Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Philippines có thể sẽ tăng tỷ trọng nhập khẩu gạo từ Việt Nam
11 | 11 | 2011
Đến năm 2015, Việt Nam hy vọng xuất khẩu 10 triệu tấn gạo. Ấn Độ vẫn đang trong quá trình đàm phán xuất khẩu gạo sang Indonesia. Ngành gạo Mỹ nuôi hy vọng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sẽ trở thành hiện thực.

Trong ngày giao dịch 10/11, Thái Lan và Việt Nam giữ nguyên giá chào bán gạo. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu Ấn Độ hạ giá chào, các nhà xuất khẩu Pakistan đã trở lai thị trường sau kỳ nghỉ lễ và tăng giá chào. Gạo chất lượng cao chào bán ở mức giá khoảng 605 USD/tấn tại Thái Lan, 600 USD/tấn tại Mỹ, 450 USD/tấn tại Pakistan và khoảng 445 USD/tấn tại Ấn Độ. Gạo chất lượng cao Việt Nam chào bán ở mức giá khoảng 550 USD/tấn, thấp hơn so với mức giá chào gạo chất lượng cao từ Nam Mỹ ở mức 575 USD/tấn.

Thư ký nông nghiệp Philippines cho biets nước này có thể sẽ nhập 75% lượng gạo cần thiết từ Việt Nam, có thể để thay thế gạo Thái Lan và sẽ có quyết định cuối cùng về kế hoạch này vào tuần cuối tháng 11. Philippines đặt mục tiêu nhập khẩu 500 ngàn tấn gạo vào năm 2012 nhưng sau hai cơn bão mạnh đổ bộ vào nước này trong tháng 9, thị trường cho rằng nước này sẽ có thể tăng hạn ngạch gạo nhập khẩu vào năm tới để bù đắp lượng gạo thiệt hại do bão. Philippines cho biết nước này vẫn đang nỗ lực hướng tới mục tiêu tự cung cấp đủ gạo và thúc đẩy sản xuất nội địa. Nước này đang tìm cách thỉnh cầu WTO tăng hạn ngạch lượng gạo nhập khẩu.

Festival lúa gạo hai năm một lần tại Việt Nam đang diễn ra. Một nhà tư vấn Việt Nam cho biết, những người giàu tại Trung Quốc và HongKong đang sẵn sàng trả rất nhiều tiền để mua gạo thơm chất lượng cao, hơn là gạo trắng thường. Do lũ lụt tại Thái Lan nên thế giới sẽ thiếu khoảng 3 triệu tấn gaojt rắng chất lượng cao. Do đó đây sẽ là cơ hội cho Việt Nam và Ấn Độ.

Các nhà chức trách ngành gạo Việt Nam bày tỏ hy vọng có thể tăng kim ngạch xuất khẩu gạo lên 10 triệu tấn trong vài năm tới do Việt Nam đang tập trung nâng cao năng suất, chế biến sau thu hoạch và trong thu hoạch. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo Việt Nam trong ngắn hạn được dự đoán giảm, cùng với suy giảm xuất khẩu gạo Thái, do các nhà giao dịch toàn cầu đang tìm đến các nguồn cung cấp gạo giá rẻ hơn.

Ấn Độ và Indonesia tiếp tục đàm phán về việc Indonesia nhập khẩu gạo Ấn Độ. Indonesia đang muốn nhập khẩu khoảng 250 ngàn tấn tạo Ấn Độ giao trong tháng 2-3 tới. Bộ trưởng lương thực Ấn Độ vừa phê duyệt khả năng ký hợp đồng G2G. Đây là tin tốt cho Ấn Độ do có thể giúp nước này giảm áp lực lên kho dự trữ ngũ cốc quốc gia của nước này. Đồng thời, việc này cũng mở ra cơ hội cho Ấn Độ có thể thương lượng với Indonesia giảm thuế xuất khẩu dầu cọ thô của nước này. Để có được giá chiết khấu từ bất cứ thỏa thuận nhập khẩu gạo từ chính phủ nào, Indonesia cần nhận được phê chuẩn từ chính phủ Ấn Độ nhưng đến nay vẫn chưa có phê duyệt về việc chiết khấu.

