Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
TOR Chuyên gia viết báo cáo “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các tổ nhóm nông dân, hợp tác xã nhằm đưa ra một số bài học và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”
01 | 03 | 2011
Viết báo cáo nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các tổ nhóm nông dân, HTX nhằm đưa ra một số bài học và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Chuyên gia viết báo cáo “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các tổ nhóm nông dân, hợp tác xã nhằm đưa ra một số bài học và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”
 
1.      GIỚI THIỆU.
Sau 25 năm đổi mới, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chiến lược của Việt Nam. Từ một nước nghèo đói, Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn vươn lên thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đạt thành tựu to lớn, được thế giới đánh giá cao…Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế nông thôn đang bộc lộ những mặt yếu kém. Vẫn còn tới 70% dân số Việt Nam và 90% người nghèo sống ở nông thôn. Nông nghiệp phát triển kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn tuy có được nâng lên nhưng vẫn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo và khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng còn lớn, vai trò của người nông dân và lao động nông thôn trong đời sống kinh tế xã hội còn hạn chế.
Nếu như 25 năm đổi mới vừa qua là quá trình cải tổ về chính sách và tư duy kinh tế thì bước đổi mới trong giai đoạn mới hiện nay của đất nước sẽ là cải tổ về thế chế và tư duy xã hội trong đó bước đột phá trước đây là nông nghiệp thì hiện nay sẽ là nông thôn và nâng cao vai trò của người nông dân. Đây chính là tư tưởng của Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn cũng như một loạt chính sách đã ban hành để thực hiện Nghị quyết này như Nghị quyết 24/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện tam nông; quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc ban hành tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới,… Quá trình cải tổ này là một sự nghiệp khó khăn và quan trọng. 
Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn cho thấy tổ chức nông dân, phát triển kinh tế hợp tác/kinh tế tập thể là giải pháp chiến lược để bảo vệ quyền lợi của người lao động, đảm bảo công bằng xã hội và ổn định kinh tế chính trị, để tăng cường khả năng cạnh tranh của nền sản xuất tiểu nông trong nền kinh tế toàn cầu, để thực hiện hài hòa hóa giữa quan hệ sản xuất mới và lực lượng sản xuất đang phát triển, là bước đi cần thiết để cải các hành chính, thực hiện phân cấp, phân quyền. Để có cơ sở tăng cường tổ chức nông dân và cải tiến hoạt động của Hợp tác xã, việc tham khảo kinh nghiệm các nước đi trước để rút ra bài học cho Việt Nam là rất cần thiết, đặc biệt là các nước có các đặc điểm tương tự Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,…Vì vậy, Trung tâm Thông tin đề xuất thực hiện hoạt động “Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các tổ nhóm nông dân, HTX đưa ra bài học và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”
Để thực hiện hoạt động này, Trung tâm thông tin đề xuất tuyển chọn hai chuyên gia tư vấn cá nhân trong đó có chuyên gia viết báo cáo cuối cùng “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các tổ nhóm nông dân, HTX nhằm đưa ra một số bài học và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”
2.      MỤC ĐÍCH CÔNG VIỆC:
Viết báo cáo nghiên cứu “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các tổ nhóm nông dân, HTX nhằm đưa ra một số bài học và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”
3.      NHIỆM VỤ CỦA CHUYÊN GIA
vNghiên cứu báo cáo nền về kinh nghiệm về các mô hình và luật HTX ở một số nước và các tài liệu nước ngoài khác
vNghiên cứu các tài liệu tại bàn về thực trạng phát triển các tổ nhóm nông dân, hợp tác xã ở Việt Nam
vGặp gỡ, tham khảo ý kiến một số chuyên gia cho báo cáo
vViết báo cáo
4.      SẢN PHẨM:
v01 Báo cáo “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng các tổ nhóm nông dân, HTX nhằm đưa ra một số bài học và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”
5.      THỜI GIAN THỰC HIỆN:
vThời gian thực hiện nhiệm vụ này từ ngày 1 tháng 8 năm 2011 đến ngày 30 tháng 10 năm 2011
6.      KINH PHÍ THỰC HIỆN :
vKinh phí cho hoạt động của chuyên gia= 60 ngày * 2.300.000đồng/ngày = 138.000.000 đồng (Số tiền bằng chữ:Một trăm ba mươi tám triệu đồng ./.)
(Phí chuyên gia được xác định căn cứ trên kinh nghiệm và năng lực của chuyên gia theo Định mức hiện hành của UN–EU về chi phí địa phương trong hợp tác phát triển tại Việt Nam)
7.      YÊU CẦU NĂNG LỰC CHUYÊN GIA:
vCó bằng thạc sỹ chuyên ngành kinh tế, phát triển nông thôn, Luật, ưu tiên những người có bằng Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ nước ngoài.
vCó nền tảng kiến thức cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng
vCó ít nhất 5 – 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế xã hội
vCó khả năng phân tích, tổng  hợp


Báo cáo phân tích thị trường