Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giá gạo dự báo tăng từ việc trợ giá lúa của Thái Lan
05 | 10 | 2011
Một sự kiện đáng chú ý trên thị trường gạo trong quí 4 là việc chính phủ Thái Lan thực hiện cam kết trợ giá mua lúa của nông dân vào ngày 7-10. Cam kết này dù chưa thực hiện nhưng trong nhiều tháng qua cũng đã gây không ít biến động trên thị trường.

TBKTSG Online: Chỉ còn chưa đến 3 ngày, Chính phủ mới của Thái Lan sẽ thực hiện cam kết trợ giá lúa cho nông dân vốn gây nhiều tranh cãi. Ông có dự báo gì về những khả năng sẽ xảy ra với xuất khẩu gạo của Việt Nam?

Đối với thị trường Thái Lan, ngay cả khi Hiệp hội lương thực Việt Nam làm việc với hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan hồi giữa tháng 9, họ cũng không nói rõ việc thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân như thế nào. Biết là mua để trữ nhưng cũng không rõ cách thức thực hiện, mua bán, tồn kho bao nhiêu.

Chính sách mua lúa trực tiếp nông dân với giá khoảng 500 đô la Mỹ/tấn chắc chắn sẽ kéo giá gạo xuất khẩu thế giới lên. Tuy nhiên giá gạo Thái không thể đột ngột tăng vọt từ 500, 600 đô la Mỹ lên trên 800 đô la Mỹ/tấn mà sẽ tăng từ từ, theo lộ trình. Chúng tôi đánh giá chính sách này chỉ sẽ có lợi cho Việt Nam, vì chênh lệch với giá gạo Thái sẽ khiến khách hàng đổ dồn vào các nước xuất khẩu khác, đặc biệt là Việt Nam.

Giá gạo trong thời gian tới dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh, nên doanh nghiệp không phải gấp gáp ký hợp đồng mà chờ các diễn biến mới.

Vụ hè thu nông dân có lãi 80%
Theo VFA, giá lúa khô tiêu chuẩn xuất khẩu 9 tháng đầu năm đạt bình quân 6.114 đồng/kg, còn giá vụ hè thu hiện tăng đến gần 7.100 đồng/kg. Giá thành vụ hè thu do Bộ Tài chính công bố đạt trung bình 3.760 đồng/kg, như vậy nông dân có lãi tối đa 80%.

Bên cạnh đó, tình hình của Ấn Độ được đặc biệt chú ý, vì động thái xuất kho 2 triệu tấn gạo chủ yếu là gạo đồ, gạo trắng đã làm dịu giá gạo thị trường thế giới, vốn đã chực chờ tăng vọt sau khi chính phủ Thái Lan tuyên bố giữ vững chính sách hỗ trợ lúa gạo.

Ấn Độ là một nước có sản lượng lớn nên cần phải chú ý, nhưng vì họ cũng đặt nặng vấn đề an ninh lương thực trong nước nên khả năng mở kho tiếp tục xuất là khá ít. Mức giá họ chào bán hiện nay cũng khá thấp, dưới 500 đô la Mỹ/tấn gạo trắng nhưng đây chỉ là mức giá ban đầu để thu hút khách hàng, họ cũng không dại bán giá thấp lâu, chắc chắn về lâu về dài họ sẽ nâng giá lên bắt kịp với Việt Nam và Thái Lan.

Hiện nay Việt Nam đã ký với Indonesia hơn 1,7 triệu tấn, trong đó còn khoảng 500.000 tấn chưa giao. Indonesia dự kiến sẽ tiếp tục nhập trong đầu năm sau nhưng chỉ đến tháng 2 năm sau do từ lúc đó nước này sẽ bước vào vụ sản xuất chính, mọi việc nhập khẩu lương thực đều phải ngưng lại. Từ giữa năm đến cuối năm sau nước này sẽ nghiên cứu nhập tiếp.

Cùng với Việt Nam, Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm ngoái, cũng chịu nhiều thiệt hại từ các đợt bão vừa rồi, ông có đánh giá gì về khả năng họ sẽ tiếp tục nhập gạo Việt Nam?

Riêng Philippines qua 2 cơn bão lớn liên tiếp vừa qua có thể họ sẽ sớm nhập gạo của chúng ta hoặc Thái Lan. Có các lý do như sau: hệ thống kho bãi, hàng tồn kho của họ bị bão lũ nên ngập khá nghiêm trọng, chưa kể lúa của họ sắp thu hoạch cũng bị hư hại nặng.

Tình hình xuất khẩu gạo trong 9 tháng vừa qua như thế nào, thưa ông?

9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt kỷ lục mới trong 3 năm trở lại với 5,8 triệu tấn gạo các loại, trị giá 2,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,13% về lượng và tăng đến 24% về giá so với cùng kỳ.

Đi cùng với đó, thị trường cũng liên tục có nhiều biến động. “Thu hoạch nhanh, tiêu thụ nhanh, giá biến động nhanh, cạnh tranh quyết liệt” là những từ diễn tả những diễn biến trong thời gian qua và dự báo sắp tới, khi chính phủ Thái Lan thực hiện cam kết mua lúa gạo của nông dân. Chính vì vậy, những doanh nghiệp có uy tín, có hệ thống kho bãi, nhà máy xay xát… tốt sẽ có lợi nhuận.

Ngược lại, một số nhà xuất khẩu, chủ yếu là các doanh nghiệp cung ứng, mua đi bán lại mà không có kho bãi, không dự đoán được tốt thị trường thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong quí 3, chủ yếu là tháng 10, có một lượng hợp đồng tương đương 400.000 tấn bị hủy, không thực hiện được, chủ yếu là hợp đồng thương mại.

Theo yêu cầu của Chính phủ trong nghị định 109, doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng xuất khẩu khi có 50% chân hàng. Nhưng chúng tôi khuyến cáo doanh nghiệp hội viên chỉ được ký khi có 100% chân hàng. Sắp tới chúng tôi sẽ kết hợp với sở công thương các tỉnh để kiểm tra thực tế doanh nghiệp. Nếu không sẽ dễ xảy ra chuyện cứ ký đón trước rồi mới đổ xô đi mua, làm rối thị trường.

Trong buổi làm việc với Hiệp hội lương thực Việt Nam ngày 3-10 tại Kiên Giang, nhiều địa phương có diện tích trồng lúa lớn cũng thông báo sơ bộ về tình hình thiệt hại do bão lũ.

Cụ thể, Đồng Tháp có diện tích bị ngập do vỡ đê gần 2.000 héc ta. Trong khi đó ở An Giang, diện tích lúa bị ảnh hưởng do vỡ đê khoảng 4.000 héc ta trên tổng diện tích xuống giống 130.000 héc ta của tỉnh này nhưng do chủ yếu là lúa non mới bị ngập nên nhiều khả năng cứu lúa kịp thời.

Còn tỉnh Kiên Giang với diện tích lúa thu đông khoảng 53.000 héc ta phần lớn chưa bị ảnh hưởng bởi lũ.

  Theo TBKTSG



Báo cáo phân tích thị trường