Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản lượng và chất lượng ca cao của Indonesia giảm
07 | 09 | 2010
AGROINFO - Indonesia, nước sản xuất ca cao lớn thứ 3 thế giới, áp dụng mức thuế mới cho hạt ca cao xuất khẩu, điều này thúc đẩy sản xuất khi nhu cầu tại Châu Á tăng cao, tuy nhiên nếu người dân trì hoãn việc trồng mới cây ca cao thì rất nhiều rủi ro có thể xảy ra trong dài hạn. Indonesia có khoảng 1,5 triệu ha diện tích trồng ca cao, cn số này đã tăng lên gấp đôi so với 749.917 ha năm 2000. Trong đó, 92 % diện tích thuộc về người dân, phần còn lại thuộc quyền sở hữu của nhà nước và một vài công ty tư nhân.

Indonesia xuất khẩu ca cao đi nhiều nước trên thế giới, trong đó Malaisia chiếm 50%, Mỹ chiếm 15%, Singapore chiếm 9%, Brazil chiếm 6%, còn lại là Trung quốc, Canada, Tây Ban Nha…Đồng thời nước này cũng nhập khẩu hạt ca cao chất lượng cao từ Mỹ để nhân giống. Khối lượng nhập khẩu cũng rất lớn, mỗi năm khoảng 20.000-31.000 tấn.
 


Biểu đồ sản lượng và xuất khẩu ca cao của Indonesia

Hiện nay việc sản xuất hạt ca cao của Indonesia gặp rất nhiều khó khăn bởi tuổi đời của các cây cao đã rất cao. Hầu hết các cây ca cao đều được trồng từ những năm 1980 nên rất dễ bị tổn thương và lây nhiễm bệnh dịch. Hơn thế, đa số người dân sở hữu hơn 1 ha ca cao đều có kĩ thuật thấp. Khi giá ca cao thấp họ không có đủ tiền đẻ mua phân bón cũng như thuóc trừ sâu. Cũng bởi thế, sản lượng ở đây giảm xuống 660kg/ha/năm so với mức 1,1 tấn/ha/năm  vào 5 năm trước. Sản lượng ca cao của Indoneisia đạt mức kỉ lục vào 2006 với 600.000 tấn nhưng sau đó xu hướng giảm vào các năm tiếp theo.

Về mặt chất lượng hạt ca cao của Indonesia được đánh giá là chất lượng thấp, hạt nhỏ, do vậy giá bán ra cũng không cao.

Chính phủ Indonesia năm ngoái đã ban hành chương trình 3 năm/lần để cải thiện sản lượng, năng xuất cũng như chất lượng hạt ca cao. Chương trình này bao gồm việc phân phát phân bón miễn phí  cho hơn 145.000 ha đất trồng. Chương trình này cũng bao gồm việc trồng mới 235.000 ha ca cao bằng việc ghép cành mới từ những cây trẻ cho năng suất cao và có khả năng chống chịu với bệnh dịch và sâu bọ, đồng thời loại bỏ những nhánh cây già năng suất thấp. Hơn thế, 70.000 ha ca cao bị phá huỷ cũng được trồng lại với giống cây tốt hơn. Chính phủ Indonesia cho biết, nếu thành công chương trình này sẽ thúc đẩy sản lượng ca cao vượt mức kỉ lụămnm 2006 trong vòng  4-5 năm tới.

Trích Bản tin "Thị trường nông sản & Hội nhập"



AGROINFO
Báo cáo phân tích thị trường