Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Dự án trồng cao su liệu có khả thi?
13 | 11 | 2008
14 năm kể từ khi “đứng chân” trên đất Quảng Ngãi, cao su - loại cây được mệnh danh là “vàng trắng” - đã khẳng định hiệu quả kinh tế. Ngay từ những năm đầu tiên khi khi triển khai dự án, tỉnh đã quy hoạch diện tích trồng cao su lên đến 3.000ha. Tuy nhiên, đến nay Công ty Cao su Quảng Ngãi mới thực hiện được 42% so với dự kiến và đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích.
Hiệu quả được khẳng định
Từ nguồn vốn của Chương trình 327, năm 1994, cao su được trồng ở Quảng Ngãi với diện tích khoảng 1.000ha. Khi ấy, trong suy nghĩ của nhiều người thì điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi như đất Quảng làm sao “chiều” được loại cây “quý tộc” này. Vì vậy, sau thời gian ngắn, cây cao su phải chịu sự chỉ trích từ nhiều phía, sự phản đối càng gay gắt hơn khi đa số diện tích cao su mới trồng trở nên èo uột. Đây là nguyên nhân khiến hàng trăm hécta cao su trồng tại Nông trường 24/3 bị chặt bỏ sau đó. Theo giải thích của cán bộ kĩ thuật Công ty Cao su Quảng Ngãi, vào thời điểm đó, do sử dụng giống không rõ nguồn gốc, chất lượng kém và trồng theo kiểu đại trà nên cây không thể phát triển tốt. Mặt khác, do cây chưa cho mủ nên không đánh giá được chính xác hiệu quả kinh tế. Vì vậy, sau nhiều lần nghiên cứu, khảo sát, một số cán bộ ngành lâm nghiệp và lãnh đạo chính quyền địa phương vẫn quyết tâm đeo đuổi. Tháng 7/1998, UBND tỉnh quyết định thành lập Công ty Cao su Quảng Ngãi trên cơ sở sáp nhập Nông trường Chè Bình Khương và Lâm trường tháng 10, đồng thời quy hoạch diện tích trồng cao su lên tới 3.000ha. Một năm sau, Công ty Cao su Quảng Ngãi tiến hành trồng 15ha đầu tiên tại xã Bình Hoà (Bình Sơn). Năm 1999, đơn vị này được Tổng công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) tiếp nhận và quản lý. Nhờ sự đầu tư của công ty mẹ, Công ty Cao su Quảng Ngãi dần mở rộng phạm vi trồng tại 7 xã ở Bình Sơn.Năm 2003, 100ha cao su đầu tiên của Công ty đã cho mủ với độ đông đặc đạt 35%; năng suất bình quân 5,3 tạ/ha. Tổng sản lượng mủ là 53 tấn, doanh thu 2 tỉ đồng. Năm 2008, có thêm 112ha cho mủ. Dự kiến, sản lượng mủ sẽ vượt 20% so với kế hoạch Tập đoàn giao (110 tấn). Theo cán bộ chuyên môn, đến năm thứ 5 kể từ khi bắt đầu khai thác, sản lượng mủ của cây mới ổn định. Vốn đầu tư cho 1ha cao su từ khi trồng đến lúc khai thác khoảng 68 triệu đồng, trong khi đó năng suất cao su đạt khoảng 1,5 tấn/ha, với giá bán 40 triệu đồng/tấn, người trồng sẽ có thu 60 triệu đồng/ha. Trừ chi phí, lợi nhuận chắc chắn cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác.
Khó mở rộng diện tích
Một góc vườn cao su của Công ty Cao su Quảng Ngãi
tại xã Bình An.
