Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trung Quốc chiếm 45% tỷ trọng phân bón nhập khẩu của Việt Nam
13 | 10 | 2011
Theo số liệu thống kê của TCHQ, 8 tháng đầu năm 2011 Việt Nam đã nhập khẩu 2,5 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 32,23% về lượng và tăng 66,16% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.

Trong đó, tháng 8 đã nhập 942 nghìn tấn, trị giá 147,5 triệu USD, tăng về lượng so với tháng liền kề trước (+151,1%) nhưng giảm về trị giá (giảm 14%) và tăng 199,07% về lượng và 34,15% về trị giá so với tháng 8/2010. 

 

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính mặt hàng phân bón của Việt Nam từ đầu năm cho đến nay. Tháng 8/2010, Việt Nam đã nhập khẩu 236,7 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 97,4 triệu USD tăng 47,49% về lượng và 88,94% về trị giá so với tháng 8/2010. Nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc 8 tháng đầu năm lên 1,1 triệu tấn chiếm 45,3% tỷ trọng, trị giá 452,6 triệu USD, tăng 45,4% về lượng và 86,37% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010.

 

Các chủng loại phân bón chính nhập khẩu về từ trung Quốc trong tháng 8 là: Phân DAP, Phân URE, phân đạm SA…. qua cửa khẩu chính Lào Cai.

 

Tham khảo giái nhập khẩu một số chủng loại phân bón từ thị trường Trung Quốc trong tháng 8/2011

 

Chủng loại

ĐVT

Đơn giá

Cảng, cửa khẩu

Phân bón Monopotassium phosphate (MKP)

kg

$1.44

Cảng Vict

Phân Đạm AmmoniClorua (NH4CL); N>=25%; Độ ẩm <=1%; Đóng bao 50kg/bao; (TQSX)

tấn

$169.32

Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai)

Đạm SA (NH4)2SO4 Amoniumsulphate (NH4)2SO4 N>=20.5%, mới 100%

tấn

$235.00

Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)

Phân Ammonium Sulfate (NH4)2SO4 hàm l­ợng N>=20,5% ; S>=24% hàng dạng mịn mới 100% đóng bao 50kg/bao

tấn

$300.00

Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai)

Phân đạm Urea công thức hóa học (NH2)2CO thành phần Nito>=46% hàng đ­ợc đóng đồng nhất trong bao bì PP 50Kg/bao nhãn hiệu chữ Trung Quốc

tấn

$445.00

Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)

Phân MAP ( Mono Ammonium Phosphate ), N >= 10%, P2O5 >= 50%. Đóng bao 50 kg/bao. Do TQSX

tấn

$579.66

Cửa khẩu Bát Sát (Lao Cai)

Phân bón DAP - N 16% min ; P2O5 44% min - 50kg/bao - TQSX

tấn

$593.00

Cửa khẩu Lao Cai (Lao Cai)

 

Đứng thứ hai sau thị trường Trung quốc là Phlippine với kim ngạch nhập 201,3 nghìn tấn, trị giá 94,6 triệu USD tăng 80,63% về lượng và 143,28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010. Tuy đứng thứ hai, nhưng thị trường này lại có sự tăng trưởng vượt bậc so với các thị trường khác.

 

Ngoài hai thị trường chính kể trên, trong 8 tháng đầu năm 2011, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác nữa như Nhật Bản, Canada, Nga, Hàn quốc… với lần lượt 155,8 nghìn tấn; 141,4 nghìn tấn và 58,9 nghìn tấn… đạt kim ngạch lần lượt 32,7 triệuUSSD; 66,4 triệu USD, 29,6 triệu USD và 19 triệu USD.

 

Thị trường nhập khẩu phân bón tháng 8, 8 tháng năm 2011

 

 Thị trường

 

KNNK 8T/2011

KNNK 8T/2010

% tăng giảm so với cùng kỳ

lượng (tấn)

trị giá

(USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Kim ngạch

2.567.399

1.035.279.067

1.941.640

623.052.972

32,23

66,16

Trung Quốc

1.163.880

452.667.470

800478

242884702

45,40

86,37

Philippin

201.320

94.621.219

111.455

38.893.388

80,63

143,28

Nhật Bản

155.880

32.737.987

130.234

18.515.245

19,69

76,82

Canada

141.449

66.480.614

94.311

39.363.884

49,98

68,89

Nga

67.230

29.690.515

283.632

97.200.234

-76,30

-69,45

Hàn Quốc

58.922

19.015.216

81.087

21.402.424

-27,33

-11,15

Đài Loan

58.687

14.997.968

43.205

7.737.299

35,83

93,84

Malaixia

25.700

10.398.257

54.719

16.410.127

-53,03

-36,64

Nauy

20.275

10.349.283

19.495

8.345.086

4,00

24,02

Bỉ

8.270

4.831.958

4.589

2.529.526

80,21

91,02

Hoa Kỳ

4.419

3.690.926

7.988

5.471.544

-44,68

-32,54

Thái Lan

2.223

1.307.174

2.636

1.547.548

-15,67

-15,53

Ấn Độ

1.198

3.779.678

4.090

3.429.004

-70,71

10,23

 

Trong tuần cuối tháng 8, Đạm Phú Mỹ đã điều chỉnh tăng giá bán (tăng 500 đồng/kg), Phân bón Bình Điền cũng điều chỉnh tăng giá bán NPK nên giá phân bón trên thị trường nói chung đã tăng khoảng 300 – 500 đồng/kg. Hiện giá phân bón trên thị trường phổ biến ở mức: Urea có giá từ 9.800 – 11.000 đồng/kg; DAP 14.000 – 16.500 đồng/kg; Kali 10.000 – 12.000 đồng/kg; NPK 13.000 – 13.500 đồng/kg.

 

Tuy nhiên bước sang đầu tháng 9/2011, sau khi có thông báo về việc ổn định sản xuất, tăng cường nhập khẩu đáp ứng nhu cầu vụ Đông Xuân, Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (DPM) đã tăng giá phân bón thêm 700 đồng/kg. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1 - 9, giá đạm Urea DPM ở mức 11.000 đồng/kg. Như vậy tính từ tháng 2/2011 đến nay, giá đạm Urea của DPM đã tăng tổng cộng 2.800 đồng/kg (tương đương 34%). Trong thời gian tới, dự báo giá phân đạm trên thị trường thế giới tiếp tục diễn biến khó lường sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước vì Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần một nửa phân đạm Urea. Dự báo, trong thời gian tới, nhu cầu phân bón sẽ tăng mạnh để bón cho vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc, vụ Thu Đông và bắt đầu chuẩn bị cho vụ Đông Xuân ở các tỉnh phía Nam, bón đợt 3 ở các vùng trồng cây công nghiệp (Tây Nguyên) nên giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng.

 

Theo đó, để đảm bảo nguồn cung đáp ứng cho nhu cầu vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần duy trì sản xuất ở mức cao nhất để cung ứng tối đa sản phẩm đến tay bà con nông dân; tích cực tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu đảm bảo chất lượng, có giá tốt nhất để bổ sung cho nguồn cung trong nước; triển khai thực hiện linh hoạt điều chuyển hàng đến các vùng miền, tăng khả năng cung ứng tại chỗ, can thiệp nhanh khi phát sinh nhu cầu cục bộ tại từng khu vực.

 

Bên cạnh đó trong tháng 8 vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra chỉ thị yêu cầu các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm, đây sẽ là một trong những yếu tố tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu phân bón của nước ta trong những tháng cuối năm. Do giá phân bón trên thế giới vẫn ở mức cao, trong khi đó thời điểm cuối năm nay nước ta sẽ có thêm hai nhà máy sản xuất phân đạm mới ở Cà Mau và Ninh Thuận đi vào hoạt động; nếu chạy hết công suất thì sản lượng phân đạm của cả nước trong năm 2012 sẽ vào khoảng 2,34 triệu tấn (trong khi đó nhu cầu tiêu thụ chỉ quanh mức 2 triệu tấn). Như vậy, nguồn cung trong cuối năm 2011 và đầu năm sau coi như sẽ tạm đủ, sẽ không dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Do đó, nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong 4 tháng cuối năm nay dao động trong khoảng 300 nghìn tấn/ tháng (chủ yếu để dự trữ cho vụ năm sau.)

 

 Theo Vinanet



Báo cáo phân tích thị trường