Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Kim ngạch xuất khẩu cao su đạt trên 1,2 tỷ USD
29 | 09 | 2007
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong cả nước đã xuất khẩu gần 660.000 tấn cao su, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 31% về số luợng và 78% về giá trị so với năm 2005 và đứng vị trí thứ 3 về giá trị kim ngạch xúât khẩu nông sản cả nước.
Trong đó sản luợng xuất khẩu cao su của Tổng công ty Cao su Việt Nam chiếm trên 60% tổng sản luợng xuất khẩu của cả nước. Dự kiến trong tháng 12, cả nước sẽ khai thác, chế biến và xuất khẩu thêm trên 70.000 tấn mủ cao su.
Ngay từ đầu năm, do nhiều nước sản xuất cao su lớn của Thế giới như Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia... giảm diện tích và sản luợng mủ cao su, trong lúc nhu cầu tiêu thụ cao su nguyên liệu trên thị trường thế giới và những nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc tăng cao, nên đã đẩy giá cao su trên thị trường thế giới tăng cao (giá bình quân từ 1.600 đến 2.000 USD/tấn). Nhiều địa phương đã dành nhiều diện tích đất để phát triển và mở rộng diện tích trồng cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền), như các tỉnh: Bình Phước, tăng 8.300 ha, Tây Ninh khỏang 5.600 ha, Bình Dương 3.000 ha... đưa tổng diện tích cây cao su trên cả nước tăng lên trên 480.000 ha.
 
Ngoài việc mở rộng diện tích trồng cao su, các công ty cao su quốc doanh, các hộ trồng cao su tiểu điền cũng đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật để chăm sóc, thâm canh và khai thác những vuờn cây cao su đang trong thời kỳ thu hoạch, trong đó diện tích trên 220.000 ha cây cao su của Tổng Công ty Cao su Việt Nam đạt năng suất bình quân khỏang 1.728 kg/ha, cao gấp gần 2 lần năng suất cao su tiểu điền. Đặc biệt Công ty cao su Tây Ninh đạt năng suất bình quân trên 2,3 tấn/ha cao nhất trong toàn ngành cao su. Nhiều công ty cao su quốc doanh như Bình Long, Tân Biên, Phước Hòa, Đồng Phú... còn lập nhiều trạm thu mua hàng chục ngàn tấn mủ cao su của các hộ trồng cao su tiểu điền đưa vào chế biến phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, trong những tháng qua, các đơn vị sản xuất chế biến cao su trong nước cũng đã nhập khẩu từ các nước như: Thái Lan, Campuchia, Malaisia trên 100.000 tấn mủ cao su đưa vào chế biến, góp phần nâng cao sản luợng cao su xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2006.
 
Để nâng cao chất luợng và giá trị xuất khẩu, phần lớn trong khoảng 70 nhà máy chế biến mủ cao su của cả nước đều đầu tư, mua sắm thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại đưa vào sản xuất. Tổng Công ty Cao su Việt Nam có 37 nhà máy chế biến mủ với công suất trên 330.000 tấn/năm, chiếm 73% sản luợng cao su chế biến của cả nuớc, trong đó có 12 nhà máy chế biến được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần nâng cao giá trị của cao su xuất khẩu. Bên cạnh đó ngoài loại cao su SVR 3L chiếm trên 50% luợng xuất khẩu (chủ yếu sang Trung Quốc), các đơn vị xuất khẩu cao su còn nâng tỷ lệ chế biến các loại cao su khác có giá trị xuất khẩu cao hơn như các loại SVR10 từ 10% lên 20%, mủ Latex lên 17%...



Báo cáo phân tích thị trường