Trước tình hình này, Bộ trưởng Pawar thông báo, Ấn Độ dự định mở rộng các dự án gieo trồng thay thế, tăng cường canh tác thêm các loại ngũ cốc như là một phần trong kế hoạch khẩn cấp, hỗ trợ tài chính cho các bang bị thiệt hại, đồng thời ban hành lệnh cấm xuất khẩu các loại gạo không phải gạo Basmati và lúa mì nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực. Tuy nhiên, ông Pawar khẳng định dự trữ lương thực của Ấn Độ có đủ khả năng đáp ứng trong vòng 13 tháng.
Hồi đầu tháng 7/09, Ấn Độ đã ngừng xuất khẩu 900.000 tấn lúa mì và quyết định cất vào kho dự trữ quốc gia, ngay sau những cảnh báo của Chính phủ về thiệt hại của ngành nông nghiệp nước này khi lượng mưa sụt giảm.
Mùa mưa có vai trò rất quan trọng với ngành nông nghiệp Ấn Độ, bởi lẽ khoảng 60% trong số 140 triệu hécta đất canh tác Ấn Độ phụ thuộc vào nước mưa để gieo trồng. Ngành nông nghiệp hiện chiếm gần 16% GDP của quốc gia Nam Á này, song chỉ tăng trưởng 1,6% trong tài khóa 2008 (kết thúc cuối tháng 3/09).