Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cao su đã giảm mạnh so với năm trước, nhưng trong chiều hướng tăng dần từ tháng 1 đến tháng 6 cho thấy dấu hiệu tích cực của thị trường tiêu thụ.
Lượng cao su xuất khẩu giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm tại thị trường Châu Âu (-31,3%), Nhật (-34,1%) nhưng tăng mạnh tại thị trường Malaysia (tăng 2,7 lần) và tăng khá tại thị trường Trung Quốc (+6,3%).
Thị trường Trung Quốc chiếm 67,5% tổng lượng cao su xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm, đạt 166 ngàn tấn, trị giá 233,9 ngàn USD.
Trung Quốc được đánh giá vẫn là thị trường tiêu thụ cao su hàng đầu trên thế giới, tuy xuất khẩu săm lốp và sản phẩm cao su giảm sút nhưng sản lượng trong nước lại tăng (khoảng 25%) do chính sách kích cầu mở rộng thị trường nội địa.
Về lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trong 6 tháng, có khoảng 208 đơn vị, trong đó có 165 doanh nghiệp xuất khẩu cao su sang Trung Quốc.
Phương thức xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhiều nhất là DAF (57,1%) và FOB (22,3%), kế đến là CIF (7%) và FCA (5,7%).