Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ấn Độ: Xuất khẩu tôm tăng do nguồn cung thế giới thiếu hụt
19 | 05 | 2011
Thiếu hụt nguồn cung tôm trên thị trường và dịch bệnh tại các nước sản xuất khác đã thúc đẩy xuất khẩu tôm Ấn Độ phục hồi. Giá tôm tăng vọt 10 – 20% trong năm 2010, một phần do nhu cầu tăng tại Mỹ, Trung Quốc và các nhà nhập khẩu khác. Trong năm tài khóa 2010 – 2011, kim ngạch xuất khẩu tôm tăng 13% về lượng, 35% về giá trị tính theo đồng rupee và 41% tính theo USD. Tôm đông lạnh chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu tính theo USD.
Theo Cơ quan phát triển Xuất khẩu sản phẩm thủy sản (MPEDA), doanh thu từ xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn 3/2010-4/2011 đạt mức kỷ lục 2,67 tỷ USD, tăng 10,96% về lượng và 25,55% về giá trị, chủ yếu nhờ mức tăng trưởng 104% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Cơ quan này cho biết, sản lượng thủy sản nuôi trồng ở hầu hết các bang phía Nam Ấn Đọ tăng trưởng 30% trong năm tài chính 2009 – 2010 nhờ năng suất tăng. Theo Financial Express, tổng sản lượng thủy sản đạt 106 ngàn tấn. sản lượng nuôi tôm ven biển đạt xấp xỉ 76 ngàn tấn, giảm 28,4% so với năm tài chính trước. Sản lượng tôm thẻ chân trắng cũng tăng lên, với kim ngạch xuất khẩu đạt 10 ngàn tấn trong năm tài khóa trước.

Tuy nhiên, công suất chế biến hiện tại sản phẩm thủy sản chính của Ấn Độ là tôm sú vẫn chỉ đạt 30% tổng công suất. Trong khi đó, Việt Nam, Bangladesh và Indonesia, cùng với những nhà nhà sản xuất lớn khác trên thế giới, cho biết sản lượng sụt giảm và mùa đông khắc nghiệt tại Trung Quốc năm 2010 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất tôm thẻ chân trắng tại Indonesia vẫn chưa phục hồi sau dịch bệnh năm 2009. Trong khi đó, mùa hè quá nóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng ở miền Trung Việt Nam và tôm sú ở miền Nam, dẫn đến tôm trăng trưởng chậm và dịch bệnh phát sinh. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, sản lượng tôm đã tăng vọt trong 20 năm vừa qua.

Trung Quốc nổi lên là một nhà sản xuất tôm thẻ chân trắngmowis trên thế giới. Hiện tôm thẻ chân trắng chiếm hơn 70% tổng sản lượng tôm nuôi của nước này.

Giữa tháng 3/2011, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) thông báo nước này sẽ giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho các sản phẩm tôm nhập khẩu từ Ấn Độ trong 5 năm tiếp theo. Các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ hiện đang nỗ lực kiếm đủ doanh thu để bù đắp cho tổn thất gây ra bởi thuế chống bán phá giá của Mỹ.

Kim Dung/AGROINFO
Nguồn: fis.com


Báo cáo phân tích thị trường