Trong nghiên cứu “Nhu cầu phân bón tại Ấn Độ: Các nhân tố quyết định và triển vọng đến năm 2020”, được thực hiện bởi IIM-A, nhu cầu phân bón tại nước này được dự đoán đạt 41,6 triệu tấn vào năm 2020. Nhờ việc dự đoán nhu cầu phân bón, người ta có thể nhận định được những hướng đi cho chính sách giá phân bón, bao gồm trợ cấp và giá nông sản có sử dụng phân bón, cùng những mối liên hệ nội ngành.
Kết quả dự đoán cho thấy những yếu tố không liên quan đến giá như hệ thống canh tác, các yếu tố tăng năng suất và sản xuất thâm canh có tác động đến nhu cầu phân bón nhiều hơn so với các yếu tố liên quan đến giá. Giá phân bón có hiệu ứng ngược lên tiêu dùng phân bón, và do đó có tác động lớn hơn đến giá nông sản đầu ra.
Để đảm bảo khả năng tự cung cấp đầu vào trong sản xuất ngũ cốc tại Ấn Độ, việc nguồn phân bón sẵn có ở mức giá hợp lý cho những người sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng. Chính sách trợ giá sản phẩm đầu ra chỉ có lợi cho những nhà sản xuất quy mô lớn, có thặng dư ròng, trong đó giá đầu vào thấp sẽ mang lại lợi ích cho nông dân.
Để tính toán nhu cầu phân bón trong tương lai, các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã làm dự báo, sử dụng chuỗi số liệu trong giai đoạn 1976 – 1977 đến 2009 – 2010 và dùng phương pháp OLS. Theo đó, nhu cầu phân bón tại Ấn Độk sẽ tăng lên mức khoảng 41,6 triệu tấn và người ta kỳ vọng mức tăng trưởng nhanh nhất diễn ra ở các khu vực phía Đông và Nam, so với hai khu vực còn lại ở phía Bắc và Tây Ấn Độ.
Tại Ấn Độ, mức sử dụng phân bón đã tăng từ 65,6 ngàn tấn trong năm 1951 – 1952, lên mức 26,49 triệu tấn trong năm 2009 – 2010. Mức sử dụng phân bón trên mỗi hectar chỉ dưới 1kg/ha vào năm 1951 – 1952, lên mức 135 kg/ha vào năm 2009 – 2010.
Mức độ sử dụng phân bón thâm canh tại Ấn Độ hiện vẫn thấp hơn các nước đang phát triển khác và giữa các vùng khác nhau có sự khác biệt lớn. Khoảng 18% khu vực tại Ấn Độ chiếm đến hơn một nửa tổng lượng phân bón được sử dụng.
Kim Dung AGROINFO
Theo The Hindu Business Line