Những năm qua, tuy Công ty Cao su Quảng Ngãi và lãnh đạo tỉnh đã nỗ lực đầu tư vốn nhưng diện tích cao su chỉ dừng lại ở con số 1.268ha, bằng 42% so với dự kiến ban đầu, mục tiêu 3.000ha vẫn còn... xa vời. Toàn bộ diện tích trên đều được trồng ở huyện Bình Sơn. Riêng tại huyện Sơn Tịnh, mặc dù đã có kế hoạch trồng khoảng 700ha, lãnh đạo Công ty Cao su Quảng Ngãi cũng nhiều lần đặt vấn đề với chính quyền địa phương, nhưng đến nay kế hoạch vẫn nằm trên giấy. Ông Nguyễn Hùng, Phó giám đốc Công ty bày tỏ: “Với những gì đã và đang thu được, có thể khẳng định, cao su phát triển tốt tại Quảng Ngãi; hiệu quả kinh tế không thua kém gì so với trồng tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh sự hoài nghi về hiệu quả kinh tế thì rất nhiều hộ dân không muốn giao đất cho Công ty vì sợ mất đất canh tác. Hiện, 1.268ha cao su của Công ty đã được hợp đồng và giao cho 600 hộ dân chăm sóc, bảo vệ, với mức thu nhập bình quân 800.000 đồng/hộ/tháng”. Về phía người dân, ông Phạm Ngọc Thạch ở xã Bình An, người nhận khoán 3ha cao su cho biết: “Mỗi năm chúng tôi chỉ bận chăm sóc khoảng 3 tháng, thời gian rảnh có thể làm những công việc khác”. Để mở rộng diện tích cao su, Công ty đang trông chờ vào việc thu hồi đất của Nông trường 24/3 nằm trên địa bàn huyện Sơn Tịnh đã bị một số cá nhân lấn chiếm. Theo đó, giai đoạn đầu, Công ty sẽ được giao khoảng 343ha. Hiện đơn vị này đang hoàn tất một số thủ tục, phấn đấu đến năm 2009 có thể tiến hành trồng khoảng 280ha. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích người dân giao đất, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đang triển khai thí điểm cho dân tham gia bằng hình thức góp đất. Nếu mô hình này thành công, sẽ tháo gỡ được vướng mắc thiếu đất từ nhiều năm nay, để cây cao su trên đất Quảng phát triển xứng tầm.
Nguồn: www.kinhtenongthon.com.vn
Các Tin Khác
Giá cao su tại Tokyo sẽ ở mức 160 Yên/kg vào cuối tháng 11
14 | 11 | 2008
Thị trường cao su thế giới tháng 9-10/2008
12 | 11 | 2008
Giá xuất khẩu cao su giảm mạnh
11 | 11 | 2008
Các nhà xuất khẩu cao su châu Á đàm phán lại hợp đồng với Trung Quốc
08 | 11 | 2008
Inđônêxia hạ giá cao su xuống 2 USD/kg
07 | 11 | 2008
Cần lưu ý khi xuất khẩu cao su sang Nhật
06 | 11 | 2008
Thị trường cao su thế giới ngày 03/11/2008: giá tăng 5%
05 | 11 | 2008
Giá cao su giảm mạnh
31 | 10 | 2008
Nhiều nông sản rớt giá mạnh
31 | 10 | 2008
Các nhà sản xuất cao su Đông Nam Á lo ngại về tình hình giá cao su giảm mạnh
30 | 10 | 2008
Tin Liên Quan
Cao su - cây xóa đói giảm nghèo chủ lực ở Điện Biên
8/10/2009 12:00:00 AM
Nóng bỏng đất trồng cao su
6/18/2008 12:00:00 AM
Việt Nam được cấp phép thực hiện dự án trồng cao su tại Trung Lào
12/30/2009 12:00:00 AM
Xuất khẩu cao su sẽ đạt 3 tỷ USD
8/2/2011 12:00:00 AM
Tình hình sản xuất cao su trên thế giới
12/31/2008 12:00:00 AM
Lai Châu: năm 2008 trồng thêm 5.000 ha cây cao su
9/19/2007 12:00:00 AM
Việt Nam đầu tư vào ngành cao su tại Lào, Campuchia
7/4/2007 12:00:00 AM
Thông tin về phát triển cao su Việt Nam tại một số khu vực
6/8/2007 12:00:00 AM
Giá cao su xuất sang Trung Quốc lao dốc, còn 26.000 NDT/tấn
10/3/2011 12:00:00 AM
Gia Lai: diện tích cao su tiểu điền sẽ đạt 15.000 ha vào năm 2010
8/30/2007 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Phân tích thị hiếu tiêu dùng Rau quả Việt Nam (TV)
Phân tích thị hiếu tiêu dùng Rau quả Việt Nam (TV)
Bản tin lúa gạo tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 41
Bản tin Cà phê tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Lộ trình Giảm tổn thất sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị tại Việt Nam- Giai đoạn 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC THÁNG 5.2021
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Sữa Việt Nam năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2015 và Triển vọng 2016