Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá hạt tiêu duy trì ở mức cao do lo ngại về nguồn cung
08 | 08 | 2011
Trên thị trường Ấn Độ, giá hạt tiêu tương lai dao động ở mức cao trong tuần giao dịch trước; trong khi đó, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới vẫn duy trì ở mức cao

Do các nhà giao dịch thường hoạt động trên cả hai thị trường cổ phiếu và hàng hoá nên diễn biến trên thị trường cổ phiếu thường được phản ánh trên thị trường hàng hoá. Những nhà giao dịch trên thị trường cổ phiếu đang giảm vị thế mua nhằm chốt lời sau khi thị trường cổ phiếu giảm mạnh, thường làm đẩy thị trường này giảm sâu.

Trên thị trường hạt tiêu thế giới đang xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nguồn cung hạt tiêu có thể căng thẳng do sản lượng hạt tiêu giảm sẽ phản ánh vào giá trong ngắn hạn. Đồng thời, nhu cầu tiếp tục duy trì ở mức thấp do các nhà giao dịch trì hoãn hoạt động mua khi dự đoán rằng giá sẽ giảm khi nguồn cung dồi dào hơn nhờ mùa vụ mới Indonesia và Brazil. Đồng thời, với mức giá hiện tại, lượng giao dịch chỉ ở mức thấp. Tuy vậy, khi những dấu hiện cho thấy nguồn cung căng thẳng, thị trường sẽ sôi động trở lại.

Thị trường Ấn Độ

Trong khi đó, mùa lễ hội tại Ấn Độ bắt đầu và nhu cầu hạt tiêu được dự đoán tăng trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, những người trồng hạt tiêu tại Idukki cho biết mùa vụ tới sản lượng có thể giảm do mưa triền miên làm ảnh hưởng đến khu vực trồng hạt tiêu chính. Những nông dân sản xuất lớn cũng cho biết nếu lượng hạt tiêu thu hoạch được chế biến và bảo quản hợp lý, hạt tiêu có thể dự trữ được trong 8 – 9 năm và do đó, khi giá đạt mức kỳ vọng thì nhà sản xuất mới tung sản phẩm ra thị trường. Một dấu hiện rõ ràng trên thị trường giao ngay là hiện đang không có người bán.

Trong suốt tuần qua, những nhà giao dịch giá xuống chi phối thị trường và do đó, giá hạt tiêu giảm trong tuần giao dịch trước. Giá hạt tiêu giao tháng 8, 9, 10 trên thị trường Ấn Độ lần lượt giảm 553 Rs, 516 Rs và 403 Rs, xuống mức 28.776 Rs/quintal, 29.314 Rs/quintal và 29.819 Rs/quintal. Tổng lượng giao dịch tăng 7.889 lên mức 57.074 tấn. Tổng giao dịch giao ngay giảm 2.436 tấn, xuống 11.988 tấn.

Giá hạt tiêu giao ngay trên thị trường Ấn Độ giảm 100Rs, xuống mức 27.700 Rs/quintal cho hạt tiêu chưa loại và 28.700 Rs/quintal cho hạt tiêu loại 1. Tương đương giá hạt tiêu Ấn Độ trên thị trường thế giới tuần qua ở mức 6.600 – 6.650 USD/tấn (c&f) và tiếp tục duy trì ở mức giá khá cạnh tranh.

Báo cáo từ IPC

Theo IPC, giá chào bán hạt tiêu đen từ hầu hết các nhà cung cấp lướn tiếp tục duy trì ở mức cao, trừ Sri Lanka.

Tại Ấn Độ, giao dịch ở mức thấp nhưng giá duy trì ở mức tương đối cao. Giá hạt tiêu đen Ấn Độ tính theo USD giảm nhẹ do đồng Rupee giảm giá so với USD.

Tại Lampung, giá hạt tiêu tăng nhẹ. Mặc dù mùa vụ tại Bắc Lampung mới bắt đầu nhưng sản lượng đang ở mức thấp, kéo theo giao dịch cũng ở mức thấp. Tại Việt Nam và Sarawak, giá ổn định ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Giá hạt tiêu giao cổng trại tại Sri Lanka giảm 3%.

Thị trường hạt tiêu trắng

Tại Bangka, giá hạt tiêu trắng tăng 3% trên thị trường nội địa và giá xuất khẩu tăng 2%. Giá chào bán hạt tiêu trắng của Việt Nam và Sarawak cũng duy trì ổn định.

Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

Trong tháng 7/2011, Việt Nam xuất khẩu 10.980 tấn hạt tiêu, so với mức kim ngạch 12.050 tấn trong cùng kỳ năm 2010. Trong giai đoạn tháng 1 – 7/2011, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt khoảng 79,6 ngàn tấn, giảm khoảng 4,3 ngàn tấn so với mức kim ngạch xuất khẩu 83,9 ngàn tấn trong cùng kỳ năm 2010. Mặc dù giảm 5% về lượng xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu tăng hơn 50%. Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu chính của Việt Nam, chiếm khoảng 17% kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam, tăng so với mức tỷ trọng 14% trong cùng kỳ năm 2010. Các thị trường lớn khác gổm Đức (10%), Hà Lan (7%), Các tiểu vương quốc Ả Rập (8%), Ấn Độ (6%) và Ai Cập (5%).

Các khuynh hướng trên thị trường quốc tế

Giá hạt tiêu đang tăng một cách từ từ trong tuần giao dịch qua. Những người mua dù vẫn vắng bóng trên thị trường do đang trong kỳ nghỉ hè nhưng giá đang trong xu hướng tăng. Trong thời gian ngắn tới, những người mua sẽ quay trở lại thị trường và hoạt động giao dịch sẽ trở nên sôi động hơn. Nhu cầu hạt tiêu cho quý 4 cũng tăng theo chu kỳ và tâm lý giao dịch giá lên sẽ chi phối thị trường hạt tiêu tương lai.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng hơn 80% sản lượng dự trữ, do đó nguồn cung từ Việt Nam trong thời gian tới sẽ khá hạn chế và hoạt động giao dịch sẽ chủ yếu tập trung vào tay các nhà giao dịch lớn.

Mùa vụ hạt tiêu tại Indonesia khá tốt và đã thu hoạch được một phần. Hạt tiêu đã thu hoạch có chất lượng khá tốt. Sản lượng hạt tiêu dự tính đạt khoảng 12 – 20 ngàn tấn.

Brazil đang trong giữa vụ thu hoạch nhưng được chào bán dần trong suốt tháng mặc dù không chịu áp lực bán hiện tại. Các nhà xuất khẩu đang chào giá bán cao hơn ở tất cả các loại hạt tiêu. Giá hạt tiêu trên thị trường Mỹ tiếp tục duy trì nhưng hoạt động giao dịch giao ngay khá hạn chế và đang tăng dần. Mặc dù nhu cầu đối với hạt tiêu giao kỳ hạn xuất hiện nhưng các nhà giao dịch vẫn hạn chế hoạt động. Để đạt được mức giá kỳ vọng, các nhà giao dịch đang dựa vào nguồn dự trữ giao kỳ hạng trong suốt thời gian giao hàng dự kiến do các nhà cung cấp từ các nước sản xuất lớn đang không chào bán hạt tiêu trên thị trường tương lai. Vụ hạt tiêu Muntok tại Indonesia đang được thu hoạch và thị trường không có áp lực bán do các nhà xuất khẩu đang thu mua lượng hạt tiêu dự trữ của nông dân.

Sản lượng hạt tiêu Trung Quốc giảm dưới mức sản lượng thông thường. Giá hạt tiêu chào bán từ các nhà cung cấp Trung Quốc đang ở mức khoảng 9.000 USD/tấn và các nhà cung cấp Trung Quốc đang tích cực thu mua hạt tiêu từ Việt Nam để đáp ứng các đơn hàng.

Giá hạt tiêu chào từ Việt Nam ở mức thấp hơn. Những vấn đề liên quan đến thị trường tiền tệ đang ảnh hưởng đến mức giá chào hạt tiêu và cân đối thương mại hạt tiêu trong năm nay.

Do thâm hụt ngân sách và nợ công ngày càng tăng, đồng USD có thể tiếp tục giảm so với các đồng tiền châu Á, làm tăng mức giá hạt tiêu chào bán trên thị trường quốc tế bằng đồng USD.

Kim Dung AGROINFO

Theo The Hindu Business Line



Báo cáo phân tích thị trường