Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đẩy mạnh mở rộng thị trường mới
12 | 12 | 2011
Tại Hà Nội Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2011 do Bộ Công Thương tổ chức đã khai mạc. Hội nghị Tham tán năm 2011 do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức năm nay có sự tham gia của tất cả các đồng chí hiện là các Tham tán, Trưởng chi nhánh, Tùy viên và Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến thương mại của Việt Nam đang công tác nhiệm kỳ tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ trực tiếp đối thoại, trao đổi những vấn đề cụ thể mà phía các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp đang quan tâm.
Năm 2012, ngành công thương phấn đấu xuất khẩu tăng 13% so với năm 2011 và đạt kim ngạch khoảng 108,5 tỷ USD. Để đạt mục tiêu này theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cần phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liêu trong nước.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2011 là năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020, mặc dù bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn song tốc độ phát triển của ngành vẫn đạt mục tiêu đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành ước đạt 915,86 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% so với năm 2010; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả năm 2011 đạt 1.994.000 tỷ đồng, tăng khoảng 29,3% so với năm 2010...
Đặc biệt thị trường xuất khẩu hàng hóa ngày càng được mở rộng và đa dạng, bước đầu xác lập được một số thị trường đối tác hợp tác toàn diện/ thị trường đối tác chiến lược. Khả năng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 96 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2010, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (tăng 3 lần) trong đó nhập siêu giảm mạnh, cả năm dự kiến khoảng 10 tỷ USD, bằng 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch (không quá 18%), đã góp phần tích cực cải thiện cán cân thanh toán và ổn định tỷ giá. 
Trong năm 2012, mục tiêu, yêu cầu đặt ra cho ngành Công Thương trong năm 2012 đối với thương mại phấn đấu xuất khẩu tăng 13% so với năm 2011 và đạt kim ngạch khoảng 108,5 tỷ USD... Giải pháp để đạt được các mục tiêu thời gian tới Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liêu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ phẩm, sản phẩm cơ khí, dịch vụ phần mềm. Bên cạnh đó là kết hợp xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư và hợp tác công nghiệp; tìm kiếm, vận động các đối tác nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên liêu thay thế nhập khẩu và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu...
Công tác phát triển thị trường ngoài nước, hội nhập quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng góp phần vào tiến trình phát triển đổi mới kinh tế - xã hội trong nước. Trước những cơ hội, thách thức cũng như khó khăn, thách thức, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các tham tán phải nỗ lực hết mình, vượt qua khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Trong thành tích đó có vai trò đóng góp hết sức quan trọng của công tác thị trường ngoài nước, trong đó những người trực tiếp thực hiện công tác này chính là các cơ quan thương vụ của Việt Nam, các đồng chí tham tán, trưởng chi nhánh, tùy viên thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã không ngừng nỗ lực cùng các đơn vị thuộc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và công đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thương vụ Việt Nam đã tạo thành một hệ thống liên kết giữa trong nước và nước ngoài, giữa các nước với nhau, đảm bảo Bộ Công Thương thực hiện tốt công tác thị trường nước ngoài. Hệ thống thương vụ đã có truyền thống, uy tín, được cộng đồng doanh nghiệp trong nước, quốc tế và các đối tác nước ngoài của Bộ ghi nhận, đánh giá cao và thường xuyên liên hệ công tác  – nói cách khác đã có giá trị thương hiệu đối với trong nước và quốc tế. 
Tổng hợp


Báo cáo phân tích thị trường