Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Xuất Khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ - Những bất cập hiện tại và triển vọng năm 2009
01 | 04 | 2009
Theo “Báo cáo Thường niên Thương mại nông Lâm Thủy sản Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2008 và triển vọng 2009” của Trung Tâm Thông Tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO), xuất khẩu ngành hàng điều sang thị trường Hoa Kỳ năm 2008 đã đạt được một số thành công nhất định nhưng năm 2009, ngành điều sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ giảm do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như các khó khăn nội tại ngành.
Hiện trạng xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ năm 2008
Việt Nam hiện là một trong những nước có sản lượng điều lớn nhất thế giới với sản lượng nhân điều chế biến hàng năm lên tới hơn 150 nghìn tấn (tương đương 600 nghìn tấn điều thô). Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp điều lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm 33,29% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của quốc gia này. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2008 đạt 25,12% với kim ngạch 249,57 triệu USD. Nguyên nhân của tăng trưởng đột biến do cả giá và nhu cầu nhập khẩu hạt điểu của Hoa Kỳ tử Việt Nam tăng nhanh trong 7 tháng đầu năm, (giá điều nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 32,74% và nhu cầu nhập khẩu tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2007).
Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 250 triệu USD, hạt điều trở thành mặt hàng đứng thứ 3 trong các mặt hàng Nông Lâm Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Hoa Kỳ năm 2008. Và đồng thời với tốc độ tăng trưởng khá tốt (25,12%), hạt điều cũng lọt vào top 15 các mặt hàng có tăng trưởng nhập khẩu sang Hoa Kỳ lớn nhất năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều sang thị trường này đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm dần. Năm 2008, tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt 25,12% trong khi năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 39,59% và không có hiện tượng tăng giá đột biến như trong 7 tháng đầu năm 2008. Điều này chứng tỏ nhu cầu nhập khẩu điều của Hoa Kỳ từ Việt Nam -giống như các mặt hàng nông sản khác- đang giảm xuống. Tuy bị tụt hạng từ thứ 10 xuống thứ 15 trong xếp hạng các mặt hàng Nông Lâm Thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu lớn nhất sang Hoa Kỳ nhưng hạt điều vẫn là một mặt hàng chủ lực đóng góp kim ngạch xuất khẩu khá lớn.
Nguồn: AGROdata
Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng ngành hàng nhìn thì tăng khá tốt, nhưng thực tế ngành điều Việt Nam đang gặp rất nhiều vấn đề do cả khó khăn khách quan lẫn các vấn đề nội tại trong ngành:
Khó khăn khách quan
+ Giá xuất khẩu hạt điều đang giảm mạnh do suy thoái kinh thế thế giới. Tính tới tháng 12/2008, giá đã giảm từ 6.500 USD/tấn xuống còn 4.500 USD/tấn.
+ Vào đầu vụ, doanh nghiệp chế biến điều phải vay vốn thu mua nguyên liệu để dự trữ sản xuất trong năm. Do đó nhu cầu vốn ngân hàng của ngành này khá lớn, từ 8.000 - 8.500 tỷ đồng. Do bán hàng chậm phải chịu lãi suất kéo dài, áp lực trả nợ ngân hàng cũng rất lớn.
+ Do đặc thù kinh doanh, thời gian thanh toán tiền hàng xuất khẩu rất chậm, khiến doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng đủ thủ tục để được hoàn thuế. Việc chậm hoàn thuế giá trị gia tăng khiến ngành điều mất đi cơ hội tái sinh nguồn vốn.
