Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TPHCM hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp - Làm “phép nhân” đồng vốn
13 | 04 | 2009
iảm, doanh nghiệp (DN) trong nước đang khát vốn, thì UBND TPHCM ra quyết định hỗ trợ lãi suất đến 100% cho DN (theo Quyết định số 20/2009/QĐ-UB). Điều đó giúp các doanh nghiệp như nắng hạn gặp mưa rào. Thế nhưng, để đồng vốn đến tay DN và phát huy được hiệu quả, lãnh đạo TP và các sở, ngành chức năng đã không thể ngồi yên chờ đợi...

Tìm đường ra cho đồng vốn

Nhìn chiếc quạt Asia chính hiệu Việt Nam mà gia đình đang xài nhiều năm… vẫn chạy tốt, tôi đã tìm đến nhà ông chủ sản xuất ra chiếc quạt này - cũng là hàng xóm nhà mình - để “tiếp thị” đồng vốn không lãi, mong góp phần xây dựng thương hiệu Việt. Thế nhưng, “khi tôi giới thiệu chính sách ưu đãi của UBNDTP, ông chủ cơ sở nhìn tôi như thể nghi tôi là “cò” chứ không chịu tin TP có chính sách hỗ trợ đến 100% lãi vay mà thời hạn vay hỗ trợ có thể kéo dài đến 7 năm. Sau gần 2 giờ giải thích, ông chủ cơ sở vẫn còn bán tín bán nghi” - Thạc sĩ Lê Minh Trung, Phó phòng Kế hoạch Tài chính Sở Công Thương TP, kể.

Anh nói, lúc đó tôi cảm thấy “tự ái” lắm nhưng vì mình cũng xuất thân từ DN nên tôi hiểu rõ trong lúc khó khăn này, đồng vốn có ý nghĩa như thế nào nên cố giải thích để ông ấy hiểu. Nhưng mãi đến khi Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín cùng lãnh đạo các sở, ngành đến tận xưởng xem tình hình sản xuất và nhu cầu vay vốn, thì ông Vũ Đình Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Việt Nam Asia, mới xúc động thú thật: Công ty có một dự án mở rộng sản xuất trị giá 80 tỷ đồng, nhưng vừa được triển khai đầu tư 30 tỷ đồng thì rơi ngay thời điểm lãi suất tăng cao 17% - 20%/năm, nên “buông” luôn. Dự án giờ vẫn còn dở dang, nằm chờ vốn.

Hiện nay, công ty sản xuất 4.000 - 5.000 sản phẩm/ngày, nếu mở rộng quy mô sản xuất lên gấp đôi thì sẽ chiếm khoảng 40% thị phần và đủ sức “thổi” quạt Trung Quốc ra khỏi thị trường Việt Nam, thậm chí còn có thể xuất sang các nước.

Phó Chủ tịch Nguyễn Trung Tín quan tâm về tính cạnh tranh của giá cả hàng hóa khi xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện công ty báo đang “thua” về công nghệ phụ trợ, nhưng giá vẫn rẻ hơn đến 50% so với sản phẩm chất lượng tương đương của nước ngoài.

Phó Chủ tịch Nguyễn Trung Tín làm ngay “bài toán” đổi mới công nghệ: Nếu công ty đầu tư đổi mới công nghệ (được TP hỗ trợ 50% lãi vay) để sản xuất ra những sản phẩm phụ trợ, những sản phẩm thay nguyên liệu nhập khẩu, tức hoàn chỉnh quy trình khép kín từ nhựa- cơ khí- điện sản xuất ra chiếc quạt thì sẽ rút ngắn quy trình, chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh và có thể xuất hàng ra nước ngoài. Như vậy, vừa mang lại lợi nhuận cao cho đồng vốn, vừa làm thương hiệu cho sản phẩm...

Dẫn “suối” hòa vào “sông”

Nhằm “kích” vào hoạt động xuất khẩu, Phó Chủ tịch Nguyễn Trung Tín hỏi ngay đến các đơn đặt hàng của nước ngoài, bà Lê Thanh Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Cơ Phát (Cophaco), cho biết, hiện công ty có nhiều đơn đặt hàng từ các nước Lào, Thái Lan, Campuchia nhưng cơ sở lại không sản xuất đáp ứng đủ. Do vậy, công ty muốn vay 12 tỷ đồng để mở rộng quy mô sản xuất lên gấp đôi.

Bà thú thật, trong thời điểm khó khăn này công ty không dám vay vốn để mở rộng sản xuất vì sợ không trả nổi lãi, giờ tiếp cận được nguồn hỗ trợ lãi vay của TP, chẳng khác nào như “nắng hạn gặp mưa”.

Sau khi nắm tình hình thực tế, khảo sát hoạt động sản xuất tại xưởng, Phó Chủ tịch Nguyễn Trung Tín đã khuyến khích DN không những vay vốn mở rộng sản xuất mà nên đầu tư cả phần đổi mới công nghệ. Bởi muốn cạnh tranh trong thời kỳ gia nhập WTO, cách căn cơ nhất là đầu tư nâng chất dây chuyền sản xuất.

Sau khi khảo sát, ông thấy hầu hết cơ sở sản xuất, nhà máy của DN mình còn sử dụng công nghệ lạc hậu, nên tốn kém chi phí nhiên vật liệu, làm tăng giá thành, vì vậy khó có thể cạnh tranh lâu dài. Vì thế, ông lưu ý nay là thời điểm giá thiết bị máy móc đang rất rẻ, là cơ hội đầu tư, đổi mới công nghệ để DN nhỏ của chúng ta có thể “sống”, vươn ra biển lớn, đưa hàng hóa hòa nhập vào thị trường thế giới.

Ai cũng biết cái khó nhất của các DN hiện nay là điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay. “Thủ tục vay thì theo điều kiện thông thường, trong khi các DN cần vốn đều trong tình trạng… bệnh, không có tài sản thế chấp, không biết làm dự án khả thi (trong khi thực tế thì sản xuất kinh doanh có hiệu quả thực sự” – bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc Sở Công thương, nhận xét.

Do vậy, sau hơn 1 tháng triển khai quyết định hỗ trợ cho vay vốn, đoàn lãnh đạo TP đã đến tận xưởng khảo sát hoạt động sản xuất của các DN để cùng gỡ “bài toán” khó về vốn cho DN.

Tính đến nay, đã có 41 đơn vị được vay vốn với tổng số vốn là 1.139 tỷ đồng (trong đó, hơn 600 tỷ đồng vốn vay dài hạn). Hiện Sở Công thương đang giải quyết và chuyển 89 hồ sơ vay vốn sang các tổ chức tín dụng, với số vốn hơn 6.600 tỷ đồng (phần lớn vốn vay là dài hạn để đổi mới công nghệ).

Theo Quyết định 20/2009/QĐ-UB, các DN, tổ chức trong nước có hoạt động đầu tư trên địa bàn TP có nhu cầu vay vốn đổi mới công nghệ, đầu tư ở một số ngành nghề theo quy định của TP sẽ được vay vốn với thời hạn đến 7 năm và được TP hỗ trợ 50% - 100% lãi vay. DN cần hỗ trợ, liên hệ Phòng Kế hoạch Tài chính Sở Công thương TPHCM.



Nguồn: www.sggp.org.vn
Báo cáo phân tích thị trường