ La tinh và vùng vịnh Caribê, Brazil và Mexico – hai quốc gia có lượng tiêu thụ lớn nhất dự báo sẽ sử dụng tương ứng là khoảng 12,2 triệu tấn và 5.7 triệu tấn.

Trong khi đó, lượng tiêu thụ đường tại các quốc gia phát triển dự báo vẫn ổn định, đặc biệt tại các quốc gia EU-27, Úc và Nhật Bản, tại đây thị trường đường trở nên bão hào với mức tăng trưởng dân số hạn chế. Tuy nhiên, nếu so với Mỹ, lượng tiêu thụ đường tại các quốc gia này dự báo cao hơn do nhu cầu chế biến thức ăn và nước ngọt tăng.



Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường