Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tuần 15 – 19/8: Vàng, cà phê, đường và hạt tiêu tăng giá mạnh
22 | 08 | 2011
Thị trường hàng hoá trong nước và thế giới vừa trải qua tuần biến động cực mạnh, chi phối bởi nỗi lo về thể trạng kinh tế toàn cầu và các yếu tố nguồn cung

Tóm tắt

  • Giá vàng tăng 6,3%, lập kỷ lục 1.881,4 USD/ounce trên thế giới và 47,4 triệu đồng/lượng ở trong nước.
  • Giá bạc tăng 8,5% lên mức cao nhất từ cuối tháng 4.
  • Giá đường tăng 11% -tuần tăng mạnh nhất kể từ 7/7.
  • Giá cà phê vượt 50 triệuđồng/tấn lần đầu tiên trong hơn 2 tháng.
  • Giá dầu thô mất gần 4%.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng có hai phiên lập kỷ lục liên tiếp, tăng tổng cộng 6,3% trong tuần lên 1.852 USD/ounce, bởi nhu cầu đầu tư an toàn trong bối cảnh kinh tế thế giới, Mỹ và Trung Quốc bị hạtriển vọng tăng trưởng. Cho đến nay, vàng kỳ hạn đang giữ kỷ lục 1.881,4 USD/ounce và vàng giao ngay là 1.877 USD/ounce.

Ở trong nước, giá vàng tuần qua tăng tổng cộng 2,6 triệu đồng/lượng và thiết lập kỷ lục cao 47,4 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho rằng, kim loại quý này sẽ tăng tiếp trong tuần này và mức 50 triệu đồng/lượng là hoàn toàn lạc quan, trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều rủi ro.

Giá bạc cũng tăng tới 8,5% trong tuần qua, theo xu hướng của giá vàng và nhu cầu mạnh ở Ấn Độ. Hiện giá bạc đang ở trên 42 USD/ounce – cao nhất kể từ cuối tháng 4 năm nay, thời điểm kim loại trắng lên mức cao nhất của 31 năm ở gần 50 USD/ounce.

Trên thị trường nông sản, mối quan tâm nguồn cung đã giúp nhiều mặt hàng vượt qua nỗi lo triển vọng nhu cầu vì kinh tế suy yếu.

Đường vừa trải qua tuần tăng mạnh nhất trong 7 tuần với 11% do sản lượng mía ở khu vực miền Nam Braxin sụt giảm mạnh do sương giá. Braxin hiện là nước sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới.

Thông tin nguồn cung thắt chặt đúng lúc nhu cầu đường mạnh từcác nước Hồi giáo phục vụ cho mùa ăn chay, và khả năng Ấn Độ - nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới - sớm phải nhập khẩu ròng đường do cung không theo kịp cầu, cũng góp phần đẩy tăng giá đường.

Giá cà phê thế giới cũng có tuần thắng lợi, với mức tăng 20 USD/tấn cà phê robusta và 26 cent/lb cà phê arabica, lên mức cao nhất của 4 tuần và 6 tuần trở lại đây. Giá tăng do nỗi lo cung yếu từ Việt Nam, Colombia, Ấn Độ và Indonesia do thời tiết xấu và sâu bệnh hại cây trồng.

Chốt tuần qua, cà phê robusta ở 2.300 USD/tấn và cà phê arabica là 2,669 USD/lb.

Cà phê trong nước cũng đã vượt 50 triệu đồng/tấn lần đầu tiên trong hơn 2 tháng, theo giá thế giới và nguồn hàng dự trữ cạn kiệt. Giá từng lập kỷ lục 52,3 triệu đồng/tấn trong tuần đầu tháng 6.

Thị trường hạt tiêu trong khi đó nóng hơn nhiều với giá liên tục lập các kỷ lục vì nhu cầu cao và giá tăng mạnh trên thị trường kỳ hạn Ấn Độ. Hiện tiêu đen xô ở Bà Rịa Vũng Tàu đã lên tới 124 – 128 nghìn đồng/kg, tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên cũng lên đến 123 –125 nghìn đồng/kg.

Trên các thị trường khác, chẳng hạn như dầu mỏ, giá lại rớt thê thảm tuần qua vì triển vọng kinh tế yếu kém thúc đẩy hoạt động bán tháo. Giá dầu WTI tại New York mất 3,8% xuống còn 82,41 USD/thùng sau một loạt các dữliệu kinh tế xấu của Mỹ và việc Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 4,2% xuống 3,9%.

Theo Cafef



Báo cáo phân tích thị trường