Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cây bơ thành cây kinh tế hàng hóa
13 | 08 | 2009
Hiện nay, ở Đắk Lắk, bơ trái được tiêu thụ mạnh trên thị trường, giá cao nên thu hút khá đông nông dân các dân tộc đầu tư mở rộng diện tích. Riêng mùa mưa năm nay, nông dân các dân tộc đã đua nhau trồng bơ chất lượng cao, gây nên cơn “sốt” cây bơ giống.

Từ năm 2006 trở lại đây, sau khi thực hiện dự án “Phát triển chuỗi giá trị bơ trái Đắk Lắk” do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Chính phủ Đức tài trợ (GTZ), bơ trái Đắk Lắk đã vào các siêu thị, các chợ lớn, nhỏ, được người tiêu dùng cả nước biết đến và rất ưa chuộng. Giá bơ trái hàng năm đều tăng, mang lại lợi nhuận cho người trồng, kinh doanh khá cao. Cụ thể, ngay vụ thu hoạch năm nay, giá bơ trái đầu vụ (tháng 6), bơ loại 1, có giá từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg, chính vụ (tháng 7, 8) là 10.000 đến 15.000 đồng/ kg, loại thường 8.000 đến 10.000 đồng/kg, chấm dứt tình trạng bơ trái không nơi thu mua, để chín tự rơi rụng không thu hoạch như trước đây.

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 50.000 hộ đồng bào các dân tộc trồng trên 250.000 cây, với tổng diện tích trên 3.000ha, sản lượng mỗi năm bán ra thị trường từ 25.000 tấn bơ trái trở lên. Diện tích bơ này tập trung nhiều nhất ở các huyện Krông Pák, Ea Kar, Cư Kuin, Krông Năng, Ea H’Leo, Cư M’Gar, hàng trăm hộ trồng bơ có thu nhập thêm mỗi năm từ 15 đến 20 triệu đồng. Nông dân các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk đã xem cây bơ là cây kinh tế hàng hóa, ngoài việc trồng xen trong các vườn cây còn trồng thuần trong vườn, mở trang trại trồng thuần các loại bơ chất lượng cao./.

(Theo Nhân Dân)



Báo cáo phân tích thị trường