Về mặt vĩ mô, Mỹ là một mạng lưới các nhà nhập khẩu và sự trượt giá của USD đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngành thuỷ sản Mỹ. Nhiều lô hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ được thanh toán theo USD, do đó lợi nhuận thu được từ các lô hàng này sẽ giảm đi khi đồng tiền này mất giá như vừa qua. Một phản ứng khác là từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), khi tổ chức đầy quyền lực trên thị trường dầu quốc tế này công khai bày tỏ lo ngại về việc đồng USD xuống giá làm xói mòn doanh thu dầu mỏ của các nước thành viên.
Bộ trưởng dầu mỏ Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất Mohammed al-Hamli nói: Đồng USD xuống giá đã làm ảnh hưởng đến doanh thu. Nếu đồng USD tiếp tục đà xuống giá này thì thực sự là mối lo ngại đối với OPEC.
Hầu hết các bộ trưởng OPEC đều hướng tới việc cắt giảm sản lượng hơn con số 1,2 triệu thùng/ngày đã được thống nhất hồi tháng 10/06 để ngăn chặn tình trạng dư cung. Việc đồng USD yếu cũng là một luận điểm khác thúc đẩy việc cắt giảm sản lượng hỗ trợ giá dầu.
Theo Bộ trưởng dầu mỏ Arập Xêút, Ali al-Naimi, cần phải rút bớt khoảng 100 triệu thùng dầu mỏ ra khỏi thị trường. Một số khác cho rằng thị trường dầu mỏ đang mất cần đối và cần phải giảm từ 500.000 - 1 triệu thùng/ngày.
Trong một diễn biến khác, Kuwait - quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới Arập - có thể sẽ nới rộng biên độ giao dịch của đồng Dinar so với USD, thậm chí từ bỏ hẳn cơ chế neo giá Dinar với USD nếu đồng USD tiếp tục suy yếu.
Nếu USD tiếp tục giảm giá, sẽ còn nhiều hệ luỵ lớn hơn phía trước.