Nhiều khả năng nước này sẽ phải tiếp tục tăng cường nhập khẩu đường, và giá đường nhập khẩu cao sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lạm phát đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 3 năm qua.
Theo Liu Qingli, một nhà phân tích tại GF Futures Co., hiện Trung Quốc đang trong mùa tiêu thụ cao điểm và nhu cầu đường của khu vực thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo tăng nhanh chóng. Trung Quốc đang ở trong tình trạng khá kỳ quặc, khi chính phủ càng bán nhiều đường, giá đường càng tăng cao.
Giá đường thô tại New York đã tăng 45% trong năm 2010, chủ yếu do những lo ngại về tình hình sản xuất tại Brazil, nhà xuất khẩu chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, và nguồn cung căng thẳng tại Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã phải bán đường và ngô từ kho dự trữ quốc gia để làm dịu lạm phát. Lạm phát tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong tháng 7 kể từ năm 2008.
Theo Liu, thâm hụt cung – cầu đường nội địa Trung Quốc lên đến hơn 2 triệu tấn do sản lượng đường nội địa của nước này giảm trong năm thứ 3 liên tiếp. Việc canh tác mùa vụ mới có thể bị chậm trong năm nay do tăng trưởng sản xuất ở mức thấp tại khu vực tự trị Choang Quảng Tây bởi nhiệt độ thấp và thời tiết khô hanh. Mùa canh tác chậm trễ có thể càng làm bùng lên sự căng thẳng nguồn cung trên thị trường.
Trung Quốc đang phải vật lộn để tăng diện tích trồng múa do quỹ đất hạn chế và chi phí lao động ngày càng tăng. 13 tỉnh của nước này đã tăng lương tối thiểu trong quý đầu năm 2011, với mức tăng trung bình 21%.
Lượng dự trữ đường tinh sẵn sàng giao hàng trong các nhà kho trên Sàn giao dịch hàng hoá Trịnh Châu đã giảm xuống mức khoảng 1/10 mức trung bình năm ngoái, càng cho thấy tình trạng căng thẳng nguồn cung và dữ trữ thấp tại nước này.
Chính phủ Trung Quốc đã bán ra 1,48 triệu tấn đường trong rải rác 7 phiên bán đấu giá. Khoảng 200 ngàn tấn nữa sẽ tiếp tục được bán đấu giá trong phiên ngày 22/8, phiên đấu giá thứ 2 trong tháng 8 và phiên thứ 8 trong niên vụ đường 2010 – 2011.
Giá đường trung bình đã vượt 7.700 NDT/tấn, tương đương 1.205 USD/tấn trong phiên đấu giá trước vào ngày 5/8. Nếu vụ mía đường mới bị dời lại đến cuối tháng 11, Trung Quốc sẽ phải dựa vào nguồn dự trữ quốc gia và nguồn cung đường từ củ cải, với lượng khá hạn chế, trong thời gian tháng 10 – 11.
Kim Dung AGROINFO
Theo China Daily