Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Thị trường bán lẻ Việt Nam Tiềm năng và hấp dẫn
13 | 11 | 2008
Thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, mức tăng trưởng thường xuyên đạt trên 20% và đặc biệt trong năm nay theo ước tính sẽ đạt tới 25%. Năm 2006, doanh thu từ bán lẻ đạt khoảng 37,5 tỷ USD thì đến năm 2007 đạt 42,5 tỷ USD và đến 2010 sẽ là 35 tỷ USD. Ngày 1/1/2009 thị trường bán lẻ Việt Nam chính thức mở cửa.
Đây là một cơ hội lớn cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào kinh doanh tại Việt Nam đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay nhiều tập đoàn phân phối lớn đã có mặt tại Việt Nam như Metro cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc). Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết: đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xây dựng kế hoạch để xâm nhập thị trường sau khi Việt Nam vào WTO, trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh) cùng nhiều tập đoàn châu Á như Dairy Farm (Hồng Kông) và South Asia Investment (Singgapore).
Chợ quê – “ Siêu thị” truyền thống
Nói đến thị trường bán lẻ nông thôn là nói đến chợ, chợ quê đối với người dân nông thôn đã gắn bó từ bao đời đến nay. Chợ thường chỉ họp từ sớm tinh mơ cho đến 9-10 giờ sáng, nhộn nhịp kẻ mua, người bán. Chợ họp giữa sân đình bãi đất trống, trên mặt đê… với vài dãy nhà tranh, tre nứa lá, có nơi sang hơn thì được xây bằng gạch. Chợ quê luôn luôn đông vui rộn rã, các sản vật đều mang hương đồng gió nội được kết tinh từ hồn đất, hồn quê. Thời nay, đời sống kinh tế của nông thôn đã nâng cao, do đó nhu cầu của người dân cũng ngày càng cao nên tác động mạnh đến chợ quê. Hàng hoá chợ quê bây giờ không chỉ là những nông sản của địa phương mà còn có đủ các thứ hang hoá nhu cầu thiết yếu từ khắp mọi nơi mang đến. Đó chính là một thị trường tiềm năng lớn khi chúng ta biết rằng hiện nay cả nước có khoảng 2 triệu hộ tham gia phân phối bán lẻ hang hoá có trên 9.200 chợ và 18.000 cửa hang bán nhỏ lẻ. 46% trong tổng số triệu dân Việt Nam mua hàng hoá ở các chợ, trong khi đó mua từ các cửa hàng bán lẻ độc lập khoảng 44%, hàng hoá qua hệ thống phân phối hiện đại chiếm khoảng 10% nhu cầu của người dân. Những siêu thị, cửa hàng sang trọng có thay thế được cái chợ truyền thống đã gắn bó với nếp sống người dân từ bao đời nay hay không? Câu trả lời đang thuộc về các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp trước giờ G
Làn sóng các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đang vào Viêt Nam, một bộ phận người dân các đô thị của Việt Nam đang chuyển dần thói quen mua sắm tại các chợ sang các hình thức thương mại hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn. Với sự đa dạng mặt hàng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, giá cả hợp lý, thực tế đã giúp người tiêu dùng được hưởng lợi không chỉ về chất lượng sản phẩm và cả thời gian vốn là vàng bạc trong cơ chế thị trường. Đó cũng là quy luật tự nhiên của con người trong thời kỳ phát triển.Anh Lê Văn Khương ở ngõ 155 Cầu Giấy vừa khanh thành một ngôi biệt thự. Khách đến thăm đều trầm trồ khen ngợi nội thất biệt thự sang trọng, anh cho biết: “Tất cả đều mua sắm ở Melinh Plaza. Đi xem một lần, ghi chép những thứ cần dùng rồi gọi điện tất cả được vận chuyển đến tận nhà. Từ chiếc bồn tắm đứng, bộ sa lông, giường tủ châu Âu đến bể nuôi cá, tivi, bếp điện… mọi thứ đều đảm bảo chất lượng và đúng thời hạn”.Đến đại siêu thị Melinh Plaza (Melinh Hypermarket), chúng tôi được chứng kiến được nhiều hơn những gì anh kể. Với hơn 14.000 m2 mặt bằng trong đó 10.000m2 diện tích trưng bày, đại siêu thị đã tạo ra một ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng. Những sản phẩm nội thất đồng bộ, vật liệu xây dựng phong phú, Melinh Plaza có một không gian sống để lại một nguồn cảm hứng vô tận cho những ai đến đây.Tiếp chúng tôi Giám đốc Đào Xuân Khương cho biết: siêu thị phát triển toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu nên rất tự tin khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ. Hàng hoá ở đây được nhập khẩu từ nước châu Âu, châu Á và các nhà sản xuất chính hãng trong nước nên chất lượng rất đảm bảo, đại siêu thị là một nơi hội tụ của các nhà sản xuất uy tín, là cầu nối giao dịch và bán hàng trực tiếp giữa nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Tại đây người tiêu dùng nựa chọn được trong số 40.000 sản phẩm cho ngôi nhà của mình mà không cần đi chọn một nơi nào khác. Ai đã đến siêu thị đều bị cuốn hút vì lượng hàng hoá rất phong phú và đa dạng và đặc biệt cách trình bày trong siêu thị rất khoa học. Các gian hàng được thiết kế và bài trí theo