Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhật Bản lo ngại trước lệnh cấm buôn bán cá ngừ vây xanh
25 | 08 | 2009
Trữ lượng cá ngừ vây xanh ở khu vực đông Đại Tây Dương và Địa Trung Hải đã trong tình trạng bị khai thác quá mức trong nhiều năm, và các nhà khoa học đã nhiều lần đưa ra cảnh báo về nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi nếu không có những biện pháp để giảm mạnh sản lượng khai thác.

Nhu cầu về cá ngừ vây xanh Nhật Bản đã gia tăng trong một vài năm qua, trong khi nhập khẩu các ngừ nguyên con lại có xu hướng giảm. Các sản phẩm cá ngừ đông lạnh chiếm phần lớn tỷ trọng nguồn cung. Lượng nhập khẩu cá ngừ vây xanh và cá ngừ thịt hồng chiếm tỷ trọng gần bằng nhau và đã gia tăng 115% trong giai đoạn 2002-2006. Thị trường Địa Trung Hải vẫn là nguồn cung ứng chính thăn cá ngừ vây xanh cho Nhật Bản.

Đây là loài cá đang được quan tâm đặc biệt vì chúng có giá trị cao và là đối tượng đánh bắt chủ yếu ở khu vực Địa Trung Hải và đang bị khai thác quá mức. Ở Địa Trung Hải, cá ngừ vây xanh hiện nay chỉ còn khoảng 3% so với tổng sản lượng đánh bắt, mặc dù vậy, loài cá này vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của họ do nhu cầu của nước ngoài về cá mắm và sashimi lớn. Chỉ riêng ở Hoa Kỳ, nhu cầu hàng năm là 24.000 tấn, nhiều hơn sản lượng đánh bắt hàng năm ở Địa Trung Hải.

Nhật Bản đang lo lắng theo dõi tiến trình của lệnh cấm buôn bán cá ngừ vây xanh quốc tế, trong khi Mônacô, Đức, Anh, Hà Lan và Pháp đã ủng hộ lệnh cấm này. 80% sản lượng cá ngừ khai thác toàn cầu được tiêu thụ tại Nhật Bản.

Đề xuất lệnh cấm này sẽ được thảo luận sâu rộng trong cuộc họp của Công ước về Thương mại quốc tế cấm buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) tại Dohar, Qatar vào tháng 3/2010. Mỹ đang xem xét có nên ủng hộ lệnh cấm này hay không. Nếu lệnh cấm được thông qua, cá ngừ vây xanh sẽ được bổ sung vào danh mục các loài được CITES bảo vệ theo Phụ lục 1 của Công ước, hay còn gọi là Công ước Washington.

Gần một nửa cá ngừ vây xanh tiêu thụ ở Nhật Bản được đánh bắt ở biển Đại Tây Dương hay Địa Trung Hải. Do vậy, nếu lệnh cấm này nhận được 2/3 phiếu tán thành trong cuộc họp của CITES sắp tới thì hoạt động buôn bán quốc tế loài cá này sẽ bị cấm hoàn toàn, kéo theo giá cung cá ngừ vây xanh tại Nhật Bản sẽ tăng. Hiện nước này tiêu thụ khoảng 20.000 tấn cá ngừ vây xanh/năm.



AGROINFO(Theo Fis)
Báo cáo phân tích thị trường