Một số người cho rằng hoạt động nuôi thả tôm gây ảnh hưởng đến môi trường quá nhiều và quyết định mới của chính phủ có thể giúp người nuôi tôm duy trì được hoạt động sản xuất.
Từ năm 1998, chính phủ nước này đã chỉ đạo trực tiếp hạn chế độ mặn của nước tại vùng nuôi tôm, đề ra quy định về độ mặn cho phép trong nuôi thả và cấm hoạt động nuôi tôm tại các khu vực nước ngọt.
Vào tháng 7, Ủy ban chính sách nghề cá Thái Lan đã phê duyệt dự thảo của Cơ quan Thủy sản nước này về việc rà soát phân loại các khu vực nước ngọt, có thể cho phép sử dụng các biện pháp nuôi thả có mức mặn thấp, bao gồm cả cho nuôi thả tôm thẻ chân trắng tại các khu vực này.
Sompop Rungsupa, một nhà nghiên cứu tại Đại học Chulalongkorn cho biết đây là một nhu cầu hết sức cấp bách do nhiều vùng nước nội địa đã có độ mặn cao, gây xâm mặn đất và nước.
Sau khi chính phủ tạo lập được bản đồ vùng nước, các nhà chức trách địa phương có thể ra quyết định tốt hơn về khu vực sẽ chịu sự chi phối của quy định từ năm 1998 về việc cấm nuôi trồng thủy sản với mức mặn cao hơn 2,5 ppt.
Ông Sompop đang lãnh đạo một nhóm nghiên cứu về môi trường, cũng như những ảnh hưởng kinh tế - xã hội của các nông trai nuôi tôm thẻ tại các vùng nước nội địa. Cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nuôi tại Thái Lan ở các tỉnh miền Trung hàng thập kỷ qua nhưng chỉ gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng mới được xúc tiến tại Kalasin và Roit Et, là những vùng nước xâm mặn sâu được dùng để làm hồ nuôi.
Một nghiên cứu của Cơ quan phát triển đất đai ước tính rằng chi phí cải tạo ao nuôi đã bị thoái hóa nghiêm trọng mất khoảng 788.9 – 946,7 USD/rai.
Hiện xuất khẩu tôm nuôi mang lại cho Thái Lan khoảng 2,5 – 3,2 tỷ USD hàng năm và nếu lệnh cấm ban hành năm 1998 được thực thi triệt để thì kim ngạch xuất khẩu có thể giảm 30%.
Kim Dung AGROINFO
Theo fis.com