mô hình sử dụng thực tế để người tiêu dùng có cơ hội tìm hiểu kỹ và cân nhắc chính xác hơn trước khi mua. Các gian hàng đều được khép kín và có dịch vụ tư vấn kèm theo giúp khách hàng có được những sản phẩm vừa ý nhất.Không gian thoáng đoãng cũng là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng được thư giãn trong quá trình lựa chọn.Khác với Melinh Plaza, Trung tâm mua sắm “Sài Gòn - Nguyễn Kim” chỉ chuyên bán lẻ về đồ điện gia dụng chất lượng cao. Hơn 12 năm hình thành và phát triển, “Sài Gòn - Nguyễn Kim” đã chiếm được lòng tin vững chắc của người tiêu dùng. Chúng tôi theo xe trả hàng của trung tâm đến nhà anh Hà Văn Hải ở 219/55/4 đường Lạc Long Quân, Ba Đình, Hà Nội. Ngõ nhỏ và sâu xe chở hàng không vào được, hai nhân viên giao hàng mồ hôi nhễ nhại vận chuyển tủ lạnh bàn giao tại nhà cho khách với thái độ rất vui vẻ, tận tình. Ký giấy biên nhận, trả tiền xong anh Hải nói: “Tôi rất thích mua sắm tại Sài Gòn - Nguyễn Kim bởi chất lượng bảo đảm, các dịch vụ hậu mãi rất chu đáo”. Đó cũng là ý kiến chung của khách hàng của Trung tâm.
Một góc trưng bày hàng tivi ở
Trung tâm mua sắm "Sài Gòn - Nguyễn kim"
Không để trung tâm chính ở Tp. Hồ Chí Minh, tại chi nhánh Hà Nội ở phố Tràng Thi “ Sài Gòn - Nguyễn Kim” đang bày bán hàng ngàn các lạo mặt hàng tivi, máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh, máy ảnh, bếp ga, điện thoại… Anh Nguyễn Hải Bằng, phụ trách marketing cho biết: để nâng cao uy tín thương hiệu, “ Sài Gòn - Nguyễn Kim” đã tổ chức đội ngũ bán hàng, chăm sóc khách hàng. Công ty đã đưa 400 nhân viên từ Tp. Hồ Chí Minh ra Hà Nội với đầy đủ các bộ phận: bán hàng, giao nhận… Nguồn nhân lực này được “ Sài Gòn - Nguyễn Kim” phối hợp với các hãng sản xuất đào tạo về kiến thức lẫn kỹ năng phục vụ rất bài bản. Có lẽ vì thế nên “Sài Gòn - Nguyễn Kim” đã được Tạp chí bán lẻ châu Á và Công ty theo dõi thị trường Quốc tế vừa công bố kết quả sếp hạng vào Top 500 nhà bán lẻ châu Á – Thái Bình Dương 2008 và vẫn duy trì Cúp Đồng Nhà bán lẻ tại Việt Nam 2007 – 2008.“Mục tiêu của Sài Gòn - Nguyễn Kim đến năm 2010 sẽ trở thành tập đoàn bán lẻ số 1 Việt Nam sẵn sàng cùng với các tập đoàn bán lẻ trong và nước ngoài phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất với phương châm: Tất cả vì khách hàng - tất cả cho khách hàng”, anh nói.
Siêu thị của sự tiện ích
So với Melinh Plaza, “Sài Gòn - Nguyễn Kim” thì Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) ra đời sớm hơn nhiều. Trước Sự cạnh tranh và “đối phó” với các tập đoàn nước ngoài đang bắt đầu ồ ạt vào Việt Nam, Hapro đang đẩy một chiến lược phát triển chuỗi các siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng phục vụ các khu dân cư, phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ của Hapro Mart ra các tỉnh nhằm chiếm lĩnh thị trường nông thôn.Dự kiến trong năm 2008, Hapro sẽ khai trương thêm 20 siêu thị, 200 cửa hàng tiện ích, trong đó có 10 siêu thị và từ 50-70 cửa hàng tiện ích tại các tỉnh, thành. Phấn đấu đến năm 2010, Hapro sẽ hình thành hệ thống bán lẻ gồm 5 trung tâm thương mại/đại siêu thị, 50-70 siêu thị và 600 cửa hàng tiện ích từ đó khẳng định sự có mặt của tổng công ty tại hầu khắp các tỉnh, thành từ Thừa Thiên – Huế trở ra, là nhà phân phối hàng đầu ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh và hội nhập, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.Có mặt tại Thái Bình, chúng tôi mới thấy hết hiệu quả của việc đi tắt đón đầu của Hapro. Từ ngày có siêu thị và nhiều cửa hàng tiện ích, bà con nông dân vùng lúa rất phấn khởi. Phỏng vấn nhanh chị Nguyễn thị Tâm quê ở vũ Thư trên đường đi làm đồng về, chị cho chúng tôi biết: bà con nông dân không thể bỏ được chợ nhưng có cửa hàng tiện ích của Hapro Mart cũng rất thuận tiện, nhất là những lúc công việc bận rộn, vào cửa hàng mua gì cũng có, dù giá cả có đắt hơn đôi chút. Còn anh Hoàng Đức Việt, Phó Giám đốc Hapro Thái Bình thì khẳng định: siêu thị do anh phụ trách có sức hút lớn đối với người dân, nhất là lớp trẻ. Họ thường đến mua hàng vào lúc 8 -9 giờ tối vì cả ngày bận công việc cơ quan và đồng áng. Thái Bình đang có những hướng đi chiến lược phá thế thuần nông trong việc phát triển các cụm công nghiệp huyện, điểm công nghiệp xã và việc sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung thì việc hình thành các trung tâm mua bán chuyên nghiệp là một vấn đề tất yếu, nhanh chóng thúc đẩy quá trình công nghiệp trên địa bàn. Đến nay Thái Bình đã có 8 siêu thị và cửa hàng tiện ích đi vào hoạt động góp phần tích cực cùng với các doanh nghiệp trong nước sẵn sàng trước giờ G khi các nhà doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam.
Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: “Thị trường bán lẻ tại khu vực nông thôn sẽ rất sôi động – trước hết là ở những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh. Các nhà bán lẻ cần “để mắt” tới thị trường nông thôn ngay từ bây giờ, bởi đây là thị trường rất tiềm năng với bởi số dân đông. Các chính sách của Chính phủ đều quan tâm đến các vùng nông thôn, khi thu nhập tăng nhanh, chuyển đổi cơ cấu hiệu quả sẽ bùng phát sức mua tại khu vực này.”
Nguồn: baothuongmai
Các Tin Khác
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam -Ma-lai-xi-a
13 | 11 | 2008
Hơn 10 tỷ đồng đầu tư ứng trước cho đồng bào miền núi sản xuất
13 | 11 | 2008
Nhu cầu thực phẩm dịp Tết Nguyên Đán 2008 tăng không nhiều
12 | 11 | 2008
Người vực dậy một làng nghề
12 | 11 | 2008
Trung Quốc ưu tiên bảo vệ nền kinh tế trong nước
12 | 11 | 2008
Đắc Lắc: Đào tạo nghề cho nông dân nghèo vùng sâu, vùng xa
12 | 11 | 2008
VN kỳ vọng làn sóng đầu tư từ Ý
12 | 11 | 2008
"Làm lớn thua lớn, làm bé thua bé"
12 | 11 | 2008
Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh do đồng NDT mạnh
11 | 11 | 2008
Cần 480 tỷ đồng để mua giống cho nông nghiệp
11 | 11 | 2008
Tin Liên Quan
Phát huy tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam
8/5/2008 12:00:00 AM
Mở cửa thị trường bán lẻ: bắt đầu cạnh tranh khốc liệt
11/20/2008 12:00:00 AM
Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới
6/27/2008 12:00:00 AM
Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn hấp dẫn nhất
6/6/2008 12:00:00 AM
Bán lẻ Việt Nam: Bắt tay hay sống lay lắt?
1/25/2008 12:00:00 AM
Thị trường bán lẻ VN: Quầy tạp hóa vẫn “sống” cạnh siêu thị
8/4/2008 12:00:00 AM
Mở cửa thị trường bán lẻ, người dân được lợi gì?
12/26/2008 12:00:00 AM
Cạnh tranh khốc liệt ở thị trường bán lẻ
4/1/2008 12:00:00 AM
Mở rộng thị trường tại VN: Đức ráo riết tìm kiếm cơ hội
10/23/2008 12:00:00 AM
Doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng nhiều vào sự hỗ trợ của Tham tán Thương mại
3/10/2008 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2010 và Triển vọng 2011
Báo cáo thường niên ngành Cà phê Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014 (TA)
Bản tin lúa gạo tuần 47
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2010 và Triển vọng 2011
Báo cáo ngành Thủy sản Việt Nam quý 2 năm 2009 (TV)
Báo cáo Thịt và Thực phẩm quý 2 năm 2009 (TV)
Báo cáo ngành Phân bón Việt Nam quý 2 năm 2009 (TV)
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2010 và Triển vọng 2011
Bản tin lúa gạo tuần 41
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2010 và Triển vọng 2011
Báo cáo thường niên ngành Mía đường Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014 (TA)
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014
Báo cáo thường niên ngành điều Việt Nam 2008 và Triển vọng 2009 (TV)
Báo cáo Thịt và Thực phẩm quý 2 năm 2009 (TV)
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2010 và Triển vọng 2011
Báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi quý 2 năm 2009 (TV)
Báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi quý 2/2012
Bản tin lúa gạo tuần 46
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2010 và Triển vọng 2011
Báo cáo thường niên ngành điều Việt Nam 2008 và Triển vọng 2009 (TV)
Lộ trình Giảm tổn thất sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị tại Việt Nam- Giai đoạn 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC THÁNG 5.2021
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thị trường thủy sản quý 3/2010: Rào cản nội tại