Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Báo cáo thị trường tôm tháng 1 năm 2010- Mỹ
25 | 01 | 2010
Bộ Thương mại công bố kết quả cuối cùng về tiến trình xem xét thứ 3 về thuế chống bán phá giá về tôm.

Khi báo cáo này có lợi cho các nhà xuất khẩu tôm từ Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam và Trung Quốc, Thái Lan bị đánh thuế cao hơn. Các nhà nhập khẩu tôm tại Mỹ  đang mong kết quả về tiến trình xem xét của Ủy ban thương mại thế giới sẽ bắt đầu vào tháng giêng có thể rút lại thuế chống bán phá giá theo cuộc họp tại viện ngành cá quốc gia. Hơn nữa, trong báo cáo của bộ Lao Động Mỹ, các công ty tôm của Thái bị cáo buộc là dùng lao động trẻ em và bắt lao động bị bắt buộc trong quá trình sản xuất. Điều kiện lao động của nước này đã được đặt nghi vấn từ báo cáo trước. Nhưng một vấn đề cần quan tâm khác của các nhà xuất khẩu Thái Lan là tỷ giá hối đoái, khi đồng bath tăng giá trị sẽ là rào cản cho sự phát triển và đa dạng của xuất khẩu. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Thái Lan hi vọng tăng 5% về sản lượng và xuất khẩu khi Mỹ vẫn giữ vị trí nhà tiêu dùng chính, chiếm khoảng hơn 50% tổng lượng xuất khẩu.

Lượng nhập khẩu tôm của Mỹ ổn định.
Trong nữa đầu năm 2009, nhập khẩu tôm của Mỹ hầu như không thay đổi về lượng, khoảng 236.076 tấn. Về mặt giá trị, nhập khẩu giảm 2,5% xuống còn 1.600 triệu USD do giá thấp hơn trên thị trường tôm thế giới. Thái Lan vẫn là nhà cung cấp tôm hàng đầu của Mỹ với 73.367 tấn tương đương với 31% tổng lượng nhập khẩu. Đứng thứ 2 là Indonesia và Ecuador. Top 6 nước nhập khẩu hàng đầu còn có Mexico, Việt Nam và Trung Quốc chiếm 81% tổng lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ trong quí đầu năm 2009. Mức mua từ Mexico tăng mạnh (59%) khi mức bán của Trung Quốc giảm (27%). Tôm không đầu còn vỏ đông lạnh vẩn là sản phẩm nhập khẩu chính với 92.741 tấn nhưng tỉ lệ của nó trong tổng lượng nhập khẩu giảm từ 42% xuống còn 39%.

Ecuador là nhà cung cấp tôm không đầu còn vỏ đông lạnh. Sản phẩm nhập khẩu chính thứ 2 là tôm lột vỏ đông lạnh chiếm khoảng 33% tổng lượng nhập khẩu. Lượng mua tôm đông lạnh giảm 13%. Đợt lễ giáng sinh sắp tới khi mức mua thường đạt đỉnh có tác động nhỏ đến nhập khẩu tôm. Tổng lượng nhập khẩu cho đến tháng 8 giảm 2% về lượng và 5% về giá trị, và giảm khoảng 3% về giá trị đơn vị. Việc này có thể giải thích rằng mức cung cấp không tăng và không ổn định trong thời gian ngắn. Nỗ lực mở rộng tiêu thụ đã được Viện Ngành cá Quốc gia thực hiện. Khi người tiêu dùng ít đi ăn ngoài hơn vì kinh tế suy thoái, ngành cố gắng thu hút người tiêu dùng bằng cách cung cấp một website (www.eatshrimp.com com) về các công thức nấu ăn và các gợi ý ăn tôm tại nhà.

Cung cấp trong nước tăng, đẩy giá xuống
Lượng cung cấp tôm tại vùng vịnh giữa tháng giêng và tháng 8 tăng 38%. Mức tăng về lượng cung cấp tôm trong nước tác động lớn đến giá cả. Tại một số bang vùng vịnh, giá trong tháng 8 giảm hơn 50%. Thống đốc bang Louisiana phải thành lập một bộ phận phân tích thị trường và chuẩn bị các biện pháp giúp đỡ ngành tôm. Công ty Wild American Shrimp Inc, đại diện ngành tôm trong nước yêu cầu chính phủ có những biện pháp để phân biệt tôm đánh bắt và tôm nuôi để có thể phát triển sản phẩm tôm đánh bắt.

Giá sẽ tăng, nhưng mức tổng thể sẽ rất thấp
Nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn giữ ở mức ổn định trong những tháng còn lại của năm 2009 cho đến khi kinh tế phục hồi. Cho đến lúc đó, các sản phẩm như tôm sẽ không tăng về nhu cầu. Trên thị trường tôm đánh bắt trong nước, mức cung cấp quá mức và giá thấp có thể sẽ tiếp tục và gây khó khăn trừ khi việc phân biệt được thực thiên giựa những sản phẩm này và tôm nuôi nhập khẩu.


 


 



Nguồn: FAO
Báo cáo phân tích thị trường