Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường gạo châu Á tháng 9/2011 và dự báo
03 | 10 | 2011
Thị trường gạo thế giới tháng 9 sẽ tương đối trầm lắng chờ thời điểm chính phủ Thái Lan bắt đầu chương trình can thiệp đầy nghi ngờ, nếu không có sự tham gia xuất khẩu trở lại của Ấn Độ.

Tuần đầu tháng 9, giá gạo Thái Lan tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 3 năm nay, nhu cầu bốc xếp lớn cho các đơn đặt hàng từ Nigeria, và kỳ vọng vào chương trình can thiệp của chính phủ mới, trong khi gạo Việt Nam tiếp tục giảm trong bối cảnh nhu cầu thấp và hầu hết khách hàng chỉ đứng ngoài thị trường quan sát. Gạo 100% B của Thái hôm 7/9 tăng lên 640 USD/tấn, mức cao chưa từng có kể từ tháng 10/2008, từ mức 615 USD/tấn một tuần trước đó. Các nhà xuất khẩu buộc phải tăng giá chào bán bởi các nhà máy xay xát tăng giá”, và thêm rằng hầu hết các nhà máy trong nước găm hàng lại chờ đến khi chính phủ mới thực hiện chương trình can thiệp như đã hứa, bắt đầu từ tháng 10.

Nhưng việc Ấn Độ thông báo cho phép xuất khẩu 2 triệu tấn gạo phi – basmati khiến thị trường đột ngột đảo chiều giảm giá, sau mấy tháng căng thẳng bởi tin chính phủ Thái Lan sẽ mua lúa của dân với giá cao gần gấp đôi giá thị trường.

Đầu tháng 9, một công ty thương mại hàng đầu của Ấn đã bán gạo phi-basmati với giá chỉ 470 USD/tấn, thấp hơn khoảng 100 USD/tấn so với giá gạo cùng loại của Thái Lan và cũng thấp hơn cả giá gạo Việt Nam.

Ngay lập tức, các khách hàng chuyển hướng sang nguồn cung Ấn Độ, và gạo Thái Lan và Việt Nam đột ngột giảm sau nhiều tuần tăng nóng.

Dao động mạnh trong 2 tuần giữa tháng, gạo châu Á tăng giá khá mạnh trở lại vào tuần cuối tháng 9 khi thời điểm chính phủ mới của Thái lan thực hiện chương trình thu mua can thiệp đến gần sát.

Chỉ một tuần cuối tháng 9, giá chào bán gạo Thái tăng tới 11% khi các nhà kinh doanh giữ hàng lại, trong gạo Việt Nam tăng 3% bởi lượng tồn kho còn ít và chi phí sản xuất gia tăng.

Tại Thái lan, người có lúa không muốn bán ra vì thời điểm chính phủ thu mua đang tới rất gần. Các nhà xuất khẩu Thái đều tin rằng giá gạo của họ sẽ tăng vào tháng 10. Các nước nhập khẩu cũng dừng mua gạo Thái. Lũ lụt càng khiến thị trường gạo nóng thêm, bởi ngay cả người tiêu dùng cũng gia tăng mua gạo dự trữ. Mưa lớn triền miên ở nhiều khu vực của Thái từ giữa tháng 7, trong đó có cả những vùng trồng lúa lớn. Đã có ít nhất 166 người chết do lũ, và nhiều diện tích lúa bị mất trắng. Nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này dự kiến sẽ bắt đầu thu hoạch vụ lúa chính từ đầu tháng 10, sớm hơn so với lệ thường, và sản lượng dự báo sẽ tăng lên 24,5 triệu tấn từ mức 24 triệu tấn năm ngoái, nhưng thấp hơn mức 25,1 triệu tấn dự báo ban đầu, do ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Tại Việt Nam, giá lúa gạo tiếp tục tăng bởi lũ lụt làm gia tăng chi phí trong khi nhu cầu bốc xếp cao và lượng tồn kho còn ít. Vụ thu hoạch lúa hè-thu đã két thúc. Lũ ở ĐBSCL đang lên nhanh, khiến chi phí phơi sấy và vận chuyển gia tăng.

Dự báo giá gạo châu Á sẽ tăng vào tuần đầu tháng 10 – trước thời điểm chính phủ Thái bắt đầu can thiệp. Tuy nhiên thị trường tuần tới sẽ trầm lắng bởi ai cũng chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra khi chính phủ Thái thực hiện lời hứa.

Với giá thu mua như chính phủ Thái đã hứa thì giá gạo Thái sẽ lên tới 870 USD/tấn. Tuy nhiên, giới kinh doanh gạo Thái Lan vẫn tỏ ra nghi ngờ về chương trình này.

Trên lý thuyết thì khi chính phủ thực hiện kế hoạch thu mua, giá gạo xuất khẩu của Thái sẽ tăng lên trên 800 USD/tấn, song nhiều thương gia Thái Lan tin rằng họ sẽ có thể tìm được những nguồn hàng rẻ hơn từ các nhà xuất khẩu – những người đã mua từ trước khi giá tăng và sẽ có thể bán với giá mềm hơn nhiều so với giá thu mua của chính phủ.

Ngoại trừ Thái lan, giá gạo các xuất xứ châu Á khác sẽ không biến động nhiều trong tháng tới, bởi thị trường thế giới từ nay đã có thêm nguồn cung từ Ấn Độ, trong khi nhu cầu của các nước nhập khẩu cho năm 2011 đã tương đối ổn. Nguồn cung 2 triệu tấn từ Ấn Độ dư sức đáp ứng nhu cầu của khách hàng thế giới từ nay tới cuối năm.

