Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thông tin về thị trường gỗ dán ép Trung Quốc
04 | 10 | 2007
Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, sản lượng gỗ ép mật độ cao (HDF) và mật độ trung bình (MDF) của nước này năm 2005 ước đạt 18,54 triệu m3, tăng 1.821% so với mức 965.000 m3 năm 1996, trong khi sản lượng gỗ dán cũng tăng từ mức 4,9 triệu m3, lên đạt 25,15 triệu m3 (432%). Trung Quốc hiện là nước sản xuất gỗ HDF, MDF và gỗ dán lớn nhất thế giới.
Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đang nổi lên trở thành thị trường xuất khẩu gỗ dán và gỗ ép. Chỉ trong vòng 10 năm qua, Trung Quốc đã chuyển biến từ nước nhập khẩu chính thành thị trường sản xuất và xuất khẩu quan trọng các loại gỗ panel. Sản lượng gỗ panel của nước này hiện nay tăng bình quân 40%/năm so với những năm 1990. Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, sản lượng gỗ ép mật độ cao (HDF) và mật độ trung bình (MDF) của nước này năm 2005 ước đạt 18,54 triệu m3, tăng 1.821% so với mức 965.000 m3 năm 1996, trong khi sản lượng gỗ dán cũng tăng từ mức 4,9 triệu m3, lên đạt 25,15 triệu m3 (432%). Trung Quốc hiện là nước sản xuất gỗ HDF, MDF và gỗ dán lớn nhất thế giới.

Nhờ sản xuất gỗ panel nội địa phát triển nhanh và liên tục, nhập khẩu gỗ dán của Trung Quốc năm 2005 đã giảm gần 50% so với năm 2000, xuống còn 589.000 m3, trong khi nhập khẩu gỗ ép cũng giảm 4,7%, xuống còn 967.000 m3. Trái lại, xuất khẩu gỗ dán và gỗ ép của Trung Quốc năm 2005 tăng lần lượt 714% và 3.840% so với năm 2000, lên đạt tương ứng 5,59 triệu m3 và 1,379 triệu m3. Tính riêng giai đoạn tháng 1-9/06, xuất khẩu gỗ dán và gỗ ép của Trung Quốc ước tăng lần lượt 44% và 43% so với cùng kỳ năm ngoái, lên đạt tương ứng 5,91 triệu m3 (trị giá 2,05 tỷ USD, tăng 52%) và 1,49 triệu m3 (trị giá 453 triệu USD, tăng 56%), trong khi nhập khẩu các sản phẩm này giảm lần lượt 27% và 13%, xuống còn lần lượt 340.000 m3 (trị giá 163 triệu USD, giảm 29%) và 620.000 m3 (trị giá 149 triệu, giảm 12%).

Số liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy, giai đoạn tháng 1-10/06, giá gỗ súc nhập khẩu của Trung Quốc đạt bình quân 132 USD/m3, FOB, tăng 26% so với mức 104,6 USD/m3 cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, giá gỗ súc từ các thị trường cung ứng chính như Nga, Papua New Guinea, Myanmar, Gabon và New Zealand gia tăng không đồng đều. Mặc dù chiếm tới 69% tổng khối lượng gỗ súc nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng giá gỗ súc của Nga chỉ tăng 10,8%, mức thấp nhất so với các nước khác. Trong khi đó, giá gỗ loại này của Myanmar tăng tận 186,5%, lên bình quân 247,3 USD/m3 và được coi là mặt hàng tăng giá mạnh nhất bởi một phần do sự khan hiếm các loại gỗ xuất khẩu như gỗ tếch và padauk. Giá gỗ súc nhập khẩu của Trung Quốc từ Malaysia và Papua New Guinea tăng lần lượt 19% và 15%, trong khi gỗ súc của New Zealand cũng tăng gần 11%.



Nguồn tin: Vinanet

Báo cáo phân tích thị trường