Khối lượng giao dịch không nhiều.
Cà phê và đường chịu áp lực giảm giá, mặc dù vẫn không chắc chắn về sản lượng mía ở khu vực trung nam Brazil – lý do đã đẩy giá đường tăng trên 7% trong tuần qua.
“Chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào vụ mùa ơ bán cầu Bắc – dự kiến sẽ dư cung trong niên vụ 2011/12, bởi sản lượng của bán cầu nam sẽ giảm do lo ngại về sản lượng của Brazil”, Peter de Klerk, nhà phân tích cấp cao của Czarnikow cho biết.
Giá cacao kỳ hạn tháng 9 giảm 41 USD xuống 3.050 USD/tấn tại New York, và giảm 11 bảng xuống 1.933 bảng/tấn tại London.
Cacao là một trong số các mặt hàng tăng tốt nhất trong chỉ số Standard & Poor’s GSCI của 24 loại hàng hoá nguyên liệu thô trong quý 2 năm nay, với mức tăng 6,7%.
Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch shows cho rằng, giá cacao tại New York sẽ đạt bình quân 3.159 USD/tấn trong năm nay - mức bình quân theo năm cao nhất từ 1978.
Nhà phân tích Kona Haque của ngân hàng Macquarie tại London, người từng dự báo chính xác giá cacao sẽ ở mức cao nhất 3 thập kỷ hồi tháng 2, cho rằng sự cạnh tranh về nguồn cung sẽ đẩy giá cacao lên 3.300 USD/tấn vào quý 4 năm nay, cao hơn 8,2% so với hiện tại và là mức cao nhất kể từ năm 1979.
Peter Johnson, giám đốc của Morristown trực thuộc Transmar Commodity Group Inc., công ty có hơn 3 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cacao cho các nhà máy, cũng cho rằng, sự thiếu hụt cacao từ Indonesia sẽ làm tăng chi phí nguyên liệu cho các nhà sản xuất sôcôla.
Mỹ, nhà sản xuất sôcôla lớn nhất thế giới, đang đẩy mạnh nhập khẩu cacao từ Tây Phi do sâu bệnh và thuế cao kìm hãm nguồn cung từ Indonesia.
Theo số liệu thống kê thương mại của Mỹ, các chuyến tàu chở cacao từ Bờ Biển Ngà, Ghana, Togo và Nigieria đã tăng 2,6% lên 145.394 tấn trong 4 tháng đầu năm, trong khi từ Indonesia giảm 88% xuống 7.301 tấn.
Theo Chủ tich Hiệp hội Cacao Inđônêxia (ASKINDO) Zulhefi Sikumbang, sản lượng cacao năm 2011 của nước có thể giảm 20%, chỉ đạt khoảng 500.000 tấn do thời tiết xấu hồi đầu năm. Lượng mưa quá mức tại khu vực trồng chủ chốt cacao Sulawesi khiên nhiều cây bị hư hỏng trong giai đoạn thu hoạch đầu tiên trong tháng 4. Hy vọng được đặt vào vụ thu hoạch tiếp theo vào mùa khô trong tháng 10.
Ông Sikumbang cho biết Inđônêxia đã đạt sản lượng cacao trrung bình 600.000 tấn trong 4 năm trở lại đây, và có thể đạt 700.000 tấn trong năm tới nếu thời tiết thuận lợi. Năm nay, sản lượng giảm khiến xuất khẩu có thể giảm tới 40%, từ 350.000 tấn (đạt kim ngạch 17.000 tỷ rupiah) năm 2010 xuống 150.000. Tuy nhiên, theo Tổ chức Cacao Quốc tế, trên bình diện toàn cầu, cán cân cung cầu năm 2011 sẽ tăng nhờ sản lượng gia tăng của hai nước sản xuất cacao đứng đầu thế giới là Bờ Biển Ngà và Ghana.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Inđônêxia Bayu Krisnamurti lưu ý, tuy Inđônêxia, đứng thứ ba thế giới về sản xuất cacao với diện tích trồng khoảng 1,5 triệu ha, song mới chỉ có 50.000 ha trong đó đạt chứng chỉ sản xuất bền vững, và 90% diện tích trồng ca cao do các chủ nhỏ nắm giữ nên chất lượng vẫn còn thấp. Ông cho biết Inđônêxia đang trong quá trình sản xuất ca cao bền vững, đặc biệt là ở cấp độ của chủ sở hữu nhỏ, và tiếp tục triển khai chương trình GERNAS KAKAO nhằm cải thiện hệ thống sản xuất, tăng năng suất và chất lượng của hạt cacao, trồng lại 70.000 ha và phục hồi 250.000 ha cacao, để có thể đạt mục tiêu nâng sản lượng lên 1 đến 2 triệu tấn trong vòng 4-5 năm tới và tạo thêm nhiều việc làm.
Giá hàng hóa mềm
Sản phẩm
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/-(%)
|
Cuối 2010
|
So theo năm (%)
|
Đường ICE
|
US cent/lb
|
29,00
|
-0,36
|
-1,23
|
32,12
|
-9,71
|
Cà phê ICE
|
US cent/lb
|
261,50
|
-1,80
|
-0,68
|
241,80
|
8,15
|
Cacao ICE
|
USD/tấn
|
3069,00
|
-22,00
|
-0,71
|
3052,00
|
0,56
|
Đường Liffe
|
USD/tấn
|
818,60
|
0,30
|
+0,04
|
777,50
|
5,29
|
Cà phê Liffe
|
USD/tấn
|
2354,00
|
-83,00
|
-3,41
|
2097,00
|
12,26
|
Cacao Liffe
|
GBP/tấn
|
1932,00
|
-12,00
|
-0,62
|
2029,00
|
-4,78
|
Chỉ số CRB
|
|
340,77
|
-2,78
|
-0,81
|
332,80
|
2,39
|
Dầu thô
|
|
94,99
|
-1,21
|
-1,26
|
91,38
|
3,95
|
Euro/dlr
|
|
1,40
|
0,02
|
+1,67
|
1,34
|
4,91
|
Theo Vinanet