Indonesia đang đàm phán với các nhà giao dịch Ấn Độ về khả năng ký hợp đồng B2B giao gạo trong vài tuần tới và hầu hết các nhà giao dịch trên thị trường đều cho rằng Indonesia sẽ ưu tiên khả năng này để không phải trải qua quy trình phức tạp về thủ tục của chính phủ Ấn Độ.

Gạo Ấn Độ đang tràn sang Bangladesh, gây áp lực giảm giá lúa tại đây. Các nhà giao dịch địa phương cho biết nông dân và các nhà xay xát Bangladesh đang nỗ lực bán tháo lúa do giá liên tục giảm. Một nông dân cho biết ông đã bán lúa với giá khoảng 170 USD/tấn.

Đồng Rupee của Ấn Độ đã giảm giá khoảng 14% kể từ tháng 8, giúp giá gạo Ấn Độ càng trở nên cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đồng tiền giảm giá cũng gia tăng áp lực lạm phát giá lương thực. Gạo là một ngoại lệ và chính phủ Ấn Độ đang nỗ lực giữ giá gạo rẻ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Dự trữ ngũ cốc của Ấn Độ, bao gồm lúa mỳ và gạo, liên tục tăng do áp lực từ vụ thu hoạch mới và xuất khẩu lúa mỳ thấp. Không đủ năng lực dự trữ, Ấn Độ có thể sẽ cần nhiều phê chuẩn nhiều hợp đồng xuất khẩu hơn.

USDA vừa công bố dự báo cung – cầu lúa gạo thê giới. Theo đó, sản lượng gạo thế giới tăng khoảng 2,2% so năm ngoái, lên mức 461 triệu tấn trong niên vụ 2011/12. Dự đoán sản lượng gạo biến động lớn tại một số quốc gia:

Nước

Sản lượng (ngàn tấn)

Tăng/giảm (%)

Afghanistan

350

27

Argentina

1.000

-10

Úc

710

+18

Cuba

390

+14

Ecuador

700

-21

Ai Cập

4.700

+50

Madagascar

2.800

-10

Pakistan

6.700

+40

Peru

1.700

-14

Sri Lanka

2.900

+20

Mỹ

6.000

-20

Uruguay

940

-19

Sản lượng gạo của Trung Quốc dự đoán tăng khoảng 3% lên mức 141 triệu tấn trong niên vụ 2011/12 nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng sản lượng ngũ cốc và gạo của Trung Quốc có thể giảm nếu biến đổi khí hậu tiếp tục ảnh hưởng đến nước này. Các chuyên gia cho rằng sản lượng gạo của Trung Quốc có thể giảm từ 4-14% đến năm 2050 và sản lượng ngô, lúa mỳ sẽ giảm lần lượt từ 2-20% và 1-23% trong cùng thời kỳ. Nguồn lực sản xuất nông nghiệp nội địa cạn kiệt đang đẩy nước này đi tìm kiếm các nguồn lực ở nước ngoài.

Trong khi đó, ngành gạo Mỹ không nguôi hy vọng biến xuất khẩu gạo sang Trung Quốc thành hiện thực. Nhiều người trong ngành gạo Mỹ gọi ý tưởng này là một giấc mơ phi lý, như bán tuyết cho người Eskimo, nhưng những chuyên gia trong ngành lại cho rằng giá lúa Trung Quốc đang ở mức cao và hiện Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét việc nhập khẩu gạo giá rẻ hơn từ Mỹ. Hiện Trung Quốc là nhà nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mỳ lớn từ Mỹ.

Theo gappingworld



Báo cáo phân tích thị trường