Vấn đề xuất phát từ nội tại ngành
+ Giữa năm 2008, các doanh nghiệp nhập khẩu điều nước Anh đã tuyên bố kiện các doanh nghiệp Việt Nam vì thất tín trong việc giao hàng. Trong văn bản của Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Hoa Kỳ (AFI), họ không kiện, mà chỉ thông báo tên DN Việt Nam chậm giao hàng làm các doanh nghiệp Hoa Kỳ gặp rắc rối. Hợp đồng đã ký từ năm trước, nhưng khi giá điều lên cao, các doanh nghiệp điều Việt Nam đã không giao hàng mà đem bán đi nơi khác lấy giá cao. Sau đó giá nguyên liệu điều thô tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp không đủ sức mua để trả nợ. Doanh nghiệp chế biến điều còn tìm cách dùng keo 502 để… dán hạt điều vỡ. Lô hàng đưa ra nước ngoài, bị nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng, hàng bỏ tại cảng, mất mát, hao hụt... Những thiệt hại vật chất do cách làm ăn mất uy tín chưa đo đếm được, nhưng nếu còn diễn ra tình trạng đó, chắc chắn không chỉ Hoa Kỳ mà còn nhiều quốc gia khác sẽ dần giảm nhập khẩu điều từ Việt Nam để chọn các nhà cung cấp uy tín hơn.
+ Người nông dân không còn mặn mà với việc trồng cây điều. Tại các tỉnh trồng điều nhiều như Bình Thuận, Bình Phước, Bình Định... người nông dân đã chặt bỏ cây điều để trồng cây khác, nặng nề nhất là Bình Phước, hàng trăm héc-ta điều đã bị phá bỏ. Theo Bộ NN&PTNT, năm 2010 diện tích cây điều sẽ là 400.000ha chứ không phải là 450.000ha như đã lạc quan trước đây. Trong khi đó, ngành điều rất khó có thể bù đắp nguồn nguyên liệu bằng cách nhập khẩu điều thô, vì phải chịu dựng lãi suất ngân hàng cùng với việc giá cả thị trường bấp bênh.
Triển vọng xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ năm 2009
Với những khó khăn hiện tại của ngành điều Việt Nam và tình hình triển vọng kinh tế vĩ mô của Hoa Kỳ năm 2009, AGROINFO dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt nam sang Hoa Kỳ sẽ giảm khoảng 6,61% so với năm 2008 (1). Kim ngạch xuất khẩu điều sang Hoa Kỳ sẽ đạt khoảng 233,07 triệu USD (giảm 16,5 triệu USD so với năm 2008) do những lý so sau đây:
+ Kinh tế Hoa Kỳ khủng hoảng dẫn tới giảm trong nhu cầu tiêu dùng hạt điều của người dân Hoa Kỳ
+ Giá hàng hóa thế giới nói chung giảm làm giảm kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh tiêu dùng cũng giảm
Nguồn: AGROINFO – Ghi chú: (*) Số dự báo
Tuy nhiên, ngoài những yếu tố tác động chính làm ảnh giảm kim ngạch nhập khẩu, tỉ giá hối đoái USD tăng so với VND cũng sẽ khuyến khích Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều hơn các mặt hàng nông sản nói chung và làm tăng kim ngạch nhập khẩu hạt điều nói riêng. Giá xuất khẩu giảm cũng sẽ một phần khuyến khích người dân Hoa Kỳ tiêu dùng nhiều hơn. Tổng hợp các tác động trên, theo dự báo, năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ chỉ giảm nhẹ (-6,61%) chứ không nhiều như các ngành hàng khác (cao su, thủy sản, gỗ...)
------------------------
(1) AGROINFO xây dựng hàm xuất hạt điều của Việt Nam sang Hoa Kỳ dựa trên lý thuyết kinh tế vĩ mô về tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới hàm nhập khẩu của một quốc gia (tăng trưởng, nhu cầu, giá thế giới, tỷ giá hối đoái, lạm phát…) đồng thời kết hợp với các số liệu dự báo phát triển của IMF và World Bank... để đưa ra dự báo triển vọng xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ năm 2009.
Xem thông tin về báo cáo tại đây
Nguyễn Quốc Chinh - - Đỗ Kim Oanh (AGROINFO)
Các Tin Khác
Giá điều giảm mạnh
31 | 03 | 2009
Việt Nam xuất khẩu điều số 1 thế giới
23 | 03 | 2009
Giá điều tăng nhẹ
16 | 03 | 2009
Giá hạt điều xuất khẩu giảm mạnh
12 | 03 | 2009
Chế biến - xuất khẩu hạt điều: Phát triển thiếu bền vững
11 | 03 | 2009
Giá điều giảm mạnh
10 | 03 | 2009
Xuất khẩu tăng, nhưng diện tích điều lại giảm
10 | 03 | 2009
Hạt điều đang gặp khó
09 | 03 | 2009
Khi cây điều bị “lạnh nhạt”
09 | 03 | 2009
Ngành điều đang diễn biến rất xấu!
06 | 03 | 2009
Tin Liên Quan
Hoa Kỳ - thị trường lớn thứ hai trong nhập khẩu hạt điều tại Việt Nam
6/19/2009 12:00:00 AM
BC Thương Mại Nông Sản Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2008 và triển vọng 2009 (TV)
11/12/2007 12:00:00 AM
Giữ đà xuất siêu nông sản sang Trung Quốc?
4/20/2009 12:00:00 AM
Nhập khẩu 300.000 tấn điều thô
6/9/2010 12:00:00 AM
Xuất khẩu hạt điều Việt Nam thuận lợi
11/1/2007 12:00:00 AM
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu quý 1/2009
5/17/2010 12:00:00 AM
Xuất khẩu hạt điều thuận lợi
10/25/2007 12:00:00 AM
Rộng cửa xuất khẩu nông sản vào Nhật
4/15/2009 12:00:00 AM
Việt Nam tăng cường nhập khẩu hạt điều từ Campuchia
12/13/2017 12:00:00 AM
Xuất khẩu hạt điều: được giá, mất lượng
8/2/2010 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Bản tin lúa gạo tuần 47
Bản tin rau quả tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 46
Bản tin lúa gạo tuần 41
Bản tin Cà phê tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Lộ trình Giảm tổn thất sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị tại Việt Nam- Giai đoạn 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC THÁNG 5.2021
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Sữa Việt Nam năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên Ngành Thuốc bảo vệ thực vật năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành Nông nghiệp Việt Nam 2015 - 2016
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thị trường sữa năm 2014 và triển vọng năm 2015
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2014 và triển vọng 2015
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2014 và triển vọng 2015
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2014 và triển vọng 2015
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2014 và Triển vọng 2015
Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2014 và triển vọng 2015
Báo cáo thường niên thị trường phân bón năm 2014 và triển vọng năm 2015.
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2014 và triển vọng 2015
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2014 và Triển vọng 2015
Báo cáo ngành hàng mía đường Việt Nam 9 tháng đầu năm 2014
Báo cáo thị trường ngành gỗ quý II năm 2014
Báo cáo thị trường ngành cao su Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014(TA)
Inter-and intra-farm land Fragmentation in Vietnam
Báo cáo Thị trường cà phê 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo Thị trường Thịt 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo thị trường ngành cao su Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo ngành hàng mía đường Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo ngành hàng lúa gạo Việt Nam và thế giới 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo thị trường thức ăn chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo ngành hàng Sữa Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo thị trường hồ tiêu Việt Nam Quý II/2014
Báo cáo thị trường ngành gỗ quý I năm 2014
Báo cáo thường niên ngành Cao su Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014 (TA)
Báo cáo ngành hàng lúa gạo Việt Nam quý 1 năm 2014
Báo cáo thường niên ngành Sữa Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014 (TA)
Báo cáo thường niên ngành Thịt và thực phẩm Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014 (TA)
Báo cáo ngành hàng Thịt và thực phẩm Việt Nam quý I năm 2014
Báo cáo thường niên ngành Cà phê Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014 (TA)
Báo cáo thường niên ngành Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014 (TA)
Báo cáo thường niên ngành cao su Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2013 và Triển vọng 2014
Báo cáo thường niên ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014 (TA)
Báo cáo thường niên ngành Mía đường Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014 (TA)
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2013 và triển vọng năm 2014
Báo cáo ngành Lúa gạo Việt Nam quý 3 năm 2010 (TV)
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2013 và triển vọng 2014
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2012 và triển vọng năm 2013