Diễn biến giá tôm sú loại 25 - 30 con/kg tại Bạc Liêu (VNĐ/kg) |
|
Nguồn AGRODATA - AGROINFO - www.agro.gov.vn |
Cụ thể, do tác động cung – cầu trong từng địa phương khác nhau nên giá tôm thẻ trên thị trường trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Trong khi giá bán buôn tôm thẻ tại ĐBSCL tuần này tiếp tục giảm từ 1.000 – 3.000 đ/kg, xuống chỉ còn 45.000 – 47.000đ/kg thì tại thị trường Cà Mau, giá bán lẻ tôm thẻ đã tăng 2.000đ/kg lên mức 44.000đ/kg so với cuối tuần trước. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung, giá tôm thẻ có thể sẽ tăng nhẹ trong vài tuần sắp tới khi các thương lái Trung Quốc sẽ đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu trở lại nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước được dự đoán là sẽ tăng cao vào dịp nghỉ lế Quốc khánh 1/10 tới.
Giá bán buôn tôm sú tại ĐBSCL vẫn trong xu hướng tăng nhẹ. Tại Bạc Liêu, giá bán buôn tôm sú loại 30 con/kg tăng 4.000 đồng/kg, lên mức 107.000 đồng/kg; tại Cà Mau tăng 7.000 đồng/kg, lên mức 110.000 đồng/kg. Theo
Bản tin tuần Thủy hải sản của AGORINFO, dự đoán trong gian tới, giá tôm sú tại một số tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng, Bến Tre…. được vẫn theo chiều hướng tăng khi các nhà máy chế biến sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu mua nguyên liệu một mặt để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu trước mắt, mặt khác nhằm tích trữ hàng chuẩn bị cho kỳ nghỉ đông sắp tới.
Về xuất khẩu, hiện nay tôm đang là mặt hàng xuất khẩu đem lại kim ngạch lớn nhất cho Việt Nam, và nếu so sánh với các chủng loại thủy sản xuất khẩu khác thì tôm đang có dấu hiệu hồi phục khá tốt. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 8, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 120,93 nghìn tấn, trị giá 967 USD, tăng 6,6% về khối lượng và giảm 1,% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 8/2009, Việt Nam đã xuất khẩu được 24,5 nghìn tấn tôm các loại, trị giá gần 190 triệu USD, tăng 9,9% về khối lượng và 2,2% về giá trị so với cùng kỳ 2008. Các thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất vẫn là Nhật Bản, Mĩ, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Một tín hiệu đáng mừng cho thủy hải sản xuất khẩu Việt Nam là vào ngày 1/10 tới đây, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) sẽ có hiệu lực. Theo đó nhiều mặt hàng thuỷ sản Việt Nam sẽ được miễn và giảm thuế khi vào thị trường Nhật Bản. Cụ thể, 62 mặt hàng thuỷ sản VN sẽ được loại bỏ thuế (mức thuế nhập khẩu là 0%) trong đó mặt hàng tôm sẽ được hưởng ngay thuế suất 0%. Đây là mức mở cửa thị trường cao nhất mà Nhật Bản cam kết với 1 nước ASEAN. Với thực tế Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn của thuỷ sản Việt Nam và cũng là thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề từ suy giảm kinh tế, việc hiệp định Đối tác kinh tế VJEPA có hiệu lực sẽ trở thành cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng và dần chiếm lĩnh thị trường này.
Theo "Bản tin Thị trường và Thương mại Thủy hải sản tuần” của AGROINFO, ww.agro.gov.vn
----------------------------------------------------------
Để biết thêm thông tin chi tiết về diễn biến giá cả Thủy hải sản trong nước và quốc tế, cũng như những phân tích, bình luận, dự báo thị trường Thủy hải sản hàng tuần, mời quý vị đăng ký đặt mua Bản tin thị trường Thủy hải sản tuần theo mẫu dưới đây.