Một yếu tố nữa có thể tác động tới giá gạo châu Á là thời tiết. Hiện liên tiếp 3 cơn bão quét từ Philippine qua Việt Nam. Điều này sẽ khiến giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng tới gần giữa tháng 10. Nguyên nhân chủ yếu do việc vận chuyển và phơi sấy gặp khó khăn, chứ mức độ ảnh hưởng tới sản lượng không quá lớn để tác động lâu dài tới giá. Sau khi hời tiết ở Đông Nam Á tốt lên, thị trường gạo sẽ ổn định trở lại.

Một số thông tin liên quan:

* Tháng 9 các nhà xuất khẩu Thái Lan bận rộn với việc thực hiện hợp đồng xuất 100.000 tấn sang Nigeria, trong khi các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng bận rộn với hợp đồng 100.000 tấn ký với Malaysia. Tháng 9 Việt Nam ký được hợp đồng xuất khẩu 400.000 tấn gạo 15% cho Cơ quan Hậu cần Indonesia (Bulog), kỳ hạn giao 3 tháng cuối năm 2011, và cũng

* Hạn hán từ đầu năm tới nay đã ảnh hưởng tới 95,891 héc ta đất trồng lúa của Indonesia, trong đó 3.713 héc ta phải bỏ trồng. Bulog có kế hoạch dự trữ 1,5 triệu tấn gạo vào cuối năm nay. Sản xuất trong nước không thuận lợi nên Bulog đang phải tăng cường nhập khẩu.

* Chính phủ Thái Lan sẽ thực hiện chương trình can thiệp mua lúa của dân để tăng thu nhập cho họ, với mức giá thu mua lúa lên tới 15.000 baht/tấn, bắt đầu từ ngày 7/10 và kéo dài tới cuối tháng 2 năm sau. Mức giá thu mua đó cao gần gấp đôi so với giá thị trường hiện nay. Chính phủ Thái Lan tuyên bố sẵn sàng từ bỏ danh hiệu nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới vì lợi ích của người nông dân. Triển vọng đó khiến giá lúa gạo tăng trên toàn châu Á và gây lo ngại rằng có thể thổi bùng thêm lạm phát.

* Theo ông Sarunyu Jeamsinkul, Phó giám đốc điều hành hãng xuất khẩu gạo lớn nhất Thái Lan là Asia Golden Rice, nhận định, kế hoạch hỗ trợ giá gạo của Chính phủ Thái Lan có thể làm giá gạo xuất khẩu của nước này tăng chừng 20%, đồng thời làm co hẹp thị phần của nước này trên thị trường gạo toàn cầu. Các chuyên gia tính toán rằng lượng giảm xuất khẩu từ Thái Lan sẽ vào khoảng 2 triệu tấn – đúng bằng lượng gạo Ấn Độ vừa quyết định xuất khẩu.

Mặc dù lũ lụt song Thái lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ sản xuất 25,1 triệu tấn lúa trong vụ chính niên vụ 2011/12, sẽ bắt đầu thu hoạch từ cuối tháng 10, tăng so với 24 triệu tấn cùng vụ năm ngoái. Mục tiêu của Thái là xuất khẩu trên 10 triệu tấn gạo trong năm nay, từ mức 9 triệu tấn năm ngoái.

*Sản lượng gạo Ấn Độ niên vụ 2011/12 có thể đạt 102 triệu tấn, vượt kỷ lục 84,9 triệu tấn đạt được trong vụ 2008/09.

*Sản lượng lúa Việt Nam năm nay dự kiến đạt kỷ lục 42 triệu tấn, tăng khoảng 5% so với năm ngoái, theo tin từ Bộ Nông nghiệp. Đây sẽ là cơ sở để nâng xuất khẩu lên 7 triệu tấn gạo. Tính tới nay, các nhà xuất khẩu đã ký hợp đồng hơn 6,8 triệu tấn, trong đó khoảng 6 triệu tấn đã xuất đi.

Tại Đại hội lần thứ 7 diễn ra ở Cần Thơ hôm 6/9, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết mục tiêu xuất khẩu gạo hàng năm trong giai đoạn 2012-2015 sẽ là 6 triệu tấn/năm, và khẳng định Việt Nam sẽ thực hiện những biện pháp để đảm bảo xuất khẩu gạo hiệu quả, bao gồm cải thiện chất lượng hạt giống; thiết lập các vùng nguyên liệu chất lượng cao; xây dựng thương hiệu và đa dạng hóa các sản phẩm gạo để đáp ứng nhu cầu thị trường.

* Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2011/12 được Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo là sẽ đạt kỷ lục 458,4 triệu tấn, nhờ tăng mạnh ở Trung Quốc, Philippine và Mỹ. Đó sẽ là năm thứ 2 nguồn cung cao kỷ lục, vượt nhu cầu, và sẽ kéo dự trữ cuối vụ tăng lên mức cao nhất trong vòng 9 năm.

Giá gạo thế giới

Loại/xuất xứ

30/9

Giá 22/9

Giá 14/9

Giá 7/9/2011

Giá 31/8/2011

Thái Lan

 

 

 

 

 

100% B

620-660

595

600

640

615

Việt Nam

 

 

 

 

 

5% tấm

560-570

545-550

545-550

550-580

560-565

25% tấm

510-515

500

500

510-520

525-530

Ấn Độ

 

 

 

 

 

phi - basmati

470

470

470

 

 

 Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường