Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tâm lý giá xuống đẩy thị trường hạt tiêu giảm sâu
08 | 11 | 2011
Thị trường hạt tiêu tương lai Ấn Độ đang bị tâm lý giá xuống chi phối mạnh mẽ , khiến giá giảm sâu.

Chênh lệch giá giữa giá giao tháng 11 và tháng 12 đã đẩy các nhà đầu tư bán hợp đồng tháng 11 và chuyển sang giao dịch kỳ hạn tháng 12, cũng góp phần dẫn đến tâm lý giá xuống trên thị trường. Chịu ảnh hưởng bởi khuynh hướng giảm giá trên thị trường tương lai Ấn Độ, giá hạt tiêu từ Việt Nam cũng bắt đầu cho thấy khuynh hướng giảm. Nhưng các nhà cung cấp Việt Nam cũng đang chào bán hạt tiêu đen FAQ 500 GL và 550 GL ở mức giá rẻ hơn.

Từ khi thị trường châu Âu đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về nợ, những người mua tại châu Âu đã tìm kiếm nguồn hạt tiêu giá rẻ từ Việt Nam và một số người bán Việt Nam đã thu được lợi nhuận lớn khi quyết định bán hạt tiêu.

Những người mua quốc tế, được cho là đã mua được nguồn hạt tiêu Việt Nam giá rẻ, cũng được cho là một trong những nhân tố tạo tâm lý giá xuống trên thị trường Ấn Độ. Những nhà giao dịch này có thể lựa chọn mua hạt tiêu chất lượng thấp hơn tại Ấn Độ hoặc gây áp lực lên thị trường Việt Nam bằng cách đẩy giá hạt tiêu trên thị trường Ấn Độ xuống.

Trong khi đó, trên thị trường Ấn độ, nguồn hạt tiêu sẵn có chủ yếu chỉ còn trên sàn giao dịch và ngày đáo hạn hợp đồng giao dịch trên thị trường cũng như hạt tiêu giao tại cửa trại sắp đến gần.

Trên thị trường giao ngay, với mức giá hiện tại, thị trường không có người bán do hạt tiêu thực đang nằm trong tay nông dân, những người có khả năng giữ hạt tiêu trong dài hạn. Tương tự, những nhà giao dịch trên thị trường sơ cấp cũng không có động lực bán. Do đó, không có áp lực bán trên thị trường giao ngay. Khuynh hướng giảm giá trong vài tuần gần đây cũng đẩy người mua ra khỏi thị trường do họ hy vọng giá sẽ tiếp tục giảm.

Trên thị tế, sự giảm giá trên thị trường tương lai đã đẩy giá của hạt tiêu Asta  Malabar Garbled 1 trở thành mặt hàng hạt tiêu cạnh tranh nhất trên thị trường thế giới, ở mức 7.200 – 7.250 USD/tấn (c&f) tại châu Âu và 7.500 – 7.550 USD/tấn (c&f) tại Mỹ. Một số người mua từ các thị trường khác cũng quan tâm đến hạt tiêu Ấn Độ. Trong khi đó, giá hạt tiêu Indonesia và Brazil lại không chịu ảnh hưởng nhiều bởi khuynh hướng giảm giá trên thị trường tương lai Ấn Độ như Việt Nam.

Gió mùa đông bắc đã bắt đầu thổi đến các khu vực trồng hạt tiêu và có thể làm chậm thu hoạch hạt tiêu tại một số bang miền Nam Kerala, nơi thường có nguồn hạt tiêu cho thị trường sớm nhất. Những người trồng hạt tiêu tại đây cũng lo lắng cho tình trạng giá giảm liên tục, bất chấp giá trên thị trường thế giới vẫn vững.

Giá hạt tiêu giao tháng 11, 12 và 1 trên thị trường NCDEX giảm 1.250 Rs, 945 Rs và 735 Rs, lần lượt xuống mức 32.625 Rs/quintal, 33.365 Rs/quintal và 33.880 Rs/quintal.

Giá trên thị trường giao ngay giảm 600 Rs, chịu ảnh hưởng của diễn biến giá trên thị trường tương lai, xuống mức 32.200 Rs/quintal cho hạt tiêu chưa loại và 33.700 Rs/quintal cho hạt tiêu loại 1.

Khuynh hướng thị trường quốc tế

Theo IPC, thị trường hạt tiêu đen đang cho thấy khuynh hướng giảm giá ở hầu hết các nhà cung cấp.

Tại Ấn Độ, giao dịch đình trệ qua lượng giao dịch trên Sàn giao dịch. Cả giá hạt tiêu nội địa tại Kochi và giá xuất khẩu fob chào bán đều giảm. Giá hạt tiêu chưa loại Malabar giảm từ mức 33.300 Rs/tạ xuống mức 32.200 Rs/tạ trong tuần trước. Tính theo đồng USD, giá hạt tiêu trên thị trường nội địa Ấn Độ tăng do đồng Rupee mạnh lên so với đồng USD.

Trên thị trường nội địa Việt Nam và Lampung, Indonesia, giá cũng giảm đến 4% trong tuần qua. Tại Brazil và Sarawak, Malaysia, giá hạt tiêu nội địa giảm lần lượt 3% và 2%. Trong khi đó, giá hạt tiêu nội địa Sri Lanka lại tăng nhẹ.

Thị trường hạt tiêu trắng

Thị trường hạt tiêu trắng cũng nằm trong khuynh hướng giảm giá. Tại Bangka, giá hạt tiêu trắng giảm 1%. Tại Việt Nam, giá hạt tiêu trắng nội địa giảm 2% nhưng giá chào bán xuất khẩu fob giữ ổn định. Giá hạt tiêu trắng Sarawak cũng giảm nhẹ.

Nhập khẩu hạt tiêu của Đức

Trong 8 tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Đức đạt 16.583 tấn; trong đó 15.469 tấn tiêu nguyên hạt và 1.117 tấn tiêu xay), giảm 12% so với cùng kỳ năm 2010. Trong 8 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu đạt 18.915 tấn; trong đó 17.829 tấn tiêu nguyên hạt và 1.088 tấn tiêu xay.

Tuy nhiên, nhập khẩu hạt tiêu xay đã tăng 2%. Đức chủ yếu nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu đạt 7.816 tấn tiêu nguyên hạt (chiếm 51% tổng kim ngạch nhập khẩu) trong 8 tháng đầu năm 2011. Theo sau là Brazil và Indonesia, với lượng nhập khẩu của Đức từ hai nhà cung cấp này đạt lần lượt 3.685 tấn và 1.747 tấn tiêu nguyên hạt.

Trong khi đó, tiêu xay chủ yếu nhập khẩu từ Hà Lan (29%), Pháp (20%), và Việt Nam (15%).

Theo The Hindu Business Line



Báo cáo phân tích thị trường