Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Phát hiện những “gen nhảy” đầu tiên ở cây lúa
17 | 07 | 2009
Các nhà khoa học ở đại học Georgia (Mỹ) trong khi nghiên cứu các hệ gen theo chương trình nghiên cứu hệ gen thực vật của Quĩ khoa học Quốc gia đã xác định được những hạt chuyển AND hoạt động đầu tiên, hay còn gọi là những “gen nhảy”.

Phối hợp với đại học Cornell, Washington và Nhật Bản, nhà di truyền học Susan Wessler cũng đã phát hiện ra “MITE” (phần tử nhỏ đảo đoạn lặp lại có khả năng dịch chuyển) hoạt động đầu tiên của bất kỳ sinh vật nào.

Lúa có kích cỡ hệ gen nhỏ nhất trong tất cả các loại ngũ cốc, với 43 triệu cặp AND. Khoảng 40% hệ gen lúa bao gồm AND lặp lại, không phải là mã đối với protein, và vì thế không có chức năng rõ ràng đối với cây lúa. Phần lớn đoạn chuỗi lặp lại này dường như là những hạt chuyển giống như MITE.

Song, giống như hầu hết các hệ gen đã được nghiên cứu cho tới nay, kể cả hệ gen người, chức năng của đoạn chuỗi lặp lại này vẫn còn là điều bí ẩn. Việc phát hiện ra những “gen nhảy” ở cây lúa sẽ giúp hiểu biết sâu sắc các hệ gen thay đổi như thế nào và các “gen nhảy” có vai trò gì trong quá trình này.

Theo báo NNVN



Báo cáo phân tích thị trường