Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cho nghêu đẻ nhân tạo: Một thành công lớn
09 | 06 | 2011
Tình trạng khan hiếm nghêugiống trong thời gian gần đây diễn ra gay gắt hơn, bởi lượng nghêu giống khaithác ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt dần.

Thực trạng nhu cầu nghêu giống

Theosố liệu điều tra của Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ,thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, hiện nay, nhu cầu nghêu giống ngàymột tăng cao. Tình trạng khan hiếm nghêu giống trong thời gian gần đây diễn ragay gắt hơn, bởi lượng nghêu giống khai thác ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt dần.Mỗi năm, các tỉnh ĐBSCL cần tới hàng tỷ con giống. Năm 2010, Trà Vinh cần 500tấn.

Tiền Giang 500 tấn, Bến Tre là tỉnh có diện tích nuôi nghêulớn nhất khu vực với trên 3.000 ha nhưng lượng giống khai thác trong tự nhiêncũng chỉ đáp ứng 70% nhu cầu. Mặt khác, nghề nuôi nghêu ở Bến Tre đang gặp trở ngạilà nguồn giống thả nuôi hàng năm phụ thuộc chủ yếu vào nguồn khai thác tựnhiên, không ổn định về số lượng, chất lượng. Giá nghêu giống thường xuyên bịbiến động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

Cho nghêu đẻ nhân tạothành công

Từ thực trạng trên, để đủ nguồn nghêu giống đáp ứng nhu cầungày càng cao của người nuôi, Trung tâm Giống thủy sản Bến Tre đã tiếp nhận Dựán chuyển giao công nghệ sản xuất nghêu giống từ Phân viện Nghiên cứu nuôi trồngthủy sản Bắc Trung Bộ từ tháng 11-2010. Mục tiêu của Dự án là chuyển giao quitrình công nghệ sản xuất nhân tạo nghêu giống cho Bến Tre, góp phần chủ độngcon giống tại chỗ, tạo cơ sở để xây dựng thương hiệu sản phẩm theo tiêu chuẩnViệt Nam và quốc tế.

Cáccán bộ tiếp nhận công nghệ sẽ được đào tạo thành thạo về thực hành, làm chủcông nghệ, dự kiến sản xuất từ 15 triệu nghêu giống trở lên trong năm đầu tiên.Các năm tiếp sau sẽ đầu tư mở rộng qui mô sản xuất. Nội dung chuyển giao gồm:kỹ thuật nuôi cấy tảo sinh khối phục vụ sinh sản, các kỹ thuật trong qui trìnhsinh sản nhân tạo nghêu giống; các yêu cầu trong vận hành trại giống như kỹthuật lọc nước, bố trí sục khí, lưu giữ tảo giống, nuôi sinh khối tảo trong ao,trong túi, pha chế môi trường dinh dưỡng nuôi cấy tảo, qui trình chọn lựa nghêubố mẹ, nuôi vỗ béo, kích thích nghêu sinh sản, ương ấu trùng giai đoạn trôinổi, thu và ương ấu trùng nghêu xuống đáy, thuần hóa nghêu giống. Bước đầu, cánbộ đã tiếp nhận những kiến thức, nguyên tắc cơ bản nhất của qui trình công nghệnuôi cấy tảo sinh khối và sản xuất nghêu giống. Đồng thời, Phân viện cũng đãkhảo sát, cải tạo nâng cấp trại giống Thới Thuận (Bình Đại) với tổng vốn đầu tư1 tỷ đồng, gồm 8 bể ương.

Saukhi hoàn thành tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, cải tạo hệ thống trại, Phân việnbố trí cán bộ kỹ thuật Trung tâm giống tiến hành thử nghiệm dưới sự giám sátcủa cán bộ chuyển giao; kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện qui trình, bước đầu thuđược kết quả khả quan; đã nuôi cấy được 2 loài tảo Nanochloropsis occulata vàChactoceros với một phòng tảo có 24 bình để lưu giữ tảo giống, 2 giàn tảo treotúi và 2 bể composis dung tích 3,5 cm/bể, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu thức ăncho ương ấu trùng nghêu ở các giai đoạn; nuôi vỗ 40 kg nghêu bố mẹ cho tham giasinh sản, nghêu lên trứng tốt; đã thu được 50 triệu ấu trùng chữ “D” - sau 7ngày ương, thu được khoảng 22 triệu ấu trùng chân bò để thu xuống đáy; thu ấutrùng chân bò xuống đáy ương vào bể chuẩn bị sẵn sàng nền đáy và tiếp tục ươngnuôi thu được khoảng 15 triệu con giống nghêu Spat với chất lượng tốt có thểcung cấp cho thị trường.

Xây dựng vùng nuôi thửnghiệm để nhân rộng mô hình

Ths. Chu Chí Thiết - Phân Viện trưởng Phân viện Nghiên cứunuôi trồng Thủy sản Bắc Trung Bộ đánh giá: Việc cho nghêu đẻ được tại môitrường nhân tạo ở Bến Tre là một thành công lớn. 15 triệu nghêu giống nhân tạođầu tiên được sản xuất đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cao như tỷ lệ thành thục củanghêu bố mẹ đạt trên 80%; tỷ lệ trứng nở trên 80%, tỷ lệ sống của ấu trùng trôinổi từ giai đoạn ấu trùng chữ “D” trên 50%, tỷ lệ sống của ấu trùng xuống đáytrên 50%. Ngoài ra, đã đào tạo được 3 cán bộ kỹ thuật thạo nghề sản xuất nghêugiống nhân tạo, mở ra tiền đề cho phát triển nghêu giống nhân tạo tại Bến Tre.

Còntheo Ths. Võ Đình Linh - Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Bến Tre, đây là mộtthành công lớn, tạo điều kiện để nghề nuôi nghêu Bến Tre phát triển ổn định vàbền vững. Nguồn nghêu bố mẹ không phải tìm đâu xa chỉ sử dụng nghêu tại các bãinghêu trong tỉnh. Sắp tới, Trung tâm sẽ tiếp tục cho nghêu đẻ, bởi Trung tâm đãcó đến 8 bể ương, có thể đảm bảo công suất 1 tỷ con giống mỗi năm. Đồng thời,Trung tâm cũng thông tin việc này đến người nuôi để các địa phương có kế hoạchkhôi phục lại nghề nuôi sau thời gian nghêu chết hàng loạt do dịch bệnh. Về lâudài, người nuôi sẽ sử dụng nghêu nhân tạo bổ sung cho nguồn nghêu tự nhiên vốnkhông ổn định. Trung tâm sẽ xây dựng mô hình nuôi giống nghêu nhân tạo tại cácbãi nuôi trong tỉnh để kiểm chứng sự thành công.

Theo BáoĐồng Khởi



Báo cáo phân tích thị trường