Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Lạm phát tại châu Á có thể tăng theo giá gạo Thái Lan
17 | 08 | 2011
Bà Yingluck Shinawatra, trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, với lời hứa sẽ thúc đẩy thu nhập vùng nông thôn nhờ tăng giá gạo. Phần còn lại của châu Á có thể sẽ trở thành người chi trả tổn thất cho chiến dịch này của bà.

Bà Yingluck cho biết chính phủ nước này sẽ thu mua thóc chưa xay xát từ nông dân với mức giá 15 ngàn Bath/ tấn, tương đương 502 USD/tấn, cho vụ thu hoạch tháng 11, cao hơn mức giá 9.900 Bath/tấn trên thị trường hiện nay. Việc Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có thể tăng giá gạo thu mua nội đia, có thể đẩy làn sóng tăng giá khắp châu Á, khu vực tiêu thụ đến 87% lượng tiêu thụ gạo toàn cầu. Nhã lãnh đạo mới của Thái Lan đã công bố chính sách kinh tế của mình trong cuộc họp quốc hội Thái Lan ngày 16/8 và lên lịch trình công bố công khai vào ngày 24/8.

Theo Chua Hak Bin, nhà kinh tế học thuộc Merrill Lynch, nhận định giá gạo cao sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát tại châu Á, khi mà mức lạm phát tại hầu hết các nước đã chạm đến gần ngưỡng mục tiêu do ngân hàng trung ương các nước ước tính.

Các chính sách thúc đẩy tiêu dùng tại Thái Lan đặt rủi ro lên chính sách tiền tệ toàn châu Á, do chi phí thực phẩm tăng làm tăng áp lực phải tăng lãi suất, trong khi các chính phủ châu Á đang theo đuổi mục tiêu tăng trưởng chậm lại để kiềm chế lạm phát. Hàn Quốc, Malaysia và Philippine cho biết sẽ không thay đổi lãi suất trong những tuần qua; trong khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan vừa tăng lãi suất trong tháng 7 để làm dịu lạm phát.

Thực phẩm chiếm đến hơn 30% trong chỉ số lạm phát trung bình tại châu Á, theo tính toán của Rabobank. Tỷ trọng của gạo trong gói hàng hoá tính chỉ số giá tiêu dùng tại Philippines là 9,4%, tại Indonesia là 4,7% và tại Thái Lan là 2,9%.

Các loại gia vị

Sự ưa thích một số loại thực phẩm truyền thống trong ẩm thực châu Á – từ thịt lợn tại Trung Quốc đến hành tại Ấn Độ và ớt tại Indonesia – khiến các ngân hàng trung ương châu Á phải vật lộn với việc tăng giá thực phẩm. Thực đơn đa dạng hơn và sức mưa đối với hàng hoá phi thực phẩm lớn hơn đã giúp các nước phát triển ít tổn thương hơn khi giá thực phẩm tăng.

Lạm phát tại ít nhất 10 nền kinh tế châu Á đã tăng cao hơn mức trung bình 10 năm và đã vượt qua mức lạm phát mục tiêu của các chính phủ. Các ngân hàng trung ương châu Á đã nâng lãi suất 44 lần kể từ tháng 3/2010 để kiềm chế lạm phát và bất ổn kinh tế toàn cầu làm gia tăng rủi ro.

Biến động giá mạnh

Các nhà làm luật của Ngân hàng Thái Lan sẽ nhóm họp vào ngày 24/8 để quyết định mức lãi suất, sau khi tăng giá 8 lần trong vòng 13 tháng qua. Ngân hàng trung ương Sri Lanka sẽ thông báo quyết định lãi suất vào 19/8. Ngân hàng Negara Malaysia đã tăng lãi suất trong tháng 5, lần đầu tiên trong năm nay sau khi tăng lãi suất 3 lần trong năm 2010.

Gạo, loại thực phẩm tiêu dùng chính của khoảng hơn một nửa dân số toàn cầu, đã tăng giá 55% trong năm nay. Giá thực phẩm toàn cầu đang tiệm cận ngưỡng kỷ lục của năm 2008 và giá sẽ tiếp tục biến động mạnh trong những tháng tới.

Giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã tăng 24% trong năm qua, lên mức 567 USD/tấn trong tuần kết thúc vào ngày 3/8. Theo khảo sát của Bloomberg, đến cuối năm, giá gạo có thể chạm ngưỡng 700 USD/tấn.

Bạo động vì thực phẩm

Chính phủ Thái đã thu mua gạo với giá cao hơn giá thị trường vào năm 2008 để thúc đẩy thu nhập và trong năm này, chính phủ nước này đã thu mua 5,4 triệu tấn gạo từ 700 ngàn nông dân. Giá gạo nội địa Thái Lan đã tăng lên mức kỷ lục 17.000 Bath/tấn vào tháng 4/2008 và giá gạo xuất khẩu đạt mức cao chưa từng thấy 1.038 USD/tấn sau khi Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam hạn chế xuất khẩu, làm dấy lên cuộc bạo động vì thực phẩm ở một loạt quốc gia, từ Haiti đến Ai Cập.

Đảng Pheu Thai của bà Yingluck đã giành được 264 ghế trong quốc hội trong cuộc bỏ phiếu ngày 3/7 và thành lập liên minh bầu chọn bà làm người lãnh đạo trong tháng 8. Thủ tướng  mới của Thái Lan hứa giảm thuế, xây dựng đường sắt, cung cấp máy tính miễn phí cho sinh viên để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đảng của bà cũng cam kết tăng lương hàng ngày tối thiểu lên mức 300 Bath, gần gấp đôi so với mức hiện tại ở một số khu vực của nước này.

Các chính sách của chính phủ mới sẽ tập trung vào thúc đẩy thu nhập và cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, lãnh đạo nước này không muốn lạm phát tăng cao.

Các chính sách kích thích kinh tế

Các chính sách kinh tế của chính phủ mới, như tăng lương tối thiểu, có thể làm tăng áp lực lạm phát và đẩy ngân hàng trung ương nước này phải tăng lãi suất nhiều hơn dự đoán. Thậm chí, nếu chính phủ chỉ cần nâng lương tối thiểu tại một tỉnh của nước này thì có thể đẩy lạm phát lên mức 5% trong năm tới.

Ngân hàng Thái Lan vừa phát tín hiệu cho thấy có thể tăng lãi suất. Lạm phát tại nước này đã vượt 4% trong tháng thứ tư liên tiếp vào tháng 7, chủ yếu do giá gạo, thịt lợn, nhiên liệu và điện tăng cao.

Kim Dung AGROINFO

Theo Bloomberg


Báo cáo phân tích thị trường