Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cà phê Việt Nam “trượt dốc” theo biến động thế giới
12 | 08 | 2009
Giá cà phê Robusta giao dịch tại Luân Đôn hôm nay (12/8) tiếp tục giảm thêm 11 USD/tấn so với hôm qua và chỉ còn 1.452 USD/tấn, đây là mức thấp nhất trong hơn 20 ngày trở lại đây và là phiên giảm giá thứ 6 liên tiếp sau khi đạt mức 1.520 USD/tấn vào ngày 05/8 vừa qua.

Đi theo xu hướng của giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới, giá cà phê vối nhân xô trong nước đều giảm từ 100 – 200 đồng, tại thị trường Đắk Lak, Đăknong, Lâm Đồng cùng là 25.100 đồng/kg, tại Gia Lai là 25.000 đồng/kg. Giá xuất khẩu (Fob) giảm 15 USD, chạm ngưỡng 1380 USD/tấn (trừ lùi 70 USD).

(Ảnh: Internet)
Đi theo xu hướng của giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới, giá cà phê vối nhân xô trong nước đều giảm từ 100 – 200 đồng, tại thị trường Đắk Lak, Đăknong, Lâm Đồng cùng là 25.100 đồng, tại Gia Lai là 25.000 đồng. Giá xuất khẩu (Fob) giảm 15 USD so với ngày hôm qua, chạm ngưỡng 1380 USD/ tấn (trừ lùi 70 USD).

Giá cà phê thế giới giảm là do hoạt động giao dịch trên thị trường thế giới khá trầm lắng vì không còn hàng. Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta đứng thứ hai thế giới nhưng trong những tháng qua, hầu hết các nhà xuất khẩu cà phê của Việt Nam cố thu gom cà phê hạt để hoàn thành hợp đồng xuất khẩu đã ký chứ không còn hàng để ký thêm các hợp đồng mới, mặt khác họ còn phải chịu sự làm giá từ các nhà nhập khẩu. Theo ước tính thì số lượng cà phê thu gom trong những tháng gần đây đạt khoảng 10.000 tấn do lượng cà phê dự trữ trong nước đã hầu như cạn kiệt.

Nguồn tin từ Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, từ cuối tháng 6 vừa qua, giá cà phê đã giảm đột biến, chủ yếu là do các nhà đầu cơ lũng đoạn thị trường, dìm giá để kết thúc và thu lời đối với các hợp đồng kỳ hạn chủ chốt, giá giao hàng đã ứng 70% tiền. Thị trường cà phê có đặc điểm là thời điểm giá cả lên hay xuống hàng đều bán được, do đó các doanh nghiệp nên chào hàng và chỉ xuất với một mức hợp lý chứ không thể chịu lỗ. Bên cạnh đó, cần phải khắc phục tình trạng thiếu đoàn kết giữa các doanh nghiệp, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân, đề ra phương thức và thời điểm bán hàng tối ưu.

Sắp tới Việt Nam sẽ bắt đầu niên vụ mới 2009 – 2010, ngành cà phê cần rút kinh nghiệm bị tổn thất nặng nề của vụ tháng 10/2008 và tháng 06/2009. Trong tình hình hiện nay, khủng hoảng tài chính toàn cầu và kinh tế chạm đáy, thời gian phục hồi chậm, độ bền vững ít khả quan, các quỹ đầu cơ vẫn đang hoạt động mạnh. Do vậy, Vicofa khuyến cáo các doanh nghiệp thời gian tới nên bán hàng khi nắm chắc nguồn, giao hàng kèm với nhận hết tiền thanh toán, hạn chế giao hàng ứng vốn 70 % trong khi chưa có đủ thông tin về thị trường. Thị trường biến động khó lường, không nên bán kỳ hạn giao hàng quá xa, đàm phán diều chỉnh thời gian cho phù hợp với khả năng cung ứng từ nguồn hàng trong nước, đàm phán nâng mức tiền từ 70% lên 80 – 85% đối với các hợp đồng kỳ hạn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tăng cường bán hàng cho các thương nhân tin cậy và biết chia sẻ lợi ích lâu dài, đánh giá lại các đối tác xem trong quá trình khủng hoảng vừa qua họ có còn trụ được hay không, khi tham gia thị trường kỳ hạn cần có đủ cán bộ nghiệp vụ am hiểu dự báo thị trường tương lai tương đối chính xác, lưu ý theo dõi tình hình thời tiết tại các vùng trồng cà phê để dự đoán thời điểm có hàng và giao hàng. Do chưa đánh giá được sản lượng và biến động của thời tiết niên vụ mới 2009/ 2010, các doanh nghiệp không nên ký kết các hợp đồng giao hàng./.

(Tổng hợp từ Vicofa, Daktra, Bloomberg và mạng Internet)



AGROINFO!C
Báo cáo phân tích thị trường